NƯỚC THẢI XI MẠ

trạm xử lý nước thải xi mạ

 

I. Công nghệ xử lý bề mặt (xi mạ):

 Công nghệ xử lý bề mặt (xi mạ) thường bao gồm các công đoạn sau:

  • Bề mặt của vật liệu cần mạ phải được làm sạch để lớp mạ có độ bám dính cao và không có khuyết tật. Để làm sạch bề mặt trước hết phải tẩy rửa lớp mỡ bảo quản trên bề mặt bằng cách tẩy rửa với dung môi hữu cơ hoặc với dung dịch kiềm nóng. 
  • Dung môi thường sử dụng là loại hydrocacbon đã được clo hoá như tricloetylen, percloetylen. Dung dịch kiềm thường là hỗn hợp của xút, soda, trinatri photphat, popyphotphat, natri silicat và chất hoạt động bề mặt (tạo nhũ).

    • Hoạt hoá bề mặt của vật liệu mạ bằng cách nhúng chúng vào dung dịch axit loãng (H2SO4, HCl), nếu mạ với dung dịch chứa xianua (CN) thì chúng được nhúng vào dung dịch natri xianua.

 

quy-trinh-xu-ly-be-mat
Dây chuyền công nghệ chung của công nghệ xi mạ

 

 

II.Lưu lượng và thành phần, tính chất nước thải :

– Nước thải xi mạ có thành phần đa dạng về nồng độ và pH biến đổi rộng từ rất axit 2-3, đến rất kiềm 10-11. Đặc trưng chung của nước thải ngành mạ là chứa hàm lượng cao các muối vô cơ và kim loại nặng. Tuỳ theo kim loại của lớp mạ mà nguồn ô ề nhiễm có thể là Cu, Zn, Cr, Ni,… và cũng tuỳ thuộc vào loại muối kim loại được sử dụng mà nước thải có chứa các độc tố như xianua, sunfat, amoni, crômat,…

    – Các chất hữu cơ ít có trong nước thải xi mạ, phần chủ yếu là chất tạo bông, chất hoạt động bmặt … nên BOD, COD thường thấp và không thuộc đối tượng xử lý. Đối tượng xử lý chính là các ion vô cơ mà đặc biệt là các muối kim loại nặng như Cr, Ni, Cu, Fe,…

1.Nước thải nên tách riêng thành 3 dòng riêng biệt:

    – Dung dịch thải đậm đặc từ các bể nhúng, bể ngâm.

     – Nước rửa thiết bị có hàm lượng chất bẩn trung bình (muối kim loại, dầu mỡ và xà phòng,…

     – Nước rửa loãng

2. Để an toàn và dễ dàng xử lý, dòng axit crômic và dòng cyanide nên tách riêng.  Chất gây ô nhiễm nước thải xi mạ có thể chia làm vài nhóm sau:

     • Chất ô nhiễm độc như cyanide CN-, Cr (VI), F-,…

     • Chất ô nhiễm làm thay đổi pH như dòng axit và kiềm

     • Chất ô nhiễm hình thành cặn lơ lửng như hydroxit, cacbonat và photphat

     • Chất ô nhiễm hữu cơ như dầu mỡ, EDTA …

3. Độc tính của Crôm :

   Mặc dù Crôm tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau, chỉ có Cr(III) và Cr(VI) gây ảnh hưởng lớn đến sinh vật và con người.

1. Đường xâm nhập và đào thải:

   Crôm xâm nhập vào cơ thể theo 3 đường: hô hấp, tiêu hóa và qua da. Cr(VI) được cơ thể hấp thu dễ dàng hơn Cr(III) nhưng khi vào cơ thể Cr(VI) sẽ chuyển thành dạng Cr(III). Dù xâm nhập vào cơ thể theo bất cứ đường nào, Crôm cũng được hòa tan trong máu ở nồng độ 0.001mg/ml, sau đó được chuyển vào hồng cầu và sự hòa tan ở hồng cầu nhanh hơn 10-20 lần. Từ hồng cầu, Crôm được chuyển vào các tổ chức và phủ tạng. Crôm gắn với Sidero filing albumin và được giữ lại ở phổi, xương, thận, gan, phần còn lại thì qua phân và nước tiểu. Từ các cơ quan phủ tạng, Crôm lại được hòa tan dần vào máu, rồi được đào thải qua nước tiểu từ vài tháng đến vài năm. Do đó nồng độ Crôm trong máu và nước tiểu biến đổi nhiều và kéo dài.

