Hoá chất Acid citric C6H8O7.H2O 99,5%

Hoá chất Acid citric C6H8O7.H2O 99,5%

Hoá chất Acid citric C6H8O7.H2O 99,5%  tồn tại dưới dạng tinh thể trắng hoặc không màu. CTHH: C6H8O7.H2O. Hàm lượng: 99,5%. CAS 77-92-9. Được ứng dụng cho nhiều lĩnh vực như: phụ gia thực phẩm, xử lý nước… Xuất xứ: Trung Quốc. Đóng gói: 25kg/bao

Trong tự nhiên, axit citric là một trong những loại axit yếu và có rất nhiều trong các loại quả có vị chua như cam, chanh, quýt…. Axit citric tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, tan hoàn toàn trong nước và được sử dụng trong thực phẩm, y tế… Ngoài tên gọi là axit citric, nó còn có một số tên axit chanh, axit citric monohydrate hoặc acid citric.
2. Tính chất hóa lý của Axit citric

  • Ngoại quan: Dạng tinh thể màu trắng ở dạng bột, dạng khan hoặc dạng dung dịch ngậm nước
  • Khối lượng phân tử: 192.13 g/mol.
  • Nhiệt độ nóng chảy: 153 độ C.
  • Nhiệt độ sôi: 175oC (phân hủy).
  • Độ hòa tan trong nước: 133 g/100 ml (20°C).
  • Độ axít (pKa): pKa1=3,15, pKa2=4,77, pKa3=6,40.

Tính chất hóa lý của Axit citric

  • Axit citric là axit có vị chua đặc trưng, rất riêng biệt nên khó có thể nhầm lẫn với các chất khác.
  • Là hóa chất dễ tan trong nước và được xem là loại axit hữu cơ dễ tan nhất.
  • Trong công nghiệp chế biến thực phẩm, nước giải khát, axit citric được sử dụng làm chất bảo quản, chất tạo vị chua và là chất điều chỉnh độ pH cho sản phẩm…
  • Có tính axit đặc trưng: Do ảnh hưởng của nhóm carboxyl – COOH, mỗi nhóm carboxyl có thể cho đi một proton để tạo thành ion citrat.
  • Có tính đệm của các citrate: Các muối citrat dùng làm dung dịch đệm rất tốt để giúp hạn chế sự thay đổi pH của các dung dịch axit.
  • Các ion citrat kết hợp với các ion kim loại: Khi kết hợp như thế sẽ tạo ra sản phẩm là muối, phổ biến nhất là muối canxi citrat.
  • Các ion citrat có thể kết hợp với các ion kim loại để tạo thành các phức dùng làm chất bảo quản và làm mềm nước.

Trước đây axit citric được chiết xuất từ chanh vì thành phần chính của chanh là axit này nhưng do giá thành quá cao và hiệu suất thu hồi thấp nên phương pháp này không còn được áp dụng nữa.

Trong công nghiệp, phương pháp điều chế axit citric được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp oxy hóa glucid, sử dụng nấm mốc để tạo thành C6H8O7.H2O nhờ nấm mốc. Hiện nay, 90% sản lượng axit citric trên thế giới đang được sản xuất theo phương pháp lên men.

4. Những ứng dụng quan trọng của axit citric là gì?

Khả năng tác dụng của axit citric với các kim loại giúp nó trở nên hữu ích trong sản xuất xà phòng và các loại bột giặt. Thông qua sự tạo phức kim loại trong nước cứng, nó giúp cho các chất tẩy rửa có khả năng tạo bọt và làm việc hiệu quả hơn.

Ứng dụng quan trọng nhất của axit citric chính là dùng làm chất phụ gia trong thức phẩm với vai trò làm chất độn, chất tạo vị chua cho thực phẩm, đồng thời cũng là chất bảo quản thực phẩm, đồ uống, điển hình nhất là nước giải khát. Muối citric của nhiều kim loại có khả năng vận chuyển các khoáng chất có trong thành phần của chất ăn kiêng đi vào cơ thể.

4.3 Ứng dụng của Axit Citric trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm

Trong tất cả các đồ uống đóng chai, hoặc các thực phẩm chế biến sẵn đóng bao bì đều chứa chất bảo quản được tạo ra từ Axit Citric hoặc chứa trong đó những phụ gia thực phẩm để tăng cường độ axit, tăng hương vị,

4.4 Acid Citric còn là chất chống oxi hóa, kiểm soát độ pH trong thức ăn

Đặc biệt, Acid Citric được thêm vào các loại trái cây và rau quả đóng hộp để bảo vệ chống ngộ độc, một căn bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng do vi khuẩn gây ra.

Axit citric cũng dùng nhiều trong sản xuất rượu vang như là chất thay thế hay bổ sung khi các loại quả chứa ít hay không có độ chua tự nhiên.

4.5 Ứng dụng của Axit Citric trong việc khử trùng

Citric axít có khả năng tạo phức với nhiều kim loại có tác dụng tích cực trong xà phòng và chất tẩy rửa.

Đây được xem là một sự thay thế hoàn hảo cho axít nitric trong công nghệ sinh học và công nghiệp dược phẩm để làm sạch ống dẫn.

