QCVN 19: 2009/BTNMT – Khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ

Luật môi trường Việt Nam

Ngày 16/11/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT hai bộ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường liên quan đến khí thải công nghiệp. Bao gồm QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và QCVN 20:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;

Theo quy định tại các quy chuẩn này, nồng độ tối đa của thông số ô nhiễm được chia cột A và cột B.

Cột A: Áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trước ngày 16/1/2007 với thời gian áp dụng đến ngày 31/12/2014. Kể từ ngày 1/1/2015 áp dụng cột B.

Cột B: Áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động sau ngày 16/1/2007.

Các doanh nghiệp lưu ý trong quá trình lập hồ sơ pháp lý và thực hiện báo cáo  giám sát chất lượng môi trường định kỳ áp dụng hai bộ quy chuẩn mới ban hành nêu trên để so sánh kết quả phân tích chất lượng khí thải.

1. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phát thải khí thải công nghiệp có chứa bụi và các chất vô cơ vào môi trường không khí.

Khí thải của một số ngành công nghiệp và lĩnh vực hoạt động đặc thù được quy định riêng.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp được tính theo công thức sau:

Cmax = C x Kp x Kv

Trong đó:

– Cmax là nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp, tính bằng miligam trên mét khối khí thải chuẩn (mg/Nm3);

– C là nồng độ của bụi và các chất vô cơ quy định tại mục 2.2;

– Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.3;

– Kv là hệ số vùng, khu vực quy định tại mục 2.4.

2.2. Nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp được quy định tại Bảng 1 dưới đây:

QCVN-19-1

2.3. Hệ số lưu lượng nguồn thải Kp được quy định tại Bảng 2 dưới đây:

QCVN 19:2009/BTNMT

2.4. Hệ số vùng, khu vực Kv được quy định tại Bảng 3 dưới đây:

QCVN 19:2009/BTNMT

LINK DOWNLOAD : https://mt.gov.vn/moitruong/Pages/ChiTietQuyChuanChatLuong

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Luật môi trường Việt Nam

QCVN 14:2008 – Quy chuẩn nước thải sinh hoạt

QCVN 14:2008 – Quy chuẩn nước thải sinh hoạt  1.QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn này qui định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong […]

Luật môi trường Việt Nam

Thông tư 27/2014/TT-BTNMT Quy định đăng ký khai thác nước dưới đất

THÔNG TƯ Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất,mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước Căn cứ Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày […]

Luật môi trường Việt Nam

QCVN 01MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn nước thải sơ chế cao su thiên nhiên

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI SƠ CHẾ CAO SU THIÊN NHIÊN 1. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG Quy chuẩn này áp dụng riêng cho nước thải sơ chế cao su thiên nhiên. Mọi […]

xu-phat-hanh-chinh-trong-moi-truong

Nghị định 45/2022/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường 2022

Ngày 07/7/2022, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Trong đó,vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ […]