Hóa chất xử lý nước thải là hóa chất có khả năng khử sạch nước sinh hoạt, nước thải trong các nhà máy trước khi đổ ra môi trường. Và để tăng hiệu quả xử lý nước, người ta thường kết hợp hóa chất công nghiệp với một số hệ thống xử lý nước thải. Cùng GRE-IC tìm hiểu các loại hoá chất phổ biến hiện nay.
Hóa chất xử lý nước thải là quá trình sử dụng các chất hóa học mang công dụng riêng để xử lý những nguồn nước bị ô nhiễm hoặc bị lẫn các tạp chất hoặc mang nguồn bệnh nguy hiểm cho con người và môi trường. Các hóa chất xử lý này sẽ tác dụng với các chất độc, dầu mỡ,… có trong nước thải và tổng hợp ra các chất cặn bã, chất khí và nước an toàn. Sau quá trình đó kết thúc, kết quả chúng ta sẽ thu được nguồn nước an toàn trước khi xả ra nguồn để đảm bảo an toàn cho con người và hệ môi trường sinh thái.
Hóa chất xử lý nước thải là các loại hóa chất công nghiệp như phổ biến như PAC, Javen, Polymer, Hóa chất keo tụ (Phèn nhôm sunfat, phèn sắt, …), hóa chất khử màu, hóa chất khử mùi, hóa chất điều chỉnh độ pH, hóa chất trợ lắng, hóa chất khử trùng …
2 Ý nghĩa mục đích việc xử lý nước thải
Mục đích chính của việc xử lý nước thải chính là đem đến nguồn nước sạch cho con người và môi trường.
Trong quá trình sản xuất, các ngành công nghiệp, các nhà máy thải ra một lượng lớn nước. Trong đó đa số đều bị ô nhiễm, tồn đọng các hóa chất nguy hiểm hoặc các cặn bã. Nếu các chất độc hại có trong nước thải không được xử lý, đảm bảo, trước khi xả ra môi trường bên ngoài sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, như mắc các bệnh về da, ung thư hay môi trường sinh thái bị hủy diệt tạo nên các dòng sông chết, vùng đất chết.
Đó chính là nguyên nhân mà chúng ta cần phải tiến hành xử lý nước thải trước khi đổ ra sông suối và ao hồ.
Như chúng ta đã thấy nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho đời sống con người và toàn nhân loại. Trong tự nhiên, nước không ngừng vận động và thay đổi những trạng thái tồn tại khác nhau. Tạo nên vòng tuần hoàn trong sinh quyển, nước bốc hơi, ngưng tụ và mưa,…
Dù là con người, cây cối hay động vật nếu không có nước đều không thể sống được. Nước là thành phần của tế bào, tham gia vào quá trình trao đổi chất của các sinh vật sống.
Tuy nhiên nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm, vì vậy cần có những giải pháp để bảo vệ nguồn nước. Và việc xử lý nước thải chính là đem đến nguồn nước sạch cho con người và môi trường.
Hơn nữa, nếu không xử lý mà thải trực tiếp thì sẽ bị xử phạt rất nặng đến từ các chế tài của nhà nước khi quy phạm pháp luật Việt Nam.
3. Các loại hóa chất xử lý nước thải
3.1 Nhóm hóa chất keo tụ
Hóa chất keo tụ gồm các loại như phèn sắt, phèn nhôm, PAC, Polytetsu,…tạo nên những bông cặn có kích thước lớn và lắng xuống đáy. Phương pháp keo tụ tạo bông là biện pháp hóa lý hiệu quả nhằm xử lý màu nước, loại bỏ các chất rắn ở dạng lơ lửng, chất hòa tan giúp cho quá trình xử lý nước thải dễ dàng và toàn diện hơn.
3.1.1. Hoá chất PAC
- Đặc điểm, tính chất
- PAC tên đầy đủ Poly Aluminium Chloride.
- Công thức: :[Al2(OH)nCl6nxH2O]m.
- Dạng bột màu vàng, dễ tan trong nước và kèm tỏa nhiệt, dung dịch trong suốt, có tác dụng khá mạnh về tính hút thấm.
- Quy cách: 1 bao/25kg.
- Xuất xứ: Trung Quốc.
- Công dụng
- PAC có thể dùng hoá chất xử lý nước thải chứa cặn lơ lửng như nước thải công nghiệp ngành gốm sứ, gạch, giấy, nhuộm, nhà máy chế biến thủy sản, xí nghiệp giết mổ gia súc.Vật liệu lọc nước sinh hoạt và nước uống cho hộ gia đình, dùng lắng trong trực tiếp nước sông hồ kênh rạch tạo nước sinh hoạt.
- Xử lý nước cấp dân dụng, nước cấp công nghiệp: xử lý nước bề mặt, thích hợp cho các nhà máy cấp nước sinh hoạt, hồ bơi trạm cấp nước…
- Những bể nuôi con giống thủy sản (tôm giống, các giống) cũng có thể sử dụng PAC.
- Liều lượng sử dụng
- Pha chế thành dung dịch 5 – 10% và châm vào nước nguồn cần xử lý.
- Liều lượng dùng xử lý nước mềm: 1 – 10 g/m3 PAC tùy theo độ đục của nước thô.
- Liều lượng dùng xử lý nước thải (nhà máy giấy, dệt nhuộm, chế biến thủy hải sản, thực phẩm, lò mổ gia súc, nước thải sinh hoạt…): 20 – 200 g/m3 tùy theo hàm lượng chất lơ lửng và tính chất của nước thải.
Ưu điểm của PAC:
-
- Thời gian keo tụ nhanh, hiệu quả lắng trong cao hơn 4 – 5 lần.
- Có khả năng làm tăng độ trong của nước, kéo dài chu kỳ lọc.
- Không làm biến động độ pH của nước.
- Ít ăn mòn thiết bị.
- Đặc biệt, PAC có khả năng loại bỏ các chất hữu cơ tan và không tan cùng kim loại nặng.
Tính chất của PAC:
- PAC dạng bột có màu trắng ngà, tan hoàn toàn trong nước. Lưu trữ được lâu dài trong điều kiện thường.
- PAC dạng lỏng có màu vàng chanh, thường được đựng trong tank hoặc bồn nhựa để bảo quản được lâu hơn.
3.1.2. Polytetsu
- Đặc điểm, tính chất
- Công thức: [Fe2(OH)n(SO4)3n/2]m
- Màu vàng, dạng bột
- Quy cách: 1 bao/25kg
- Xuất xứ: Nhật Bản
- Công dụng
- Keo tụ, tạo bông trong dùng hoá chất xử lý nước và nước thải.
- Khử mùi nước thải.
- Làm giảm BOD và COD trong nước thải
- Loại bỏ những kim loại nặng và phốt pho.
- Liều lượng sử dụng
- Pha với nước theo tỷ lệ 10 – 20%
- Liều lượng: 3g/m3 (tùy vào điều khiện và chất lượng nước)
3.2 Nhóm hóa chất trợ lắng
Hóa chất trợ lắng được dùng trong xử lý nước thải nhằm giúp keo tụ các chất rắn lơ lửng trong nước thải diễn ra nhanh hơn, quá trình xử lý nước thải diễn ra tốt hơn.Giúp cho các công trình xử lý phía sau xảy ra tốt hơn.