2.Tác động đến sức khoẻ:

   Qua nghiên cứu người ta thấy Crôm có vai trò sinh học như chuyển hóa glucose, protein, chất béo ở động vật hữu nhũ. Dấu hiệu của thiếu hụt Crôm ở người gồm có giảm cân, cơ thể không thể loại đường ra khỏi máu, thần kinh không ổn định. Tuy nhiên với hàm lượng cao Crôm làm giảm protein, axit nucleic và ức chế hệ thống men cơ bản. Cr(VI) độc hơn Cr(III). IARC đã xếp Cr(VI) vào nhóm 1, Cr(III) vào nhóm 3 đối với các chất gây ung thư. Hít thở không khí có nồng độ Crôm (ví dụ axit crômic hay Cr(III) trioxit) cao (>2μg/m3) gây kích thích mũi làm chảy nước mũi, hen suyễn dị ứng, ung thư (khi tiếp xúc với Crôm có nồng độ cao hơn 100-1000 lần nồng độ trong môi trường tự nhiên). Ngoài ra Cr(VI) còn có tính ăn mòn, gây dị ứng, lở loét khi tiếp xúc với da.

III. Hiện trạng ô nhiễm môi trường do công nghiệp xi mạ tại Việt Nam :

    Kết quả các nghiên cứu gần đây về hiện trạng môi trường ở nước ta cho thấy, hầu hết các nhà máy, cơ sở xi mạ kim loại có quy mô vừa và nhỏ, áp dụng công nghệ cũ và lạc hậu, lại tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Biên Hoà (Đồng Nai) … Trong quá trình sản xuất, tại các cơ sở này (kể cả các nhà máy quốc doanh hoặc liên doanh với nước ngoài), vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường còn chưa được xem xét đầy đủ hoặc việc xử lý còn mang tính hình thức, chiếu lệ, bởi việc đầu tư cho xử lý nước thải khá tốn kém và việc thực thi Luật Bảo vệ môi trường chưa được nghiêm minh.

 

Công ty TNHH kỹ thuật công nghệ Ý Tưởng Xanh là nhà thầu xử lý nước thải chuyên nghiệp và uy tín tại Việt Nam. Thấu hiểu được tầm quan trọng của nguồn nước đối với cuộc sống và sản xuất nên với từng dự án, GRE-IC luôn cung cấp giải pháp ưu việt, với công nghệ hiện đại và dịch vụ chuyên nghiệp nhất để mang lại cho Quý khách hàng sản phẩm tốt nhất, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.

Quý khách hàng có nhu cầu tham quan các công trình xử lý nước thải cũng như tư vấn về môi trường, vui lòng liên hệ hotline: 0905491191

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHO CHỨA PHÂN BÓN

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHO CHỨA PHÂN BÓN

Ngày nay, có rất nhiều loại phân bón được sử dụng trên thị trường, tùy theo từng nhu cầu của cây trồng mà người ta sẽ chọn loại phân bón cho phù hợp. Vì thế, […]

XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT TÒA NHÀ

Xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà

Xử lý nước thải tòa nhà, cao ốc, chung cư là nước thải phát sinh ra từ quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người… Theo tiêu chuẩn cấp nước thì cứ mỗi một […]

xu-ly-nuoc-thai-bang-he-thong-dap-ngap-nuoc-kien-tao

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG HỆ THỐNG ĐẤT NGẬP NƯỚC KIẾN TẠO

Xử lý nước thải bằng hệ thống đất ngập nước kiến tạo hay còn gọi là xử lý nước thải bằng hệ thống đất ngập nước nhân tạo. Đây là một hình thức xử lý nước thải […]

trạm xử lý nước thải chăn nuôi Hòa Bình

Xử lý nước thải chăn nuôi

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi  là một phần không thể thiếu khi chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện nay. Việc xử lý nước thải trong chăn nuôi hạn chế được mầm […]