Công nghệ xử lý nước thải sản xuất gạch ốp lát năm 2022

xu-ly-nuoc-thai-san-xuat-gach-op-lat (1)

Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu gạch ốp lát hàng đầu thế giới. Với công suất gần 500 triệu m2 hiện tại, Việt Nam là nước đứng thứ 6 thế giới và đứng đầu Asean. Có thể nói sản xuất gạch ốp lát tại Việt Nam là một trong số ít các ngành công nghiệp vươn lên tầm cỡ khu vực và thế giới.

Hiện trên thị trường có 4 loại gạch ốp lát chính: gạch Cotto, gạch Ceramic, gạch Porcelain và gạch Granite. Trong đó, thị trường gạch Granite ngày càng được mở rộng và có xu thế thay thế gạch Ceramic.

Bên cạnh những lợi nhuận về kinh tế cao, sản xuất gạch ốp lát cũng gây tác hại tiêu cực cho môi trường sinh thái. Đó chính là mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hậu quả của nó là môi trường đang ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, mất tính đa dạng sinh học, thay đổi khí hậu,.. để đảm bảo phát triển bền vững, phục vụ cho sự phát triển kinh tế,…việc nghiên cứu công nghệ, thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho ngành công nghiệp sản xuất gạch ốp lát nói chung và các ngành công nghiệp khác nói riêng.

Quy trình sản xuất gạch ốp lát

quy-trinh-san-xuat-gach-op-lat

Nguồn gốc phát sinh nước thải:

Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất:

  • Quá trình lắng nguyên liệu, loại các tạp chất của hồ nguyên liệu.
  • Quá trình rửa máy móc sau khi sản xuất

Thành phần và tính chất của nước thải

Nước thải sản xuất: chứa nhiều chất rắn lửng lơ lửng. Các chất rắn lơ lửng khi thải ra môi trường sẽ làm mất vẻ mỹ quan, cản trở sự truyền sáng từ đó ngăn cản quá trình trao đổi oxy trong môi trường nước, bao gồm các tạp chất vô cơ (bột đá, bột vôi) không tan,… Đặc biệt SS rất cao.

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất gạch ốp lát

quy-trinh-xu-ly-nuoc-thai-san-xuat-gach-op-lat

Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất gạch ốp lát

Nước thải sản xuất gạch ốp át theo đường ống thoát nước sẽ dẫn vào bể thu gom, trước khi bào bể, tại miếng bể có đặt song chắn rác nhằm loại bỏ các loại rác thải có kích thước lớn lẫn vào trong nước thải, tránh tắc nghẽn đường ống, máy bơm… ảnh hưởng đến quá trình xử lý tiếp theo sau.

Bể lắng 1: Nhằm loại bỏ cát, sỏi, chất rắn khỏi nước thải để tránh ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các công trình và thiết bị trong hệ thống (ma sát làm mòn các thiết bị cơ khí, lắng cặn trong các kênh hoặc ống dẫn, làm giảm thể tích hữu dụng của các bể xử lý…). Phần cặn lắng ở dưới đáy bể sẽ được đưa sang bể chứa bùn và xử lý định kỳ.

Bể điều hòa: giải quyết vấn đề ổn định lưu lượng và tính chất nước thải. Bể điều hòa thường được thiết kế thêm hệ thống thổi khí hoặc máy khuấy trộn nhằm xáo trộn dòng thải, oxy hóa sơ bộ các chất hữu cơ và tránh sự phát sinh vi khuẩn kị khí phân hủy gây mùi hôi thối. Đồng thời bể điều hòa cũng có vai trò là bể chứa nước thải mỗi khi hệ thống dừng lại để sửa chữa hoặc bảo trì. Nước được giữ lại với thời gian lưu đủ để xử lý 10% COD, 10% BOD. Nước thải sau khi đã được ổn định sẽ được bơm qua bể keo tụ – tạo bông.

