Bột ngọt được sản xuất như thế nào và xử lý nước thải sản xuất bột ngọt ra sao?

1. Tổng quan về hoạt động sản xuất bột ngọt 

Bột ngọt hay còn gọi là mì chính là muối natri của axit glutamic. Với công thức hóa học như sau:

Năm 1908 , bột ngọt được phát minh ra bởi giáo sư người Nhật Kikunae Ikeda bằng việc chiếc tách và kết tinh axit glutamic từ tảo bẹ Laminaria japonica, Kombu. Năm 1909, anh em nhà Suzuki sản xuất bột ngọt qui mô thương mại  với tên gọi Aji-No-Moto.

Lúc đầu bột ngọt được sản xuất theo 3 phương pháp:

  • Thủy phân protein thực vật với axit hydrochloric để phá vỡ cái liên kết peptit
  • Sản xuất trực tiếp từ acrylonitrite
  • Lên men vi khuẩn

Hiện nay, với nhu cầu sử dụng tăng cao thì phương pháp sử dụng để sản xuất bọt ngọt là lên men vi khuẩn.

Nguyên liệu chính để sản suất bột ngọt là bột sắn, rỉ đường,….Natri được thêm vào trong bước trung hòa.

Dưới đây là sơ đồ qui trình sản xuất bột ngọt theo phương pháp lên men:

qui trình sản xuất bột ngọt

Bột ngọt nếu dùng liều lượng vừa phải sẽ cải thiện vị ngọt của món ăn. Bột ngọt giúp làm giảm hàm lượng muối ăn cần thêm vào món ăn, do vị đậm đà của bọt ngọt bằng của muối dù hàm lượng natri trong bột ngọt chỉ bằng khoảng 1/3 hàm lượng natri trong muối ăn (12% so với 39%). Do đó, sử dụng bột ngọt giúp giảm lượng natri thêm vào, từ đó giảm nguy cơ bị suy thận, tăng huyết áp do dư thừa natri.  Tuy nhiên nếu dùng quá liều lượng ( > 1g/ 100ml), sẽ  gây ra hội chứng MSG. Nguyên nhân do cơ thể  không thể chuyển hóa được Glutamat nếu ở liều lượng lớn (glutamat là một dạng độc tính ảnh hưởng đến thần kinh, có trong bột ngọt).

2. Thành phần tính chất nước thải sản xuất bột ngọt:

Nước thải công nghiệp sản xuất bột ngọt gồm:

  • Các tạp chất được sau công đoạn sơ chế bột sắn, rỉ đường,…
  • Các muối khoáng (NH4)2SO4, KH2PO4, MgSO4, ure, amoniac
  • Giàu chất hữu cơ

khi xử lý nước thải bọt ngọt cần chú ý các thông số:

  • BOD
  • COD
  • Nito
  • nhiệt độ
  • pH( pH thấp )

3. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất bột ngọt

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất bột ngọt

4. Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất bột ngọt

Nước thải sản xuất bột ngọt chứa nhiều cặn, rác do nguyên liệu đầu vào để lên men bột ngọt là rỉ đường, bột sắn,…

Do đó, trước khi đi vào các công đoạn xử lí chính thì nước thải bột ngọt được đưa qua song chắc rác trước.

Bể điều hòa là giúp điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải. Ngoài ra, bể điều hòa với sự sục khí liên tục và thời gian lưu nước đủ lâu sẽ giúp giải tỏa nhiệt, đảm bảo cho quá trình sinh học phía sau. NaOH được thêm vào để giúp điều hòa lại pH do nước thải sản xuất bột ngọt có tính axit nhẹ ( pH= 4 -6 )

Tiếp theo, nước thải được cho qua bể tuyển nổi áp lực cao, giúp loại bỏ các hạt cặn lơ lửng trong nước thải.

Sau khi qua bể tuyển nổi, nước được dẫn sang bể trung gian để khống chế được vận tốc của dòng nước trước khi vào bể UASB.

