CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI XI MẠ

trạm xử lý nước thải xi mạ

I. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI XI MẠ :

Nước thải xi mạ

Xử lý nước thải xi mạ

   Nước thải ngành xi mạ không nhiều, hàm lượng kim loại nặng rất cao nhưng nồng độ các chất hữu cơ lại rất thấp. Hàm lượng kim loại cao là độc chất tiêu diệt các sinh vật phù du và sinh vật có trong nước và làm biến đổi các tính chất hóa lý của nước.

  Nước thải xi mạ kim loại nếu không được xử lý, qua thời gian tích tụ bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp sẽ gây ra các bệnh cực kỳ nguy hiểm như các bệnh về da , bệnh đường hô hấp và ung thư…

1. Nước thải từ quá trình mạ: 

Dung dịch trong bể mạ có thể bị rò rỉ, rơi vãi hoặc bám theo các gá mạ và các chi tiết ra ngoài. Các bể mạ sau một thời gian vận hành cần phải được vệ sinh nên đã thải các chất bẩn, cặn theo dòng nước thải ra ngoài. Do đó, phát sinh lượng nước thải tuy không nhiều nhưng chất ô nhiễm đa dạng, nồng độ chất ô nhiễm cao (Cr6+, Ni2+, CN)

2.Nước thải từ quá trình làm sạch bề mặt chi tiết: 

  Trên bề mặt kim loại thường có dầu mỡ bám vào do các giai đoạn bão dưỡng và đánh bóng cơ học. Để đảm bảo chất lượng lớp mạ các chi tiết trước khi mạ cần đượng làm sạch bề mặt bằng các phương pháp tẩy dầu mỡ hóa học, dùng dung môi hoặc điện hóa. Vì vậy lượng nước thải phát sinh trong quá trình này nhiều nhưng nồng độ chất ô nhiễm nhỏ, chủ yếu là kiềm, axit và dung dịch.

II. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI XI MẠ :

So-do-cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-xi-ma
   Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải xi mạ

III. THUYẾT MINH SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI XI MẠ :

1. Nước thải

 Nước thải từ nhà máy xi mạ được thu gom lại tại hố thu gom. Nước thải tiếp tục được bơm sang bể điều hoà lưu lượng, tại đây nước thải sẽ ổn định về lưu lượng, đồng thời được loại bỏ lượng dầu mỡ do bố trí kết hợp thiết bị vớt dầu mỡ với thời gian lưu nước là 5h. Sau đó nước thải được đưa sang bể phản ứng và lắng kết hợp.

2. Hố thu gom :

  1. Nhiệm vụ : là nơi thu gom nước thải về một nơi để tiện cho việc xử lý, giúp các công trình sau không phải thiết kế âm sâu dưới đất.
  2. Hình dạng-kích thước : Hố thu gom được thiết kế hình chữ nhật, đặt âm dưới đất, miệng hố cách mặt đất khoảng 1m. Vật liệu xây dựng: bê tông cốt thép. Thành hố dày 10cm. Thời gian lưu nước trong hố thu gom tối thiểu là 15-20 phút.

3. Bể điều hoà :

a. Nhiệm vụ: 

  • Nước thải thường có lưu lượng và thành phần các chất bẩn không ổn định theo thời gian trong một ngày đêm. Sự dao động này nếu không được điều hoà sẽ ảnh hưởng đến chế độcông tác của trạm xử lý nước thải, đồng thời gây tốn kém nhiều về xây dựng cơ bản và quản lý.

   • Lưu lượng nước thải đưa vào xử lý cần thiết phải điều hoà nhằm tạo cho dòng nước thải vào hệ thống xử lý gần như không đổi, khắc phục những khó khăn cho chế độ công tác do lưu lượng nước thải dao động gây ra và đồng thời nâng cao hiệu suất xử lý cho toàn bộ dây chuyền.

b. Hình dạng-kích thước:

    Bể điều hoà đặt sau hố thu gom, nhận nước thải bơm trực tiếp từ hố gom, đặt nửa chìm nửa nổi trên mặt đất. Do chỉ có nhiệm vụ chính là điều hoà lưu lượng nên không cần có thiết bị khuấy trộn nhưng có bố trí hệ thống thổi khí để tuyển nổi dầu mỡ.

c.Thiết bị vớt dầu mỡ:

   Dầu mỡ thường nhẹ hơn nước và nổi lên trên mặt nước. Nước thải sau xử lý không có lẫn dầu mỡ mới được phép cho chảy vào các thuỷ vực. Hơn nữa, nếu xử lý sinh học, nước thải lẫn dầu mỡ khi vào xử lý sinh học sẽ làm bít các lỗ hổng ở vật liệu lọc, ở phin lọc sinh học và còn làm hỏng cấu trúc bùn hoạt tính trong aeroten. Do vậy người ta cần đến thiết bị vớt dầu mỡ. Ở đáy bể điều hòa ta bố trí hệ thống thổi khí để tuyển nổi dầu mỡ, vớt dầu bằng dụng cụ thủ công.