Hóa chất trợ lắng gồm các loại hoá chất xử lý nước thải như sau: Polymer Cation và Polymer Anion.
3.2.1. Polymer Cation
- Đặc điểm, tính chất
- Công thức: (C3H5ON)n
- Dạng bột, màu trắng, không mùi, tan hoàn toàn trong nước, có tính ăn mòn cao, có độ nhớt cao, hoạt động được trong môi trường acid lẫn bazo, gây kích ứng mắt và da nên lưu ý khi tiếp xúc trực tiếp.
- Quy cách: 1 bao/25kg
- Xuất xứ: Anh Quốc
- Công dụng
- Dùng trong xử lý nước thải công nghiệp, nước sinh hoạt, nước hồ bơi, nước dùng để chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản.
- Xử lý bùn, keo tụ gia tăng khả năng đông tụ, giữ các chất rắn, kim loại nặng, tăng độ lắng, lọc nước giảm những chất rắn lơ lửng trong nước.
- Là chất cô đặc, trợ lắng, hút nước nhanh chóng, có thể dùng áp dụng tách rắn lỏng bất kỳ, phù hợp với xử lý bùn hữu cơ.
- Liều lượng sử dụng
- Liều lượng: Hòa trộn 0.5kg Polymer Cation từ từ vào 1000 lít nước, khuấy đều và sử dụng.
3.2.2. Polymer Anion
- Đặc điểm, tính chất
- Công thức: CONH2[CH2-CH-]n
- Dạng bột, màu trắng, không mùi, hút ẩm mạnh, gặp nước trương nở to ra.
- Quy cách: 1 bao/25kg
- Xuất xứ: Anh Quốc
- Công dụng
- Polymer Anion được dùng làm chất keo tụ tạo bông nhằm kết lắng các chất thải rắn hoặc dạng keo kích thước nhỏ (có nguồn gốc vô cơ) lơ lửng trong nước thải, giúp quá trình diễn ra nhanh hơn, giảm đáng kể SS, COD của nước sau xử lý.
- Làm chất phụ gia và kết dính trong thức ăn thủy sản, chất trợ bảo lưu cho ngành giấy.
- Làm khô bùn sau xử lý: Bùn có đặc tính vô vơ cần chất kết bông anion. Lượng Polymer cần xử lý rất nhỏ, chỉ cỡ phần nghìn. Nếu dùng quá nhiều thì nước sẽ trở nên rất nhớt, gây cản trở cho các công đoạn xử lý tiếp theo. Ngoài ra, lượng polymer dư sẽ làm tăng COD.
- Liều lượng sử dụng
- Tùy theo tính chất huyền phù mà chúng ta chọn loại Polymer cho phù hợp. Polymer Anion được hòa tan trong nước để tạo thành dung dịch gốc, sau đó bơm vào hệ thống cần xử lý.
- Hòa trộn 0.5kg Polymer Cation từ từ vào 1000 lít nước, khuấy đều và sử dụng.
- Lưu ý: phải dùng nước sạch không có chứa nhứng hợp chất lơ lửng. Khuấy đều sẽ làm giảm tính năng của Polymer, do đó không nên khuấy mạnh khi dung dịch đã phân tán đều.
3.3 Nhóm hóa chất cân bằng pH
pH ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình xử lý sinh học. Vì vậy, điều chỉnh pH về mức thích hợp là cần thiết trong quá trình xử lý nước thải. Điều chỉnh pH chủ yếu bổ sung dung dịch kiềm hoặc acid. Hóa chất xử lý nước thải thường sử dụng nâng pH là Natri hydroxit, giảm pH là Acid sunfuric.
3.3.1. Xút vảy NaOH
-
Đặc điểm, tính chất
- NaOH (Natri hydroxit) còn gọi là xút, tồn tại dưới dạng chất rắn màu trắng, có dạng viên, hạt, vảy hoặc ở dạng dung dịch 50%, không mùi.
- Nồng độ 99%
- Sản phẩm rất háo nước, phản ứng mãnh liệt và được bảo quản cẩn thận vì rất dễ hấp thu bởi khí CO2.Do đó, khi hòa tan NaOH bắt buộc phải dùng nước lạnh.
- Quy cách: 1 bao/25kg
- Xuất xứ: Trung Quốc/Đài Loan/Indonesia/Thái Lan
-
Công dụng
- Xút vẩy NaOh 99% là một trong nguyên liệu hóa chất cơ bản của nền kinh tế quốc gia, được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp hóa chất và luyện kim, ngành dệt nhuộm, y dược, thuốc trừ sâu, hóa hữu cơ tổng hợp
- NaOH 99% Xút vẩy là một trong những hóa chất dùng trong nhiều ngành công nghiệp như chất tẩy rửa, sơn, sản xuất giấy, công nghệ lọc dầu, công nghệ dệt nhuộm, thực phẩm, xử lý nước.
- Ngoài ra xút vẩy dùng để sản xuất các loại hóa chất đi từ xút như Silicat Natri, Al(OH)3, chất trợ lắng PAC, …
-
Liều lượng sử dụng
- Tùy vào độ pH trong nước mà thêm lượng hóa chất cho phù hợp, để cân bằng về mức ổn định.
Thông tin cơ bản
- Tên khoa học : Sodium Hydroxide. Tên thường gọi: Xút, Xút ăn da …
- Công thức: NaOH
- Hàm lượng: 99%
- Ngoại quan: hình vảy, mày trắng trong suốt
- Xuất xứ: Trung Quốc
- Quy cách : 25kg/bao
- Công dụng: Dùng trong công nghiệp sản xuất xà phòng, giấy; Tẩy vải, sợi, phụ nhuộm; Xử lý dầu mỡ, chế tạo và nạp ắc qui kiềm.; Xử lý nước.
Tính chất lý hóa:
- Dạng tồn tại: chất rắn màu trắng (hút ẩm mạnh, dễ chảy rữa)
- Mùi: không mùi
- Phân tử lượng: 40 g/mol
- Điểm nóng chảy: 323 °C
- Điểm sôi: 1388 °C
- Tỷ trọng: 2.13
- Độ hòa tan: dễ tan trong nước lạnh
- Độ pH: 13.5
- Phản ứng mạnh với kim loại.
- Có phản ứng với các loại chất khử, chất oxy hóa, acid, kiềm, hơi nước
- Hút ẩm mạnh, sinh nhiệt khi hòa tan vào nước. Do đó, khi hòa tan NaOH bắt buộc phải dùng nước lạnh
Tính độc hại:
Tiếp xúc da:
- Ăn mòn, gây kích thích (bỏng), và thấm qua da.
- Triệu chứng: ngứa, mọc vảy, tấy đỏ, bỏng
Tiếp xúc mắt:
- Hủy hoại thủy tinh thể hoặc gây mù.
