Xút NaOH SODIUM HYDROXIDE nâng độ pH của nước, hỗ trợ các quá trình phản ứng hóa lý như keo tụ tạo bông, quá trình nuôi cấy vi sinh trong bể UASB hoặc Aerotank, điều chỉnh pH nước đầu ra. Ngoài tác dụng trên, NaOH còn được sử dụng để trung hòa và khử cặn trong các đường ống.
1. Tổng quan về xút NaOH
NaOH hay còn được biết đến với các tên gọi như xút hay natri hydroxit. NaOH rất dễ hấp thụ CO2 trong không khí vì thế nó thường được bảo quản bằng bình có nắp đậy kín. NaOH phản ứng rất mạnh với nước và phóng ra một lượng nhiệt lớn, hòa tan trong metanol và etanol. Ngoài ra, NaOH còn có thể hòa tan trong ete và các dung môi không phân cực.
Còn trong đời sống người ta thường gọi với cái tên dễ đọc như Xút hoặc Xút ăn da. Khi hòa tan trong nước, chất này trở thành một dung dịch bazo mạnh, có tính nhờ, làm bục vải, giấy và có thể bị ăn mòn da.
2. Đặc điểm và tính chất
Về mặt vật lý, NaOH tinh khiết là chất rắn không màu ở dạng viên, dạng vảy hoặc dạng hạt; NaOH ở dạng dung dịch có nồng độ bão hòa khoảng 50%.
Về mặt hóa học, NaOH phản ứng với các axit và oxit axit tạo thành muối và nước. Phản ứng với cacbon dioxit và kim loại mạnh tạo thành bazơ và kim loại mới. Phản ứng với muối tạo thành bazơ và muối mới.
NaOH(dd) + HCl(dd) → NaCl(dd) + H2O
2 NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
NaOH + K → KOH + Na
2 NaOH + CuCl2 → 2NaCl + Cu(OH)2
<3. Ứng dụng trong xử lý môi trường
Xút có nhiệm vụ điều chỉnh độ pH của nước cần xử lý trong hệ thống xử lý nước thải. Khi nước thải chứa nhiều axit hoặc muối làm giảm độ pH của nước thì người ta thường dùng NaOH để trung hòa Thì trước khi xử lý chúng ta phải đưa pH về khoảng giá trị thích hợp để tiến hành xử lý. Mục đích của việc tăng pH thì ai cũng hiểu là tạo ra môi trường pH thích hợp cho một số phản ứng tạo ra, thuận lợi hơn cho quá xử lý nước thải.
Khi cho NaOH thì một số hydroxit của kim loại sẽ tạo thành dạng bền hơn và dễ kết tủa hơn, dễ tạo keo hơn khi không có sự can thiệp của NaOH.
Ngoài ra, trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt hoặc một số loại nước thải có hàm lượng COD cao, nếu muốn xử lý bằng vi sinh thì bạn phải nâng độ pH trong nước lên bằng cách châm NaOH vào. Mục đích của việc này chính là đưa pH về mức thích hợp để các vi sinh có thể thuận lọi phát triển, tạo sinh khối. Khi vi sinh vật sống và phát triển thuận lợi cũng chính là việc xử lý nước thải của chúng ta đạt hiệu quả cao.
4. Lưu ý
Ngoài những đặc tính và ưu điểm mà hóa chất NaOH ứng dụng trong các ngành công nghiệp thì loại hóa chất này cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm gây hại cho con người nếu sử dụng không đúng cách. Dưới đây là một số nguy hiểm từ hóa chất NaOH mà bạn cần lưu ý sau:
- Nếu bạn hít phải khí NaOH trong thời gian lâu sẽ dẫn đến ngạt thở làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ quan hô hấp.
- Nếu dính vào da bạn sẽ cảm giác vùng da chỗ đó bị nhớt và dẫn đến hiện tượng bỏng rát. Nếu hóa chất dính vào quần áo sẽ làm ăn mòn và mục nát.
- Nếu bạn nuốt phải hóa chất này vào trong cơ thể sẽ gây bục dạ dày, nguyên nhân là do môi trường độ ẩm cao nên NaOH sẽ phản ứng với nước và sinh ra nhiệt lượng cao dẫn đến hiện tượng trên.
- Trường hợp hóa chất NaOH dính vào mắt sẽ gây tổn thương vùng mắt, nếu nặng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là mù mắt.
Công ty TNHH kỹ thuật công nghệ ý tưởng xanh là nhà thầu xử lý nước thải chuyên nghiệp và uy tín tại Việt Nam. Thấu hiểu được tầm quan trọng của nguồn nước đối với cuộc sống và sản xuất nên với từng dự án, GRE-IC luôn cung cấp giải pháp ưu việt, với công nghệ hiện đại và dịch vụ chuyên nghiệp nhất để mang lại cho Quý khách hàng sản phẩm tốt nhất, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Quý khách hàng có nhu cầu tham quan các công trình xử lý nước thải cũng như tư vấn về môi trường, vui lòng liên hệ hotline: 0905491191
Để lại một bình luận