4. Bể phản ứng và lắng kết hợp:

a. Nhiệm vụ :

   Do chọn cách xử lý theo mẻ nên kết hợp hai chức năng phản ứng và lắng vào chung một bể. Chức năng của bể là oxy hoá lượng Cr6+ thành Cr3+, nâng pH, tạo kết tủa Cr(OH)3, cuối cùng là thực hiện quá trình lắng.

b. Mô tả :

Do lưu lượng khá nhỏ nên ta chọn cách xử lý theo mẻ. Chia làm 4 mẻ xử lý trong vòng 5 giờ.

    • Trước tiên châm dung dịch H2SO4 để hạ pH xuống thích hợp từ đó châm FeSO4 thực hiện oxy hoá lượng Cr6+ thành Cr3+, khuấy trong 5-10 phút với tốc độ khoảng 8 vòng/phút, ngưng khuấy và để yên trong 5-10 phút cho phản ứng xảy ra.

    • Sau đó châm dung dịch NaOH để tạo kết tủa Cr(OH)3, khuấy trong 5-10 phút, tốc độ khuấy như khi châm FeSO4, sau đó giảm tốc độ khuấy còn 20 vòng/giờ để thực hiện lắng. Quá trình lắng xảy ra trong vòng 4 giờ.

    • Bể được thiết kế dạng trụ tròn, đáy nghiêng về tâm góc 60 độ. Trong bể bố trí hệ thống cánh khuấy thực hiện quá trình phản ứng và lắng. Đáy bể có ống xả bùn, trên thân bể thiết kế 3 van xả nước. Bể được đỡ bằng chân đế đứng trên mặt đất.

5. Bể chứa trung gian:

a. Nhiệm vụ:

Bể chứa nước trung gian đặt sau bể phản ứng, bên cạnh bể phản ứng để thu nước sạch từ 3 van xả.

b. Mô tả :

Bể chứa có thời gian lưu nước là 5 giờ. Thể tích bể được thiết kế lớn đủ để chứa thể tích nước sạch xả ra từ 1 mẻ phản ứng

6. Cột trao đổi ion :

a. Giới thiệu:

  • Trao đổi ion là 1 quá trình trong đó các ion trên bề mặt của chất rắn trao đổi ion với ion có cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau. Các chất này gọi là các ionit (chất trao đổi ion), chúng hoàn toàn không tan trong nước.

  • Các chất trao đổi ion có thể là các chất vô cơ hoặc hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp nhân tạo. Quá trình trao đổi ion gồm 4 giai đoạn: trao đổi ion, rửa ionit khỏi các tạp chất, tái sinh ionit (dung dịch axit/kiềm) và rửa ionit khỏi dung dịch tái sinh. Kỹ thuật trao đổi ion ứng dụng để xử lý nguồn nước thải chứa ion với mục đích: phục hồi nước đã sử dụng, thu hồi các ion kim loại, tái sử dụng các thành phần quan tâm.

b. Mô tả :

  Hầu hết quá trình trao đổi ion xảy ra trong cột trao đổi ion. Cột trao đổi ion đặt ngay sau bể chứa nhằm hoàn thiện quá trình xử lý nước.

7. Sân phơi bùn :

a. Nhiệm vụ :

Bùn cặn của nhà máy xử lý được đưa sang thiết bị làm khô cặn nhằm mục đích :

     – Giảm khối lượng vận chuyển ra bãi thải

     – Cặn khô dễ đưa đi chon lấp hay cải tạo đất hơn cặn nước.

     – Giảm lượng nước bẩn có thể ngấm vào nước ngầm ở bãi thải

     – Ít gây mùi khó chịu và ít độc tính. Có nhiều loại thiết bị làm khô cặn (sân phơi bùn, máy lọc cặn chân không, máy lọc ép băng tải, máy ép cặn ly tâm,…). Trong trường hợp này, ta sử dụng sân phơi bùn với tiêu chí tiết kiệm chi phí, phù hợp với lượng bùn sinh ra trong 1 ngày không nhiều.

b.Mô tả :

     Sân phơi bùn chia thành từng ô, kích thước mỗi ô phụ thuộc vào cách bố trí đường xe vận chuyển bùn ra khỏi sân phơi và độ xa khi xúc bùn từ ô phơi lên xe. Số ô làm việc đồng thời phụ thuộc vào lưu lượng bùn xả ra hàng ngày, độ dày bùn cần làm khô, thời gian của một chu kỳ phơi.