- Triệu chứng: đỏ mắt, chảy nước mắt và ngứa
Hít:
- Gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp
- Triệu chứng: cháy nám phổi, hắt hơi, ho.
- Hít quá nhiều có thể làm hỏng phổi, gây tắc thở, ngất hoặc thậm chí là tử vong
Nuốt, uống:
- Gây hại cho ruột
- Triệu chứng: giống như khi hít bụi NaOH
3.3.2. Acid Sunfuric
-
Đặc điểm, tính chất
- Chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi, nặng gấp 2 lần nước.
- Là một loại acid mạnh.
- Nồng độ 98%.
- Nó hòa tan trong nước theo bất kỳ tỷ lệ nào.
- Quy cách: 1 can/30 lít
- Xuất xứ: Việt Nam
-
Công dụng
- Hóa chất Axit Sunfuric được ứng dụng chủ yếu trong các ngành công nghiệp như : sản xuất phèn, sắt thép, dệt nhuộm, xử lý nước, bình ắc quy, thực phẩm (nhà máy đường, bột ngọt), nhà máy điện, thuộc da,… dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất giặt tẩy rửa tổng hợp, tơ sợi hóa học, chất dẻo, sơn màu,….
-
Liều lượng sử dụng
- Khi pha loãng acid H2SO4 cần cho acid vào nước mà không được cho ngược lại.
- Tùy vào độ pH trong nước mà thêm lượng hóa chất cho phù hợp, để cân bằng về mức ổn định, phù hợp với các công trình xử lý phía sau.
3.4 Nhóm hóa chất khử trùng
Khử trùng là công đoạn cuối cùng trong hệ thống xử lý nước thải cũng là công đoạn quan trọng trong hệ thống xử lý. Hóa chất sử dụng để khử trùng khá phong phú chủ yếu là: Chlorine, Clo, nước Javen, ….Phổ biến nhất người ta thường dùng chlorine để khử trùng.
3.4.1. Chlorine Hi Chlon 70%
- Đặc điểm, tính chất
- Tên gọi: Calcium Hypochlorite hay Chlorine Nippon.
- Công thức: Ca(OCl)2
- Dạng hạt nhỏ trắng đục, hàm lượng Clo 70%, hút ẩm mạnh trong nước, dễ hòa tan trong nước. Độ ẩm: 10-14%.
- Quy cách: 1 thùng/45 kg.
- Xuất xứ: Nhật Bản
- Công dụng
- Khử mùi hệ thống thoát nước và cầu cống.
- Khử tảo trong hồ chứa nước.
- Vệ sinh hồ bơi.
- Khử trùng và khử mùi nước thải nhà máy.
- Khử mùi thùng chứa đựng thực phẩm.
- Khử trùng và bảo quản rau quả tươi, cá và hải sản.
- Tẩy trắng bột giấy và vải sợi.
- Tẩy trắng vật liệu nhuộm bằng da.
- Liều lượng sử dụng
- Liều lượng Calci hypochloride sử dụng tùy thuộc vào hàm lượng Chlorine có trong Calci hypochloride và pH môi trường, hàm lượng chất hữu cơ, độ trong của nước, ammonia,…
- Đối với nước thải: Clo hoạt tính được tính bằng 3-5 mg/l đối với nước thải sau xử lý sinh học hoàn toàn.
- Đối với xử lý nước sạch: Nước mặt từ 2-3mg/l, đối với nước ngầm là từ 0.7-1mg/l; hàm lượng Clo dư không nhỏ hơn 0.3 và không lớn hơn 0.5 mg/l.
Đối với hồ bơi: Sử dụng liều lượng duy trì hằng ngày 200g-300g /100m3 đối với điều kiện hồ bình thường. Lượng khách tắm đông, nước hồ sục mạnh, thời tiết nắng gắt, gió mạnh thì sử dụng lượng cao nhất.
3.4.2. JAVEN ( NATRI HYPOCHLORIT ) VN
-
Thông tin cơ bản
- Tên sản phẩm: Javen công nghiệp
- Công thức: NaClO
- Hàm lượng: 8-12%
- Ngoại quan: Dung dịch trong, màu vàng nhạt
- Xuất xứ: Việt Nam
- Quy cách : 30kg/can và 250kg/phuy
- Công dụng: Xử lý nước, mục đích sử dụng chính là khử trùng nước, khử màu nước; Dùng trong tẩy trắng vải, sợi, giấy và tẩy uế chuồng trại vệ sinh; Đối với ngành công nghiệp và du lịch thì javen được sử dụng để tẩy vải, wash nhuộm…
-
Tính chất lý hóa:
- Dạng tồn tại: Dung dịch trong, màu vàng nhạt
- Mùi: mùi hắc( mùi clo)
- Háo nước, ăn mòn cao.
- Hàm lượng clo hữu hiệu: 5 – 10 g/100g dung dịch
- Hàm lượng NaOH: 0.1 -4.25%
- Tỷ trọng 25oC: 1,15 – 1.16
-
Tính độc hại:
Tiếp xúc da:
- Khi tiếp xúc thường xuyên với hóa chất có thể bị kích ứng
Tiếp xúc mắt:
- Gây kích ứng, có thể gây bỏng làm mù loà.
Hít:
- Ho, khó thở, gây dị ứng đường hô hấp, tuỳ thuộc mức độ hít phải.
Nuốt, uống:
- Gây hại cho ruột
3.5 Nhóm hóa chất cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh
Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng phụ thuộc vào thành phần của nước thải và tỷ lệ giữa chúng được xác định bằng thực nghiệm. Để tính toán sơ bộ người ta thường lấy tỷ lệ BOD:N:P = 100:5:1. Tỷ lệ này chỉ đúng cho 3 ngày đầu, còn khi quá trình xử lý kéo dài, để tránh giảm hiệu suất của bùn hoạt tính, cần giảm lượng Nito và Photpho trong nước thải. Khi quá trình xử lý kéo dài 20 ngày thì tỷ lệ BOD:N:P cần giữ ở mức 200:5:1.
Chất dinh dưỡng được dùng để nuôi cấy vi sinh trong bể xử lý yếm khí và hiếu khí. Chất dinh dưỡng chỉ sử dụng trong giai đoạn khởi động ban đầu để nuôi cấy vi sinh và được châm vào bể xử lý yếm khí và hiếu khí bằng tay
3.5.1. AXIT H3PO4 85%
-
Thông tin cơ bản
- Tên sản phẩm: Axit Photphoric
- Công thức: H3PO4
- Hàm lượng: 85%
- Ngoại quan: Chất lỏng trong suốt
- Xuất xứ: Hàn Quốc, Việt Nam
- Quy cách : 35kg/can
- Công dụng: Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu; Làm thuốc thử hoá học trong thí nghiệm; sử dụng trong ngành tẩy rửa, xử lý nước
-
Tính chất lý hóa:
- Dạng tồn tại: Chất lỏng trong suốt
- Tan hoàn toàn trong nước.