Công nghệ xử lí chính được lựa chọn để xử lí nước thải sản xuất bột ngọt là AAO- (kị khí- thiếu khi-oxy hóa)

Sau khi loại bỏ TSS ở các công trình hóa lý phía trước, dòng nước tiếp tục được cho qua UASB. UASB là bể sinh học kị khí ngược dòng. Tại đây các quá trình sinh học kí khí diễn ra: thủy phân, acid hóa, methane hóa…. biến đổi các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các dạng khí CH4, CO2  và thoát ra ngoài.

Sau khi ra khỏi bể UASB, nước thải được dẫn qua anoxic nhằm xử lí Nito và Photpho. Đường nước tuần hoàn từ Aerotank đến Anoxic mang theo nitrat được tạo thành trong bể Aerotank, nhờ đó tăng hiệu quả xử lí nito.

Aerotank là bể hiếu khí sinh học. Máy thổi khí cung cấp liên tục oxy cho bể Aerotank nhằm đảm bảo đủ điều kiện oxy dồi dào cho các vi sinh hiếu khí hoạt động. Tại đây, BOD, COD sẽ được xử lí triệt để và giảm mùi cho nước thải.

Bùn được tuần hoàn vào UASB, Anoxic và Aerotank giúp đảm bảo nồng độ vi sinh cho hệ thống.

Bể lắng sinh học để lắng bùn sinh học, đồng thời tuần hoàn lại bùn cho bể Aerotank và UASB.

Nước tiếp tục được chuyển sang bể trung gian trước khi chuyển qua công đoạn lọc áp lực cao nhằm đảm bảo không phá vỡ các bông cặn ở bể lắng và điều chỉnh lưu lượng khi vào bể lọc áp lực.

Nước trải qua quá trình lọc áp lực cao nhằm tách các chất lơ lửng mà bể lắng sinh học không lắng được.

Bể khử trùng là công trình xử lí cuối cùng, khử các vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải.

Nước thải đầu ra của nhà máy sản xuất bột ngọt đạt cột A – QCVN 40:2011/BTNMT (Đối với nguồn tiếp nhận là nguồn nước dùng làm nước cấp).

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ý TƯỞNG XANH

NHÀ MÁY SẢN XUẤT : Yên Lạc-Cần Kiệm-Thạch Thất-Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH : V11-B03 Khu đô thị The Terra An Hưng phường La Khê Quận Hà Đông – HÀ NỘI

Email: Info.greic@gmail.com

Điện thoại: (+84) 0905491191

 

Một bình luận cho “Bột ngọt được sản xuất như thế nào và xử lý nước thải sản xuất bột ngọt ra sao?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

Hệ thống xử lý nước thải sản xuất thép

Hệ thống xử lý nước thải sản xuất thép tại Việt Nam

Tổng quan về ngành sản xuất thép 1. Hoạt động của ngành sản xuất thép Hiện nay nhu cầu xây dựng ngày một tăng. Kéo theo đó là sự tăng trưởng của ngành sản xuất […]

Xử lý nước thải kho chứa hóa chất

Xử lý nước thải kho chứa hóa chất – có cần thiết hay không?

Tổng quan về kho chứa hóa chất Ngành hóa chất Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển. Hiện tại chúng ta chỉ sản xuất các loại hóa chất cơ bản […]

trạm xử lý nước thải xi mạ

NƯỚC THẢI XI MẠ

  I. Công nghệ xử lý bề mặt (xi mạ):  Công nghệ xử lý bề mặt (xi mạ) thường bao gồm các công đoạn sau: Bề mặt của vật liệu cần mạ phải được làm […]

xử lý nước thải sản xuất hóa chất

7 bước xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất hóa chất

Tổng quan về ngành nghề sản xuất hóa chất Ngày nay việc sử dụng hóa chất trong đời sống xã hội ngày một nhiều. Trong nhiều lĩnh vực như xử lý nước thải, thực phẩm, […]