III. THUYẾT MINH QUY TRÌNH XỬ LÝ :

1.Nước thải từ các công đoạn sản xuất của nhà máy được thu gom về hầm tiếp nhận. Song chắn rác được đặt trước hầm tiếp nhận nhằm giữ lại các chất thải rắn, cặn có kích thước lớn, tránh ảnh hưởng tới công trình phía sau. Tiếp tục nước thải được bơm sang bể điều hòa.

2. Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ. Trong bể có trang bị hệ thống cánh khuấy để trộn đều nước thải, tránh hiện tượng lắng cặn dưới đáy bể. Từ bể điều hòa nước thải được bơm sang bể phản ứng. Nước thải tại đây được đo và điều chỉnh pH cho phù hợp phản ứng keo tụ, acid H2SO4 được châm vào nước thải và trộn điều. Trong bể có trang bị cánh khuấy nhanh đảm bảo trộn điều nước thải.

3. Từ bể phản ứng nước thải được bơm qua bể keo tụ tạo bông. Hóa chất phèn nhôm được dùng cho phản ứng keo tụ, ngoài ra để tang tính liên kết cho kết tủa các chất xung quanh, ta còn thêm Ca(OH)2 vào ngăn phản ứng, sau khi xảy ra phản ứng keo tụ, nước thải được chảy sang ngăn tạo bông , hóa chất Polymer được thêm vào nhằm liên kết các kết tủa tạo thành.

4. Sau quá trình keo tụ tạo bông, nước thải chảy sang bể lắng nhằm tách riêng phần cặn với nước. Nước thải trên bề mặt bể lắng chảy qua bể trung gian. Bể trung gian nhằm điều hòa lưu lượng nước cho quá trình xử lý phía sau.

5. Từ bể trung gian, nước thải được bơm qua bể trao đổi ion. Tại đây, các ion kim loại sẽ được xử lý, đảm bảo chất lượng nước cho quá trình xử lý.

6. Sau khi qua bể trao đổi ion, nước thải chảy qua bể chứa nước sạch rồi thải ra nguồn tiếp nhận

7. Bùn từ bể lắng, bể điều hòa được hút sang bể chứa bùn. Tại đây bùn được lắng xuống đấy và định kỳ có đơn vị chức năng hút bùn đi xử lý theo quy định.

Công ty TNHH kỹ thuật công nghệ Ý Tưởng Xanh là nhà thầu xử lý nước thải chuyên nghiệp và uy tín tại Việt Nam. Thấu hiểu được tầm quan trọng của nguồn nước đối với cuộc sống và sản xuất nên với từng dự án, GRE-IC luôn cung cấp giải pháp ưu việt, với công nghệ hiện đại và dịch vụ chuyên nghiệp nhất để mang lại cho Quý khách hàng sản phẩm tốt nhất, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.

Quý khách hàng có nhu cầu tham quan các công trình xử lý nước thải cũng như tư vấn về môi trường, vui lòng liên hệ hotline: 0905491191

2 bình luận cho “CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI XI MẠ”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

xử lý nước thải cơ sở sản xuất phích nước

Hệ thống xử lý nước thải cơ sở sản xuất phích nước

Tổng quan ngành sản xuất phích nước Phích nước hay còn gọi là phích giữ nhiệt, là vật dụng quen thuộc trong hầu hết các gia đình Việt Nam. Phích có cấu tạo gồm vỏ […]

Xử lý nước thải sản xuất nhựa

Phương pháp xử lý nước thải sản xuất nhựa đạt chuẩn QCVN

1. Tổng quan ngành sản xuất nhựa Nhựa là một trong các loại vật liệu được sử dụng nhiều trên thế giới vì các đặc tính của nó như nhẹ, cách điện, rẻ, và dễ […]

xu-ly-nuoc-thai-tram-tron-be-tong

Công nghệ xử lý nước thải trạm trộn bê tông dễ sử dụng

Với các công trình xây dựng có quy mô lớn sẽ cần một lượng lớn bê tông, vì vậy mà trạm trộn bê tông xi măng ra đời. với công nghệ hiện đại giúp tạo […]

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ SINH HỌC VỚI GIÁ THỂ DI ĐỘNG (MBBR)

Công nghệ xử lý sinh học với giá thể di động (MBBR)

Hiện nay, xử lý nước thải đang là vấn đề cấp bách của toàn xã hội. Ở nước ta, nước thải công nghiệp, sinh hoạt, đô thị,… đang là những mối đe dọa đến sức […]