Bể keo tụ tạo bông: Do nước thải tại trạm trộn bê-tông có chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng quá lớn, vì vậy cần có bể keo tụ tạo bông. Tại bể keo tụ – tạo bông, nước thải sẽ được hòa trộn với hóa chất keo tụ và trợ keo tụ, các hợp chất lơ lửng trong nước thải sẽ kết cụm lại với nhau tạo thành những hạt có kích thước lớn và dễ lắng hơn.

Đầu tiên nước thải được bơm vào ngăn khuấy trộn. Tại đây hóa chất keo tụ và hóa chất điều chỉnh pH được bổ sung vào tạo điều kiện cho quá trình keo tụ xảy ra. Motor cánh khuấy điều chỉnh ở tốc độ nhanh để hóa trộn đều hóa chất vào nước thải.

Nước thải tiếp đó được dẫn sang ngăn tạo bông. Tại đây, hệ thống châm hóa chất sẽ bổ sung hóa chất trợ keo tụ (polymer) để nâng cao hiệu quả keo tụ, motor cánh khuấy được điều chỉnh ở tốc độ thích hợp để quá trình tạo bông tiếp diễn, đồng thời tránh làm vỡ bông cặn. Nước thải cùng với bông cặn được dẫn vào bể lắng 2 để loại bỏ bông cặn.

Bể lắng 2: Tại đây các bông cặn lớn sẽ bị lắng theo trọng lực tách ra khỏi dòng chảy, nhằm loại bỏ cặn trong nước. Phần cặn lắng ở dưới đáy bể sẽ được đưa sang bể chứa bùn và xử lý định kỳ.

Bể trung gian: Bể trung gian có nhiệm vụ chứa nước sau bể lắng để bơm lên thiết bị lọc áp lực để loại bỏ chất rắn

Bể lọc áp lực: Ở bể lọc áp lực các hạt cặn còn xót lại trong quá trình xử lý sẽ bị giữ lại khi qua các lớp vật liệu lọc nhằm loại bỏ chúng ra khỏi dòng nước. Vật liệu lọc thường là cát thạch anh, than hoạt tính… Nước tiếp tục chảy sang bể khử trùng để loại bỏ các loại vi sinh vật gây bệnh trong nước thải trạm trộn bê tông

Bể khử trùng: Tại bể khử trùng ta châm chlorine theo liều lượng và nồng độ thích hợp nhằm xử lý các vi khuẩn có hại trong nước. Nước sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT.

Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải trên

  • Hiệu quả cao, hoạt động ổn định
  • Không tốn thời gian nuôi cấy vi sinh
  • Dễ dàng vận hành

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ý TƯỞNG XANH

NHÀ MÁY SẢN XUẤT : Yên Lạc-Cần Kiệm-Thạch Thất-Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH : V11-B03 Khu đô thị The Terra An Hưng phường La Khê Quận Hà Đông – HÀ NỘI

EmailInfo.greic@gmail.com

Điện thoại: (+84) 0905491191

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bột ngọt được sản xuất như thế nào và xử lý nước thải sản xuất bột ngọt ra sao?

1. Tổng quan về hoạt động sản xuất bột ngọt  Bột ngọt hay còn gọi là mì chính là muối natri của axit glutamic. Với công thức hóa học như sau: Năm 1908 , bột […]

xu-ly-nuoc-thai-tinh-bot-san

Xử lý nước thải tinh bột sắn

Việt Nam có khoảng 70 nhà máy chế biến tinh bột sắn với hơn 4000 cơ sở quy mô vừa và nhỏ. Là một ngành phát triển nhanh nhất, đạt hiệu quả cao từ đó […]

Mỳ ăn liền đóng hộp

Hệ thống xử lý nước thải cơ sở sản xuất mì ăn liền (mì tôm) cho doanh nghiệp

Tổng quan về ngành sản xuất mì ăn liền Ngày nay, công nghiệp ngày càng phát triển con người dần chuyển sang sở thích dùng sản phẩm ăn nhanh, gọn, tiện lợi. Vì thế ngành […]

xử lý nước thải chế biến thủy sản

Công nghệ xử lý nước thải thủy sản

Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu trên thế giới, ngành thủy sản hiện tại chiếm 4% GDP, 8% xuất khẩu và 9% lực lượng lao động. Tuy nhiên, ngành Chế […]