Với các công trình xây dựng có quy mô lớn sẽ cần một lượng lớn bê tông, vì vậy mà trạm trộn bê tông xi măng ra đời. với công nghệ hiện đại giúp tạo ra bê tông tốt nhất trong thời gian ngắn nhất cho các công trình xây dựng. Trạm trộn bê tông thuộc nhóm máy sản xuất có công dụng chính để sản xuất bê tông tươi – hay còn gọi là bê tông thương phẩm từ các nguyên liệu như xi măng, cát, sỏi, nước và các phụ gia khác.
Tuy nhiên, những hệ lụy từ trạm trộn bê tông gây ra cho môi trường là rất lớn: ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn, nước thải cuốn theo xi măng, các phế phụ phẩm bê tông gây ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước, sản xuất của người dân, nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Do vậy, việc nghiên cứu công nghệ, thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các trạm trộn bê-tông là cần thiết.
Quy trình hoạt động của trạm trộn bê tông
Trong quá trình hoạt động của trạm trộn bê tông, nước thải phát sinh ra từ các nguồn sau:
- Nước rơi vãi từ máy trộn bê tông
- Nước vệ sinh cối trộn, trạm trộn, đường ống và xe chở
- Nước tưới bê tông
Nước thải trạm trôn bê tông thải ra ngoài môi trường từ các nguồn trên chứa nhiều chất rắn lơ lửng, xi măng, cát sỏi và pH khá cao. ta có thể tham khảo một vài chỉ tiêu cơ bản có trong nước thải trạm trộn bê tông như bảng sau:
Từ bảng thông số đầu vào một vài chỉ tiêu cơ bản trên, ta có thể đưa ra quy trình xử lý nước thải trạm trộn bê tông cơ bản. Để đưa ra quy trình chính xác cần phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố như:
- Công suất sản xuât bê tông của trạm
- Quy trình sản xuất
- Thành phần , nguyên liệu các chất…
Quý khách hàng cần xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải trạm trộn bê tông, vui lòng liên hệ với GRE-IC để được khảo sát, tư vấn hệ thống xử lý hoàn toàn miễn phí.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải trạm trộn bê tông
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải trạm trộn bê tông
Nước thải trạm trộn bê tông theo đường ống thoát nước sẽ dẫn vào bể thu gom, trước khi bào bể, tại miếng bể có đặt song chắn rác nhằm loại bỏ các loại rác thải có kích thước lớn lẫn vào trong nước thải, tránh tắc nghẽn đường ống, máy bơm… ảnh hưởng đến quá trình xử lý tiếp theo sau.
Bể lắng 1: Nhằm loại bỏ cát, sỏi, đá dăm, các loại xỉ khỏi nước thải để tránh ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các công trình và thiết bị trong hệ thống (ma sát làm mòn các thiết bị cơ khí, lắng cặn trong các kênh hoặc ống dẫn, làm giảm thể tích hữu dụng của các bể xử lý…). Phần cặn lắng ở dưới đáy bể sẽ được đưa sang bể chứa bùn và xử lý định kỳ.
Bể điều hòa: giải quyết vấn đề ổn định lưu lượng và tính chất nước thải. Bể điều hòa thường được thiết kế thêm hệ thống thổi khí hoặc máy khuấy trộn nhằm xáo trộn dòng thải, oxy hóa sơ bộ các chất hữu cơ và tránh sự phát sinh vi khuẩn kị khí phân hủy gây mùi hôi thối. Đồng thời bể điều hòa cũng có vai trò là bể chứa nước thải mỗi khi hệ thống dừng lại để sửa chữa hoặc bảo trì. Nước được giữ lại với thời gian lưu đủ để xử lý 10% COD, 10% BOD. Nước thải sau khi đã được ổn định sẽ được bơm qua bể keo tụ – tạo bông.
Bể keo tụ tạo bông: Do nước thải tại trạm trộn bê-tông có chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng quá lớn, vì vậy cần có bể keo tụ tạo bông. Tại bể keo tụ – tạo bông, nước thải sẽ được hòa trộn với hóa chất keo tụ và trợ keo tụ, các hợp chất lơ lửng trong nước thải sẽ kết cụm lại với nhau tạo thành những hạt có kích thước lớn và dễ lắng hơn.
Đầu tiên nước thải được bơm vào ngăn khuấy trộn. Tại đây hóa chất keo tụ và hóa chất điều chỉnh pH được bổ sung vào tạo điều kiện cho quá trình keo tụ xảy ra. Motor cánh khuấy điều chỉnh ở tốc độ nhanh để hóa trộn đều hóa chất vào nước thải.
Nước thải tiếp đó được dẫn sang ngăn tạo bông. Tại đây, hệ thống châm hóa chất sẽ bổ sung hóa chất trợ keo tụ (polymer) để nâng cao hiệu quả keo tụ, motor cánh khuấy được điều chỉnh ở tốc độ thích hợp để quá trình tạo bông tiếp diễn, đồng thời tránh làm vỡ bông cặn. Nước thải cùng với bông cặn được dẫn vào bể lắng 2 để loại bỏ bông cặn.
Bể lắng 2: Tại đây các bông cặn lớn sẽ bị lắng theo trọng lực tách ra khỏi dòng chảy, nhằm loại bỏ cặn trong nước. Phần cặn lắng ở dưới đáy bể sẽ được đưa sang bể chứa bùn và xử lý định kỳ.
Bể trung gian: Bể trung gian có nhiệm vụ chứa nước sau bể lắng để bơm lên thiết bị lọc áp lực để loại bỏ chất rắn
Bể lọc áp lực: Ở bể lọc áp lực các hạt cặn còn xót lại trong quá trình xử lý sẽ bị giữ lại khi qua các lớp vật liệu lọc nhằm loại bỏ chúng ra khỏi dòng nước. Vật liệu lọc thường là cát thạch anh, than hoạt tính… Nước tiếp tục chảy sang bể khử trùng để loại bỏ các loại vi sinh vật gây bệnh trong nước thải trạm trộn bê tông
Bể khử trùng: Tại bể khử trùng ta châm chlorine theo liều lượng và nồng độ thích hợp nhằm xử lý các vi khuẩn có hại trong nước. Nước sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT.
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải trạm trộn bê tông trên
- Hiệu quả cao, hoạt động ổn định
- Không tốn thời gian nuôi cấy vi sinh
- Dễ dàng vận hành
Thông tin chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ý TƯỞNG XANH
NHÀ MÁY SẢN XUẤT : Yên Lạc-Cần Kiệm-Thạch Thất-Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH : V11-B03 Khu đô thị The Terra An Hưng phường La Khê Quận Hà Đông – HÀ NỘI
Email: Info.greic@gmail.com
Điện thoại: (+84) 0905491191
Để lại một bình luận