Phương pháp xử lý nước thải khai thác đá vôi

xử lý nước thải khai thác đá vôi

Tổng quan về khai thác đá vôi

Đá vôi đươc khai thác để sản xuất ximăng phục vụ ngành xây dựng. Đồng thời đá vôi cũng là một nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất bột nhẹ và nguyên liệu hóa chất cơ bản là sôđa.

Với sự phát triển về xây dựng và tính ứng dụng cao của soda, nhu cầu khai thác đá vôi cũng tăng cao và các khu vực khai thác đá vôi cũng được mở rộng hơn. Vì vậy, xử lý nước thải khai thác đá vôi là bắt buộc và cần thiết.

Quy trình khai thác đá vôi

Quy trình khai thác đá vôi

Nguồn gốc phát sinh nước thải khai thác đá vôi

Nguồn gây ô nhiễm nước trong giai đoạn này chủ yếu là nước mưa chảy tràn trên bề mặt khu mỏ. Lưu lượng nước chảy tràn phụ thuộc vào mùa và chế độ khí hậu khu vực và thường có hàm lượng chất lơ lửng là bùn đất và các tạp chất rất cao.

Ngoài nước mưa chảy tràn là nước thải sinh hoạt của công nhân viên trong khu vực mỏ. Tuy nhiên, đây là dự án mỏ rộng khai thác mỏ đá nên về căn bản cơ sở hạ tầng đã có sẵn. Vì thế khu vực mỏ đã có khu vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn. Nước thải sinh hoạt được thu gom xử lý tại bể yếm khí trước khi thải ra môi trường.

Thành phần và tính chất nước thải khai thác đá vôi

Nguồn và nguy cơ gây ô nhiễm bao gồm:

Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân trong khu mỏ. Như đã trình bày phần trước đây là dự án mở rộng khai thác mỏ nên khu mỏ đã có hệ thống xử lý nước thải khu vệ sinh trước khi xả vào môi trường. Còn nước rửa chân tay thì thải thẳng ra ngoài.

Nước mưa chảy tràn khu vực mỏ: Nói chung các nguồn gây ô nhiễm môi trường chính vẫn là nước mưa chảy tràn qua khu vực khai thác đá. Các nguy cơ gây ô nhiễm  môi trường do các nguyên nhân sau:

  • Trong khi khai thác các khoáng vật chứa sunfua trong đá có thể tiếp xúc với không khí thành các sunfat dễ hoà tan vào nước. Hệ quả là làm tăng sự axit hoá trong nước ngầm khi chảy qua khu vực mới khai thác. Và nếu chảy tràn trên bề mặt vào hệ thống suối xung quanh khu vực sẽ làm tăng độ axit của nước suối.
  • Các kim loại nặng phân tán trong đất đá cũng như các ion Ca2+, Mg2+… làm thay đổi thành phần hoá học và độ cứng của nước.
  • Đất đá, bụi kéo theo nước mưa chảy tràn làm tăng hàm lượng cặn lơ lửng và độ đục của nước.

Bảng Thành phần và tính chất nước mặt khu vực khai thác đá vôi

Thành phần và tính chất nước mặt khu vực khai thác đá vôi

Quy trình xử lý nước thải khai thác đá vôi

Quy trình xử lý nước thải khai thác đá vôi

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải khai thác đá vôi:

Nước thải từ hoạt động khai thác sẽ được thu gom về hệ thống xử lý tập trung.

► Song chắn rác:

– Khi nước thải đi qua song chắn rác, các cặn rác thô có kích thước lớn được giữ lại và được đem đi xử lý nhằm hạn chế tối đa sự hư hại hoặc tắc nghẽn các hệ thống bơm, van và hệ thống đường ống. Nước thải sau khi đi qua song chắn rác tự chảy về hố thu gom, hố thu gom sẽ tập trung nước thải khai thác đá vôi sau đó nước thải được bơm qua bể điều hòa.

► Bể điều hòa:

– Trong bể điều hòa, nước được khuấy trộn liên tục nhờ hệ thống phân phối khí để điều hòa nồng độ và lưu lượng nước đồng thời ngăn không cho quá trình lắng xảy ra cũng như sinh mùi. Đồng thời bể điều hòa cũng có vai trò là bể chứa nước thải mỗi khi hệ thống dừng lại để sửa chữa hoặc bảo trì.

► Bể keo tụ – tạo bông:

– Nước thải từ bể điều hòa được bơm lên bể keo tu – tạo bông. Đầu tiên nước thải được bơm vào ngăn khuấy trộn. Tại đây hóa chất keo tụ và hóa chất điều chỉnh pH được bổ sung vào tạo điều kiện cho quá trình keo tụ xảy ra. Motor cánh khuấy điều chỉnh ở tốc độ nhanh để hóa trộn đều hóa chất vào nước thải. Nước thải tiếp đó được dẫn sang ngăn tạo bộng. Tại đây, hệ thống châm hóa chất sẽ bổ sung hóa chất trợ keo tụ (polymer) để nâng cao hiệu quả keo tụ, motor cánh khuấy được điều chỉnh ở tốc độ thích hợp để quá trình tạo bông tiếp diễn, đồng thời tránh làm vỡ bông cặn. Hỗn hợp bông cặn cùng nước thải được dẫn vào bể lắng hóa lý.

► Bể lắng 1:

– Tại đây, nhờ tác dụng của trọng lực, các bông cặn được lắng xuống đáy bể. Nước sau khi lắng chảy tràn ra máng răng cưa, sau đó được dẫn qua bể Anoxic.

► Bể Trung gian:

– Là nơi tập trung nước thải sau quá trình xử lý hóa lý để tiếp tục công đoạn lọc áp lực.

► Bể lọc áp lực:

– Bể lọc áp lực gồm các lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không thể phân giải sinh học và halogen hữu cơ nhằm xử lý các chỉ tiêu đạt yêu cầu quy định..

Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT sẽ được thải ra nguồn tiếp nhận.

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ý TƯỞNG XANH

NHÀ MÁY SẢN XUẤT : Yên Lạc-Cần Kiệm-Thạch Thất-Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH : V11-B03 Khu đô thị The Terra An Hưng phường La Khê Quận Hà Đông – HÀ NỘI

Email: Info.greic@gmail.com

Điện thoại: (+84) 0905491191

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

Sơ đồ công nghệ xử lí nước thải cơ sở sản xuất dược phẩm

xử lý nước thải cơ sở sản xuất dược phẩm

1. Tổng quan hoạt động sản xuất dược phẩm Tuy nguyên liệu phần lớn vẫn đang nhập khẩu nhưng ngành dược Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển. Ý thức bảo vệ sức […]

xử lý nước thải mực in

Xử lý nước thải mực in

Xã hội ngày một phát triển, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng nâng cao. Chính vì thế mà các ngành in ấn và sản xuất mực cũng phát triển vượt trội về cả […]

Công nghệ lọc sinh học

Công nghệ lọc sinh học

Bể lọc sinh học là một trong những công trình xử lý nước được ứng dụng trong thực tế. Khi đó nước thải sẽ được đưa qua lớp vật liệu lọc rắn có chứa vi […]

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHO CHỨA PHÂN BÓN

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHO CHỨA PHÂN BÓN

Ngày nay, có rất nhiều loại phân bón được sử dụng trên thị trường, tùy theo từng nhu cầu của cây trồng mà người ta sẽ chọn loại phân bón cho phù hợp. Vì thế, […]