- Khối lượng riêng: 1.87 g/cm3
- Khối lượng mol: 98,00 g/mol
- Nhiệt độ sôi: 158oC
- Độ hòa tan: 548 g/100 mL
- Độ nhớt: 2.4-9.4 cP
-
Tính độc hại:
Tiếp xúc da:
- Gây kích ứng
- Triệu chứng: đỏ , đau , bỏng , phồng rộp .
Tiếp xúc mắt:
- Gây kích ứng
- Triệu chứng: đau , đỏ , mờ mắt, bỏng sâu nghiêm trọng .
Hít:
- Gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp
- Triệu chứng: có cảm giác rát, ho , thở gấp , đau cổ họng .
Nuốt, uống:
- Gây hại cho ruột
- Triệu chứng: đau ở khoang bụng , cảm giác bỏng rát, bị sốc và suy sụp.
3.5.2. MẬT RỈ ĐƯỜNG
-
Thông tin cơ bản
- Tên khoa học : Mật rỉ đường
- Hàm lượng: hàm lượng đường từ 49 đến 51 % , hàm lượng Brix 75%
- Ngoại quan: màu nâu đặc sánh
- Xuất xứ: Việt Nam
- Quy cách : 30kg/can và 300kg/phuy
Công dụng:
- Trong công nghiệp:
– Xử lý nước thải công nghiệp trong các ngành sản xuất giấy, dệt nhuộm,
– Xử lý nước nuôi tôm nói riêng và thuỷ sản nói chung
– Làm tác nhân chelat hoá
– Ứng dụng trong sản xuất gạch
- Sản xuất hoá chất:
– Là nguồn cung cấp Carbon trong một số ngành công nghiệp
– Dùng Magie Clorua tẩy trắng rỉ mật đường dùng làm chất chống chống tạo băng
– Sản xuất cồn Etylic làm nhiên liệu động cơ
- Ngành công nghiệp thực phẩm:
– Làm nguyên liệu lên men trong sản xuất rượu rum
– Phụ gia chế biến thức ăn chăn nuôi
– Sản xuất bia có màu tối
- Trong nông nghiệp:
– Làm chất dinh dưỡng cho đất trồng, tăng hoạt tính sinh học của đất
– Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng
- Tính chất lý hóa:
- Dạng tồn tại: chất lỏng màu nâu đặc sánh
- Tính độc hại:
- Không chứa chất nguy hại cho con người trong điều kiện thường
4 Các loại hoá chất khác
4.1 Dung dịch H2O2
H2O2 là hóa chất xử lý nước thải được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Nó tồn tại ở dạng lỏng trong suốt, có khả năng tẩy trắng mạnh nên được dùng làm chất tẩy uế.
Ưu điểm của H2O2:
- Sử dụng làm chất oxy hóa trong nhiều phản ứng hóa học.
- Được sử dụng trong công nghiệp xử lý nước thải.
- Khử trùng, diệt khuẩn ngoài da.
Ứng dụng quan trọng của H2O2:
- Năm 1994, khoảng 50% sản lượng H2O2của thế giới được sử dụng để tẩy trắng giấy và bột giấy. Các ứng dụng tẩy trắng khác ngày càng trở nên quan trọng hơn do chúng được coi là chất thay thế tốt hơn về mặt môi trường so với các chất tẩy gốc Clo.
- Các ứng dụng chủ yếu khác trong công nghiệp của nó còn bao gồm cả việc sản xuất natri percacbonat và natri perborat, được sử dụng như là các chất tẩy rửa nhẹ trong các loại bột giặt để giặt là (ủi).
- Được sử dụng trong sản xuất các hợp chất peroxide hữu cơ nào đó như dibenzoyl peroxit.
- Dùng trong y tế như chất sát trùng vết thương.
- Dùng trong xử lý các bảng mạch PCB hay linh kiện điện tử…
4.2 AXIT FORMIC (HCOOH)
-
Thông tin cơ bản
- Tên sản phẩm: Axit Formic
- Công thức:HCOOH
- Hàm lượng: 85%
- Ngoại quan: Là chất lỏng không màu
- Xuất xứ: Trung Quốc
- Quy cách : 25kg/can
- Công dụng: Chủ yếu dùng trong dệt nhuộm để cẩm màu sợi vải; cao su, mạ điện, thuốc men và thuốc diệt côn trùng
-
Tính chất lý hóa:
- Dạng tồn tại: Là chất lỏng không màu
- Mùi: không mùi
- Điểm sôi (°C): 1080°C
- Điểm nóng chảy (°C): 80°C
- Nhiệt độ tự cháy (°C): 434°C
- Độ PH: 11.6
-
Tính độc hại:
Tiếp xúc da:
- Gây bỏng da nghiêm trọng
Tiếp xúc mắt:
- Gây tổn thương mắt
Hít:
- Gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Nuốt, uống:
- Gây hại cho ruột
4.3 Hóa chất xử lý nước thải – FeSO4 (Sắt Sunfat)
Ngoài PAC thì FeSO4 cũng được các doanh nghiệp sử dụng làm chất keo tụ trong xử lý nước thải. FeSO4 kết thành tinh thể hình thoi màu xanh nhạt, tan nhanh trong nước nhưng không tan trong rượu.
Ưu điểm của FeSO4:
- Làm chất keo tụ trong xử lý nước thải khu chế xuất, bãi rác và nước thải tại các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử.
- Trong công nghiệp, FeSO4chủ yếu được sử dụng như một chất khử để giảm chromate trong xi măng.
Tính chất của FeSO4 (Sắt Sunfat):
- Dạng tinh thể hình thoi, màu xanh nhạt.
- Tan hoàn toàn trong nước, không tan trong rượu.
- Nồng độ: ≥98%.
- Hàm lượng chất không tan: ≤ 0.5%.
Những ứng dụng quan trọng của FeSO4:
- Được dùng như một hóa chất keo tụ và chất dùng trong phản ứng oxi hóa khử và hóa chất loại bỏ photphat.
- Phèn Sắt FeSO4làm chất keo tụ trong xử lý nước thải khu chế xuất, nước thải bãi chôn lấp rác thải và nước thải nhà máy sản xuất linh kiện điện tử.
- Ứng dụng trong lọc nước bằng phương pháp keo tụ và loại bỏ phosphate.
- Là chất khử để giảm chromate trong xi măng.
- Một chất hóa học dùng để tinh chế vàng.
- Nguyên liệu sản xuất phân bón, sản xuất thức ăn gia súc.
- Là tiền chất sản xuất ra một số hợp chất sắt khác.
- FeSO4được sử dụng như một phương pháp truyền thống xử lý gỗ, hoặc như là một thành phần của sơn nước.