Axit citric là thành phần hoạt hóa trong một số dung dịch tẩy rửa vệ sinh nhà bếp và phòng tắm.

Axit citric được bán thương mại như một chất khử trùng và làm sạch nói chung để loại bỏ cặn xà phòng, vết nước cứng, vôi và rỉ sét.

4.6 Ứng dụng của Axit Citric trong việc làm đẹp

Acid Citric cũng là 1 trong những cứu cánh tuyệt vời cho phái đẹp trong chăm sóc và điều trị da chẳng hạn như các trường hợp mụn trứng cá nhẹ, da sạm nám, có đốm nâu, nếp nhăn cũng như da với lỗ chân lông bưng bít.

Bạn có thể sử dụng Citric Acid dưới hình thức là dùng mỹ phẩm có chứa nó hoặc dùng mặt nạ, toner hoặc sản phẩm tẩy da chết bằng cách làm thủ công tại nhà. Axit Citric không chỉ giúp bạn cải thiện nhiều vấn đề về da mà còn đảm bảo mang lại làn da sáng mịn, chống già hóa.

4.7 Ứng dụng của Axit Citric trong Thuốc và thực phẩm bổ sung

Bạn sẽ tìm thấy Axit Citric trong các thành phần của một số loại thuốc đặc biệt là viên uống, thuốc nhai hoặc sirô với chức năng là bảo quản các thành phần hoạt động và được sử dụng để tăng cường hoặc che giấu mùi vị của các loại thuốc.

4.8 Ứng dụng của Axit Citric đối với cuộc sống hằng ngày

Ta không nói đến những việc xa xôi, ứng dụng của Acid citrit đối với xung quanh ta thì không thể phủ nhận được như để sát trùng vết bị con trùng đốt, dùng kết hợp với mật ong để có thể tẩy da chết hoặc trị hôi miệng, hôi nách, khử mùi trong tủ lạnh bằng cách thái vài lát chanh, bưởi, cam bỏ vào trong tủ,

5. An toàn khi sử dụng

Citric acid là an toàn để sử dụng trong thực phẩm. Các lượng Axit citric dư thừa dễ dàng trao đổi và bài tiết ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với citric acid khô hay đậm đặc có thể gây ra kích ứng da và mắt, vì thế bảo hộ lao động nên được sử dụng khi tiếp xúc với axit citric. Việc sử dụng quá nhiều Citric acid cũng dễ làm tổn hại men răng. Tiếp xúc gần với mắt có thể gây bỏng và làm mất thị giác đôi khi hàm lượng quá cao Axit citric có thể gây tổn hại cho tóc.

Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi sử dụng, thao tác với hóa chất nguy hiểm

– Tránh sự tiếp xúc trực tiếp với da và mắt. Trong trường hợp không đủ thông gió,

đeo thiết bị hô hấp phù hợp. Nếu nuốt phải, tìm tư vấn y tế ngay và đưa cho thấy bình đựng chất hay nhãn hiệu này.

– Thay đồ bảo hộ sau khi hoàn tất công việc.

– Tuân thủ các quy trình, thao tác khi vận hành và khi lấy mẫu

Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi bảo quản

– Tránh xa các chất không tương thích như chất oxy hóa, chất khử, kim loại, axit, kiềm, độ ẩm.

– Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

– Không được để gần nguồn phát nhiệt, không được đặt dưới dây điện trần, không được để gần các chất nổ.

– Yêu cầu đối với kho bảo quản và bình chứa: Bình chứa không làm bằng các vật liệu nhôm, thiếc hoặc kẽm. Không lưu trữ hoặc trộn với nước, axit, chất lỏng dễ cháy, hợp chất halogen hữu cơ, mêtan nitro và các kim loại như nhôm, thiếc và kẽm.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

hoá chất xử lý nước thải

Hóa chất xử lý nước thải phổ biến

Hóa chất xử lý nước thải là hóa chất có khả năng khử sạch nước sinh hoạt, nước thải trong các nhà máy trước khi đổ ra môi trường. Và để tăng hiệu quả xử […]

javen-natri-hypochlorit-vn

JAVEN ( NATRI HYPOCHLORIT ) VN

Javen Sodium Hypochlorite trong hóa học được gọi là Natri hypochlorite ( Natri Hypoclorit ), còn trong đời sống thì gọi là nước Javen. Hợp chất này thường gặp nhất là dung dịch loãng màu vàng lục nhạt […]

Polymer Anion và Polymer Cation

Hoá chất Polymer Cation Và Polymer Anion

Polymer Cation và Polymer Anion đều là những loại hóa chất công nghiệp được ứng dụng mạnh mẽ để keo tụ; lắng cặn trong xử lý nước thải. Bên cạnh đó hai chất này còn […]

Ferrous chloride FeCl2

Ferrous chloride FeCl2 15 – 30% Việt Nam

Ferrous chloride FeCl2 được sử dụng làm chất xử lý nước thải các ngành dệt nhuộm, xi mạ, chăn nuôi,… Ferrous chloride có công thức hóa học là FeCl2, đây là một hợp chất hóa học […]