Việt Nam có khoảng 70 nhà máy chế biến tinh bột sắn với hơn 4000 cơ sở quy mô vừa và nhỏ. Là một ngành phát triển nhanh nhất, đạt hiệu quả cao từ đó góp phần to lớn vào tỷ trọng GDP trong cả nước, bên cạnh những lợi ích mang lại thì nước thải từ ngành này thải ra môi trường một lượng không hề nhỏ, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được xử lý.
Nước thải tinh bột sắn phát sinh từ nguồn nào?
- Nước thải tinh bột sắn thải ra từ quá trình rửa sắn củ, sàng loại sơ; rửa máy móc thiết bị, tách dịch, tách bột…
- Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong nhà máy.
Thành phần và tính chất nước thải tinh bột sắn được phân tích như nào?
Với sản lượng trung bình 10-20 m3/ tấn sản phẩm, thì lượng nước thải sinh ra từ quá trình sản xuất là không hề nhỏ, có thành phần pH thấp; hàm lượng chất hữu cơ và vô cơ cao, các chất dinh dưỡng chứa N, P, BOD,COD rất cao, có chứa Cyanua (CN–) một trong những chất độc hại có khả năng gây ung thư.
Công nghệ nào xử lý hiệu quả nước thải tinh bột sắn
Công nghệ xử lý Nước thải tinh bột sắn hiện nay đang được các nhà công nghệ lựa chọn và xử lý đạt hiệu quả tiêu chuẩn đầu ra là công nghệ sinh học kỵ khí kết hợp hiếu khí .
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải tinh bột sắn
Tại bể thu gom
Nước thải từ khu vực nhà máy, được tách riêng với nước mưa theo hệ thống thoát nước thải tập trung về hầm ủ biogoas của trạm xử lý nước thải. Trước khi nước thải vào trạm, bơm cấp nước thải qua máy tách rác thô để loại bỏ cặn rác ra khỏi dòng thải.
Từ bể gom nước thải được bơm chìm bơm lên bể điều hòa. Tại đây nước thải được điều hòa lưu lượng và các thành phần. Bể điều hòa có bố trí hệ thống cấp khí. Để tránh hiện tượng lắng cặn và phân hủy kỵ khí, nước thải được bơm sang bể sinh học kỵ khí.
Tại bể thiếu khí
Vi sinh vật lơ lửng được kết hợp với khối đệm giá thể bằng PP chuyên dụng tạo nên màng vi sinh vật kỵ khí, làm tăng mật độ vi sinh vật lên đến khoảng 20.000 vi sinh vật/m3 nước thải, đảm bảo hiệu quả xử lý theo COD và tổng P lên đến 75-80%.
Các loại chủng vi sinh vật kỵ khí sẽ giúp phân giải nhanh các chất khó tiêu, khó phân huỷ, cặn bã như: Xenluloza, Tinh bột, Kitin, Pectin, Protein, Lipít
Tại bể UASB
Nước thải được phân bố đều dưới đáy bể và đi từ dưới lên trên qua lớp đệm bùn lơ lửng, khi qua lớp bùn này, hỗn hợp bùn yếm khí trong bể sẽ hấp phụ chất hữu cơ có trong nước thải, đồng thời chuyển hóa thành khí biogas sinh ra được dẫn theo ống thoát lên cao và dùng làm nguồn năng lượng khí đốt cho nhà máy.
Nước sau xử lý dâng lên theo máng tràn chảy sang lắng lamen. Sau lắng lamen chuyển sang bể sinh học hiếu khí.
Tại bể hiếu khí
Quá trình sinh học hiếu khí diễn ra nhờ vào lượng oxy hòa tan trong nước, một lượng oxy thích hợp được cung cấp cho bùn hoạt tính phân hữu các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Hầu hết các chất ô nhiễm hữu cơ được sử dụng để duy trì sự sống của vi sinh khuẩn, vì vậy chỉ có 1 lượng nhỏ bùn hoạt tính được sinh ra.
Sau đó nước chảy sang bể lắng sinh học. Tại đây nước được tách bùn. Phần nước tròn được chảy sang bể khử trùng phần bùn thì lắng xuống bơm về bể chứa bùn
Tại bể khử trùng
Nước trong lại bể này được tiếp xúc với hóa chất khử trùng trước khi thải ra môi trường. Sau khi xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn đạt QCVN 63: 2017/ BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sản xuất tinh bột sắn.
Phần bùn thải tại bể bùn được bơm vào máy ép bùn đóng thành bánh đưa đi đến nơi quy định. Nước dư tuần hoàn lại bể điều hòa để xử lý công đoạn tiếp theo.
Ưu điểm
- Chi phí đầu tư thấp nhờ có vi sinh vật sẵn có
- Khả năng xử lý các hợp chất hữu cơ cao
- Thu được lượng khí đốt phục vụ cho quá trình sản xuất
Thông tin chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ý TƯỞNG XANH
NHÀ MÁY SẢN XUẤT : Yên Lạc-Cần Kiệm-Thạch Thất-Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH : V11-B03 Khu đô thị The Terra An Hưng phường La Khê Quận Hà Đông – HÀ NỘI
Email: Info.greic@gmail.com
Điện thoại: (+84) 0905491191
Để lại một bình luận