4.4 BÁN CANXI CLORUA (CaCl2 TQ)
-
Thông tin cơ bản
- Tên khoa học : CALCIUM CHLORIDE
- Công thức: CaCl2
- Hàm lượng: 94%, 95%, 96% min
- Ngoại quan: dạng bột màu trắng
- Xuất xứ: Trung Quốc
- Quy cách : 25kg/bao
- Công dụng: Làm chất tạo khô và hút ẩm trong sản phẩm; hỗ trợ tiêu nước trong xử lý nước thải, chất bổ sung trong các thiết bị dập lửa bình cứu hỏa, phụ gia trong kiểm soát tạo xỉ trong các lò cao, cũng như làm chất pha loãng trong các loại thuốc làm mềm vải…
-
Tính chất lý hóa:
- Dạng tồn tại: dạng bột màu trắng
- Mùi: không mùi
- Khối lượng riêng: 2,15g/cm3, khan
- Điểm nóng chảy: 772oC, khan
- Điểm sôi: >1600oC
- Độ hòa tan: 74,5 g/100 ml (20 °C)
-
Tính độc hại:
Tiếp xúc da:
- Khô da, mẫn đỏ
Tiếp xúc mắt:
- Kích thích mắt, đỏ mắt
Hít:
- Ho, đau cổ họng, tá cổ họng
Nuốt, uống:
- Có cảm giác bỏng rát , buồn nôn, nôn
4.5 CANXI VÔI, VÔI BỘT CANXI HYDROXIT Ca(OH)2 85%
-
Thông tin cơ bản
- Tên khoa học : Canxi Hydroxit
- Công thức: Ca(OH)2
- Hàm lượng: 96%
- Ngoại quan: bột màu trắng.
- Xuất xứ: Việt Nam
- Quy cách : 25kg/bao
- Công dụng: dùng để xử lý nước; Thành phần của nước vôi, vữa trong xây dựng; Trong các bể nuôi đá ngầm để bổ sung canxi sinh học cho các động vật sử dụng nhiều canxi sống trong bể như tảo, ốc, giun ống cứng và san hô, sản xuất các loại thuốc để chống lại sự thối rữa của rau, quả trong khi lưu giữ….
-
Tính chất lý hóa:
- Dạng tồn tại: bột màu trắng.
- Mùi: không mùi
- Khối lượng mol: 74,093 g/mo
- Khối lượng riêng: 2,211 g/cm3
- Nhiệt độ nóng chảy: 580 °C
-
Tính độc hại:
Tiếp xúc da:
- Gây kích ứng da nếu như hình thành dung dịch ( mồ hôi, nước trên da)
Tiếp xúc mắt:
- Tổn thương mắt nghiêm trọng nguy cơ bỏng giác mạc, mù lòa
Hít:
- Gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp
- Gây ho, khó thở
Nuốt, uống:
- Gây hại cho ruột, kích ứng đường tiêu hóa
4.6 CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT NONYL PHENOL ETHOXYLATE (NP9)
-
Thông tin cơ bản
- Tên sản phẩm: NONYL PHENOL ETHOXYLATE (NP9)
- Công thức: (C2H4O)9C15H24O
- Ngoại quan: chất lỏng hơi vàng
- Xuất xứ: Malaysia, Indonexia, Đài Loan
- Quy cách : 210kg/phuy
- Công dụng:Chất hoạt hóa bề mặt ứng dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Ứng dụng phổ biến nhất là bột giặt, sơn, nhuộm…
-
Tính chất lý hóa:
- Dạng tồn tại: chất lỏng hơi vàng
- Mùi: mùi đặc trưng
- Độ hòa tan: có thể hòa tan với nước
- Độ pH: 5-7 (10 g / L, 25 ° C)
- Điểm chớp cháy (° C): > 200
-
Tính độc hại:
Tiếp xúc da:
- Gây kích ứng
Tiếp xúc mắt:
- Gây kích ứng
Hít:
- Gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Nuốt, uống:
- Gây hại cho ruột
4.7 CHẤT LÀM MỀM DA TAY TRONG NƯỚC TẨY RỬA (CAB)
-
Thông tin cơ bản
- Tên thường gọi : CAB
- Ngoại quan : dạng lỏng trong suốt hoặc màu vàng nhạt
- Xuất xứ: Thái Lan
- Quy cách : 200kg/phuy
- Công dụng:Là chất diệt khuẩn , dưỡng da tay trong nước tẩy rửa; là một chất tẩy rửa lưỡng tính, có thể hoạt động như 1 acid hoặc 1 bazơ nhưng không gây kích ứng da; được dùng để tăng độ đậm đặc và làm giảm thành phần gây kích ứng có trong dầu gội đầu.
-
Tính chất lý hóa:
- Dạng tồn tại: dạng lỏng trong suốt hoặc màu vàng nhạt
- Mùi: không mùi
- Trong lượng riêng: : ( nước=1): 1.06g/ml
- Độ hòa tan: tan vô hạn trong nước
- Độ pH: : 6-7 ( 20oC , 50g/l H2O)
-
Tính độc hại:
Tiếp xúc da:
- Không gây kích ứng
Tiếp xúc mắt:
- Gây kích ứng
Hít:
- Gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Nuốt, uống:
- Gây hại cho ruột
4.8 CHẤT TẠO ĐẶC HEC, HEMC HQ
-
Thông tin cơ bản
- Tên khoa học : Hydroxypropyl Methycellulose (HPMC). Tên thường gọi: Chất tạo đặc
- Ngoại quan: bột màu trắng mịn
- Xuất xứ: Hàn Quốc
- Quy cách : 20kg/bao
- Công dụng:HPMC được sử dụng rộng rãi trong những ngành công nghiệp; đặc biệt được ứng dụng trong việc sản xuất các vật liệu xây dựng; là một chất phụ gia không thể thiếu cho xi măng và vật liệu xây dựng có nguồn gốc thạch cao.
-
Tính chất lý hóa:
- Dạng tồn tại: chất bột màu trắng mịn
- Mùi: không mùi
- HPMC được sản xuất từ cellulose tự nhiên có trọng lượng phân tử cao qua một loạt những biến đổi hóa học.Là chất làm đặc, kết dính, có khả năng tạo màng, bôi trơn, kháng rêu mốc…
- Khả năng hòa tan trong nước tốt.
- Là loại non-ionic.
- Ổn định pH
- Hoạt tính bề mặt tốt
-
Tính độc hại:
- Không phải là chất độc hại hay hỗn hợp theo Quy định (EC) số 1272/2008
- Chất này không được phân loại là nguy hiểm theo chỉ thị 67/548/EEC
- Tiếp xúc với da: có mẫn cảm với da
4.9 Chlorine Aquafit Ca(OCl)2 Ấn Độ
-
Thông tin cơ bản
- Tên khoa học : Calcium hypocholorite
- Công thức: CA(OCL)2
- Hàm lượng: 70%
- Ngoại quan: dạng vảy nhỏ màu trắng
- Xuất xứ: Ấn Độ
- Quy cách : 45kg/thùng
- Công dụng :Dùng để sát khuẩn; Khử trùng, xử lý nước sinh hoạt, nước thải, bể bơi; Dùng trong Ngành Thủy sản, sát trùng chuồng trại …; Thay thế các chất cloramin B, TCCA, Zaven…
-
Tính chất lý hóa:
- Dạng tồn tại: dạng vảy nhỏ màu trắng
- Mùi: mùi sốc
- Aquafit có tính oxi hóa mạnh, tính diệt khuẩn cao và dễ dàng hòa tan trong nước.
- Tỷ trọng tương đối (ở 20ᵒC): 2,35 g/cm3
- Độ hòa tan trong nước (ở 20ᵒC): 200 g/l
- Nhiệt độ phân hủy: > 177ᵒC
-
Tính độc hại:
Tiếp xúc da:
- Gây kích ứng da
Tiếp xúc mắt:
- Gây kích ứng và có thể làm mù lòa
Hít:
- Gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp
- Triệu chứng: ho, khó thở, buồn nôn viêm thanh quản có thể gây tử vong viêm phế quản, viêm phổi, phù phổi
Nuốt, uống:
- Gây nôn mửa bỏng đường tiêu hóa
4.10 ĐỒNG SUNFAT CuSO4 ,98%
-
Thông tin cơ bản
- Tên sản phẩm : Đồng Sunfat
- Công thức: CuSO4
- Hàm lượng: 98%
- Ngoại quan: dạng tinh thể màu xanh dương
- Xuất xứ: Việt Nam, Đài Loan
- Quy cách : 25kg/bao
- Công dụng: Ứng dụng rộng rãi trong in vải và dệt nhuộm, tạo màu xanh lam và xanh lục khi nhuộm; Là thành phần được dùng trong thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh, chất khử trùng; Dùng trong công nghiệp xử lý nước, nước thải …
-
Tính chất lý hóa:
- Dạng tồn tại: dạng tinh thể màu xanh dương
- Mùi: không mùi
- Hàm lượng: 98%
- Hàm lượng Cu: 25%
-
Tính độc hại:
Tiếp xúc da:
- Gây kích ứng da. Có thể gây bỏng da. Nó có thể gây ra và ngứa do dị ứng chàm
Tiếp xúc mắt:
- Gây kích ứng mắt. Có thể gây bỏng mắt. Nó có thể gây viêm giác mạc, thay đổi màu giác
mạc, loét và độ đục của giác mạc.
Hít:
- Gây dị ứng với đường hô hấp (mũi, họng, phổi) khi ho và khò khè. Có thể gây loét và
thủng nướu nếu hít phải với liều lượng quá mức. Việc đốt đồng sulfat có thể dẫn đến các chất gây kích
ứng và độc có thể gây kích ứng đường hô hấp và phổi và có thể gây ra sốt kim loại có triệu chứng giống
như sốt, ớn lạnh, đau cơ.
Nuốt, uống:
- Gây hại cho ruột
- Có hại nếu nuốt. Có thể gây kích ứng đường tiêu hóa với buồn nôn, nôn mửa, tiêu
chảy, vị giác kim, cảm giác nóng bỏng ở dạ dày hoặc đau thắt ngực, đau bụng, và chảy máu đường tiêu
hóa. Có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất (acidosis chuyển hóa), gan (tổn thương gan, vàng da), máu
(Methemoglobin, hemalytic anemia), hệ tiết niệu (tổn thương thận, tiểu máu, hemoglobin niệu, albumin
niệu), hành vi / hệ thần kinh (ngủ quên, run, psychosis, hôn mê), hệ thống tim mạch (hạ huyết áp, loạn
nhịp). Niêm mạc miệng, nôn mửa, phân, và nước bọt có thể bị màu xanh hoặc xanh lá cây sau khi ăn.
Suy hô hấp có thể phát triển sau xuất huyết và trầm cảm thần kinh trung ương.
4.11 HÓA CHẤT K2SO4 – KALI SUNFAT
-
Thông tin cơ bản
- Tên sản phẩm : Kali Sunfat
- Công thức: K2SO4
- Ngoại quan: dạng tinh thể rắn
- Xuất xứ: Philippin
- Quy cách : 50kg/bao
- Công dụng: Sử dụng khá phổ biến làm phân bón, cung cấp cả kali lẫn lưu huỳnh. Bón rất tốt cho cây trồng thời kỳ ra hoa kết trái, nuôi hạt rất thích hợp cho các loại cây ăn trái lâu năm, cây công nghiệp.
-
Tính chất lý hóa:
- Dạng tồn tại: tinh thể rắn
- Điểm sôi (ºC): 1689ºC
- Điểm nóng chảy (ºC): 1067ºC
-
Tính độc hại:
Tiếp xúc da:
- Gây kích ứng
Tiếp xúc mắt:
- Gây kích ứng
Hít:
- Gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Nuốt, uống:
- Gây hại cho ruột
4.11 MAGNESIUM CHLORIDE HEXAHYDRATE – MgCl2.6H2O
-
Thông tin cơ bản
- Tên khoa học : Magie Clorua
- Công thức: MgCl2
- Hàm lượng: 99%
- Ngoại quan: Dạng bột hoặc dạng vảy màu trắng/trắng xám
- Xuất xứ: Trung Quốc
- Quy cách : 25kg/bao
- Công dụng: được dùng để điều chế magie kim loại; Làm vật liệu chịu lửa; Sản xuất xi măng magie.
-
Tính chất lý hóa:
- Dạng tồn tại: Dạng bột hoặc dạng vảy màu trắng/trắng xám
- Độ hòa tan trong dung môi: ít hòa tan trong acetone, pyridine
tạo phức với urê - Độ hòa tan trong ethanol: 7,4 g/100 mL (ở nhiệt độ 30 °C)
- MagSus: −47,4·10−6cm3/mol
- Chiết suất (nD): 1,675 (khan), 1,569 (6 nước)
-
Tính độc hại:
Tiếp xúc da:
- Tiếp xúc lâu dài có thể gây mẫn đỏ cà kích ứng. Phơi nhiễm nhiều lần có thể gây khô rát, nứt da
Tiếp xúc mắt:
- Đỏ, có thể gây kích ứng nhẹ
Hít:
- Gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Nuốt, uống:
- Có thể gây buồn ngủ hoặc chóng mặt, nuốt gây bỏng tiêu hóa trên đường hô hấp
- Triệu chứng: Có thể gây buồn ngủ hoặc chóng mặt, nuốt gây bỏng tiêu hóa trên đường hô hấp
4.12 Na2S2O3, NATRI THIOSUNFAT
-
Thông tin cơ bản
- Tên khoa học : Natri thiosunfat
- Công thức: Na2S2O3
- Ngoại quan: Dạng tinh thể, màu trắng
- Xuất xứ: Trung Quốc
- Quy cách : 25kg/bao
- Công dụng:
- Dùng để tẩy mùi javen và xử lý ảnh.
- Chất khử clo trong nước (dùng trong nuôi trồng thủy sản)
- Natri thiosunphate để đo pH của các chất tẩy.
- Dùng để điều chế dược phẩm – chất hoạt động bề mặt anion giúp cho quá trình phân tán.
-
Tính chất lý hóa:
- Dạng tồn tại: Dạng tinh thể, màu trắng
- Mùi: không mùi
- Tan tốt trong nước
- pH 6 – 8.4 (dung dịch 5%)
- Khối lượng riêng: 1,73 g/cm3 tại 20 °C
-
Tính độc hại:
Tiếp xúc da:
- Gây kích ứng da
Tiếp xúc mắt:
- Gây kích ứng mắt
Hít:
- Gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp
- Triệu chứng: ho, đau họng, khó thở
Nuốt, uống:
- Gây hại cho ruột và đường tiêu hóa
4.13 Na3PO4, NATRI PHOTPHAT
-
Thông tin cơ bản
- Tên khoa học : Trisodium phosphate (TSP)
- Công thức: NaPO4
- Hàm lượng: 96-100%
- Ngoại quan: chất rắn tinh thể hay có dạng hạt màu trắng
- Xuất xứ: Trung Quốc
- Quy cách : 25kg/bao
- Công dụng:Dùng để xử lý nước nồi hơi, dầu máy, làm mềm nước
-
Tính chất lý hóa:
- Dạng tồn tại: chất rắn tinh thể hay có dạng hạt màu trắng
- Tan tốt trong nước tạo thành dung dịch kiềm.
- Trong thương mại, các mặt hàng được trải đều từ dạng khan, cho đến dạng hiđrat hóa mức cao nhất, Na3PO4.12H2O .
- Khối lượng mol: 163.94 g/mol
- Khối lượng riêng: 1.620 g/cm3 (đođecahiđrat)
- Điểm nóng chảy: 73.5 °C phân hủy
- Độ hòa tan trong nước: 1.5 g/100 mL (0 °C)
- Độ bazơ (pKb): 2.23
-
Tính độc hại:
Tiếp xúc da:
- Kích ứng da
Tiếp xúc mắt:
- Kích ứng mắt
Hít:
- Gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Nuốt, uống:
- Gây hại cho ruột và đường tiêu hóa
4.14 NATRI NITRIT (NaNO2)
-
Thông tin cơ bản
- Tên khoa học : Sodium nitrite
- Công thức: NaNO2
- Hàm lượng: 99%
- Ngoại quan: dạng rắn màu trắng đục
- Xuất xứ: Trung Quốc
- Quy cách : 25kg/bao
- Công dụng: Sản xuất thuốc nhuộm, chất tẩy trắng vải; dùng để làm chất giãn mạch, điều trị ngộ độc xyanua; ùng trong sản xuất axit nitric bằng cách phản ứng với acid sulfuric…
-
Tính chất lý hóa:
- Dạng tồn tại: dạng rắn màu trắng đục
- Mùi: không mùi
- Khối lượng mol: 68,9953 g/mo
- Khối lượng riêng: 2,168 g/cm3
- Điểm nóng chảy: 271⁰
- Nhiệt độ tự cháy: 489⁰
- Tỉ trọng riêng: 2.2, pH = 9
- Tan rất tốt trong nước và là chất hút ẩm, bị oxi chậm trong không khí thành natri nitrat NaNO3
-
Tính độc hại:
Tiếp xúc da:
- Gây dị ứng mẩn đỏ, đau
Tiếp xúc mắt:
- Gây dị ứng mẩn đỏ, đau
Hít:
- Gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Nuốt, uống:
- Gây hại cho ruột
- Kích ứng đường tiêu hóa, tím tái, buồn nôn, chóng mặt nhịp tim nhanh, hôn
mê, co giật. Liều gây chết 1-2g
4.15 NATRI SUNFUA, ĐÁ THỐI (Na2S ) 60%
-
Thông tin cơ bản
- Tên khoa học : Natri sunfua
- Công thức: Na2S
- Hàm lượng: 60%
- Ngoại quan: có dạng vẩy màu nâu đất hoặc vàng
- Xuất xứ: Trung Quốc
- Quy cách : 25kg/bao
- Công dụng: dùng chủ yếu trong công nghiệp giấy và bột giấy; xử lý nước; dùng trong sản xuất hoá chất cao su, thuốc nhuộm sulfua và nhiều hợp chất khác…
-
Tính chất lý hóa:
- Dạng tồn tại: có dạng vẩy màu nâu đất hoặc vàng
- Mùi: có mùi trứng thối
- Điểm sôi (0C) : 1180oC
-
Tính độc hại:
Tiếp xúc da:
- có thể gây bỏng da vì là một bazơ mạnh
Tiếp xúc mắt:
- Hủy hoại thủy tinh thể hoặc gây mù.
- Triệu chứng: đỏ mắt, chảy nước mắt và ngứa
Hít:
- Gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp
- Hít quá nhiều có thể làm hỏng phổi, gây tắc thở, ngất hoặc thậm chí là tử vong
Nuốt, uống:
- Gây hại cho ruột
4.16 PHÈN ĐƠN – PHÈN NHÔM SUNFAT ( Al2(SO4)3 .18 H2O)
-
Thông tin cơ bản
- Tên thường gọi : Phèn đơn
- Công thức: Al2(SO4)3
- Hàm lượng: 100%
- Xuất xứ: Việt Nam
- Quy cách : 25kg/bao
- Công dụng: Chủ yếu trong công nghiệp giấy, nhuộm, thuộc da và làm chất keo tụ để làm trong nước; Xử lý nước; Dùng để giảm độ pH của đất trồng..
-
Tính chất lý hóa:
- Dạng tồn tại: dạng tinh thể màu trắng
- Mùi: không mùi
- Hàm lượng: Al2O3 ≥17%; Fe2O3 ≤50ppm
- Hàm lượng cặn không hòa tan trong nước ≤0.5%
- Kích thước hạt: 2-15mm
- Tỷ trọng: 2,672 g/cm3
- Nhiệt độ nóng chảy: 770ºC
- Độ hòa tan: 31.2 g/100 mL (0ºC)
-
Tính độc hại:
Tiếp xúc da:
- Gây kích ứng nhẹ
Tiếp xúc mắt:
- Gây kích ứng nhẹ
Hít:
- Gây kích ứng nhẹ
Nuốt, uống:
- Gây kích ứng nhẹ
4.16 Phèn Nhôm Amoni Sunfat NH4Al(SO4)2 | Phèn Kép
-
Thông tin cơ bản
- Tên thường gọi : Phèn Nhôm Amoni Sunfat (Phèn kép)
- Công thức: NH4Al(SO4)2
- Xuất xứ: Việt Nam
- Quy cách : 25kg/bao
- Công dụng: Chủ yếu trong công nghiệp giấy, nhuộm, thuộc da; Là chất keo tụ trong các hệ thống xử lý nước; dùng để giảm pH của đất vườn…
-
Tính chất lý hóa:
- Hàm lượng Al2O315%
- Hàm lượng cặn không hòa tan trong nước ≤0.5%
- pH: 2,6 ở nồng độ 100 g/l
- Trọng lượng phân tử: 237,15 g/mol, 453,33 g/mol (dodecahydrate)
- Tỉ trọng: 2,45 g/mol, 1,64g/mol (dodecahydrate)
- Điểm nóng chảy: 93,5oC (dodecahydrate)
- Độ hòa tan: 15g/100ml
-
Tính độc hại:
Tiếp xúc da:
- Gây kích ứng nhẹ
Tiếp xúc mắt:
- Gây kích ứng nhẹ
Hít:
- Gây kích ứng nhẹ
Nuốt, uống:
- Gây kích ứng nhẹ
4.17 POTASSIUM CARBONATE K2CO3 99,5%
-
Thông tin cơ bản
- Tên sản phẩm: Kali cacbonat
- Công thức: K2CO3
- Hàm lượng: 99,5%
- Ngoại quan: dạng hạt hoặc dạng bột màu trắng
- Xuất xứ: Hàn Quốc
- Quy cách : 25kg/bao
- Công dụng:Sử dụng trong sản xuất gốm sứ, thủy tinh, chất nổ, phân bón và ngành công nghiệp sản xuất xà phòng, muối vô cơ, trong nhuộm len…; Làm mềm nước cứng; Sử dụng trong sản xuất xà phòng…
-
Tính chất lý hóa:
- Dạng tồn tại: dạng hạt hoặc dạng bột màu trắng
- Hòa tan trong nước, không hòa tan trong Ethanol
- Là chất hóa học dễ bị chảy rữa
-
Tính độc hại:
Tiếp xúc da:
- Gây độc cho da
Tiếp xúc mắt:
- Gây độc cho mắt
Hít:
- Gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Nuốt, uống:
- Gây hại cho ruột
4.18 Sắt (III) Clorua FeCl3
-
Thông tin cơ bản
- Tên sản phẩm: Sắt (III) Clorua
- Công thức: FeCl3
- Hàm lượng: 40%
- Ngoại quan: tồn tại ở dạng khan là những vẩy có tinh thể màu nâu đen hoặc phiến lớn hình sáu mặt
- Xuất xứ: Trung Quốc
- Quy cách : 50kg/thùng
- Công dụng: Dùng trong công nghệ xử lý nước thải; Phụ gia thuốc trừ sâu; Dùng trong ngành xi mạ.
-
Tính chất lý hóa:
- Dạng tồn tại: tồn tại ở dạng khan là những vẩy có tinh thể màu nâu đen hoặc phiến lớn hình sáu mặt
- Mùi: Hắc
- Phân tử lượng: 1.29 g/ml
- Điểm nóng chảy: 304 °C
-
Tính độc hại:
Tiếp xúc da:
- Chưa có thông tin
Tiếp xúc mắt:
- Rủi ro bị hiện tượng mờ dạng mây ở giác mạc, rủi rò bị mù
Hít:
- Kích ứng và ăn mòn, ho , khó thở
Nuốt, uống:
- Gây hại cho ruột
4.19 SODA ( NA2CO3 99 %) TQ
-
Thông tin cơ bản
- Tên khoa học : Natri Bicacbonat. Tên thường gọi: Soda
- Công thức: NA2CO3
- Hàm lượng: 99%
- Ngoại quan: tinh thể màu trắng
- Xuất xứ: Trung Quốc
- Quy cách : 50kg/bao
- Công dụng: Natri carbonate là thành phần trong công thức thuốc tẩy, nó là tác nhân làm mềm nước, có khả năng kết tủa ion Canxi và Magiê từ nước. Canxi và Magiê nếu không loại bỏ sẽ kết hợp với xà phòng hay chất tẩy tạo thành một loại cặn không hòa tan mà có thể dính vào quần áo và máy giặt
-
Tính chất lý hóa:
- Dạng tồn tại: tinh thể màu trắng
- Mùi: mùi nồng
- Dễ hòa tan trong nước
-
Tính độc hại:
Tiếp xúc da:
- Gây ra dị ứng và có thể bị bỏng đặc biệt là da bị ẩm hoặc ướt
Tiếp xúc mắt:
- Dẫn đến tổn thương giác mạc, kích ứng
- Triệu chứng: bỏng mắt
Hít:
- Gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp
- Triệu chứng: ho, khó thở, thở khò khè, phù phổi
Nuốt, uống:
- Gây hại cho ruột và đường tiêu hóa
4.20 THUỐC TÍM – KMnO4
-
Thông tin cơ bản
- Tên khoa học : Kali Pemanganat . Tên thường gọi : Thuốc tím
- Công thức : KMnO4
- Hàm lượng : 99,3% min
- Ngoại quan : Dạng hạt cát hoặc tinh thể màu tím than, có ánh kim.
- Xuất Xứ: Trung Quốc
- Quy cách: 50kg/thùng
- Công dụng : Dùng để sát trùng; Chất oxi hóa của đường saccharin, vitamin C; Oxy hóa chất hữu cơ lắng tụ ở nền đáy, giảm mật độ tảo, xử lý một số bệnh liên quan đến vi khuẩn, kí sinh trùng ở mang và nấm trên tôm cá.
-
Tính chất lý hóa:
- Dạng tồn tại: tinh thể màu tím than
- Dung dịch loãng có màu tím đỏ
- Tan trong nước, bị phân hủy bởi cồn và oxy già.
- Là chất oxi hóa mạnh.
- Sẽ bốc cháy hoặc phát nổ nếu kết hợp với chất hữu cơ khác.
-
Tính độc hại:
Tiếp xúc da:
- Nguy hại đến ít nguy hại
- Triệu chứng: kích ứng, ăn mòn gây phòng hay phòng dộp. Tiếp xúc lâu dài sẽ bị viêm loét da
Tiếp xúc mắt:
- Hủy hoại thủy tinh thể hoặc gây mù.
- Triệu chứng: đỏ mắt, chảy nước mắt và ngứa
Hít:
- Gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hệ hô hấp
- Triệu chứng: hắt hơi hoặc ho
- Hít quá nhiều có thể làm hỏng phổi, gây tắc thở, ngất hoặc thậm chí là tử vong
Nuốt, uống:
- Gây hại cho ruột
- Triệu chứng: giống như khi hít bụi KMnO4
4.21 ZEOLIT – NHẬT BẢN
-
Thông tin cơ bản
- Tên sản phẩm: Zeolite
- Công thức: Na12[(AlO2)12(SiO2)12].27H2O
- Hàm lượng: 31%
- Ngoại quan: Dạng bột màu vàng nhạt hoặc xanh dương
- Xuất xứ: Nhật Bản
- Quy cách : 20kg/bao
- Công dụng: Ứng dụng trong việc nuôi trồng thủy sản; Ứng dụng vào phân bón; Zeolite còn được sử dụng để tách các ion kim loại nặng, amoni, các hợp chất hữu cơ độc hại trong nước thải và nước sinh hoạt…
-
Tính chất lý hóa:
- Dạng tồn tại: Dạng bột màu vàng nhạt hoặc xanh dương
- Mùi: không mùi
- Phân tử lượng: chưa có dữ liệu
- Điểm nóng chảy: chưa có dữ liệu
- Điểm sôi: chưa có dữ liệu
- Độ hòa tan: dễ tan trong nước
-
Tính độc hại:
Tiếp xúc da:
- Gây kích ứng
Tiếp xúc mắt:
- Gây kích ứng
Hít:
- Gây kích ứng
Nuốt, uống:
- Gây kích ứng
Để lại một bình luận