Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Xử lý nước thải sinh hoạt làm sao cho an toàn, hiệu quả đang là câu hỏi được nhiều gia đình, các khu đông dân cư và các khu công nghiệp đặt ra hiện nay. Để giải đắp thắc mắc này, bài viết dưới đây các bạn hãy cùng gre-ic.com tìm hiểu chi tiết về công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt, hiện được áp dụng rộng rãi trên thị trường.

1. Tại sao cần xử lý nước thải sinh hoạt

Hiện nay, số lượng người dân ở các khu đô thị ngày càng gia tăng cùng với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng cao, kéo theo đó vấn đề ô nhiễm môi trường cũng đáng lo ngại. Để đảm bảo sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường thì việc xử lý nước thải sinh hoạt đô thị là cấp thiết.

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều thành phần gây ô nhiễm môi trường (Nguồn ảnh: Internet)

Nước thải sinh hoạt được tạo ra từ các quá trình sinh hoạt của con người. Điển hình trong các hoạt động: ăn uống, tắm rửa, vệ sinh cá nhân,… Chúng thường được thải ra từ các căn hộ, khu dân cư, trường học, chợ, bệnh viện, các công trình công cộng,…Các dòng nước thải đều được xả ra hệ thống đường ống, cống thoát chung, chảy ra kênh rạch, ao hồ. Đối với hộ dân cư đơn lẻ sẽ thải trực tiếp ra hệ thống chung. Tuy nhiên, đối với các khu dân cư, khách sạn, khu đô thị,… với số lượng người sử dụng lớn thuộc sở hữu của một đơn vị quản lý. Nước thải cần được thu gom tập trung trước khi đưa ra môi trường.

Để giảm thiểu các chất ô nhiễm, bảo vệ sức khỏe con người, các cơ quan Nhà nước yêu cầu các cơ sở cần xử lý nước thải sinh hoạt. Đây là một trong những tiêu chí bắt buộc để cơ sở đi vào hoạt động.

2. Đặc điểm nước thải sinh hoạt

Thành phần nước thải sinh hoạt được chia làm 2:

  • Từ chất bài tiết của con người hay còn gọi là nước thải bể phốt.
  • Từ các hoạt động sinh hoạt, đến từ nhà bếp, các hoạt động vệ sinh nhà cửa,…

Từ nguồn gốc phát sinh ta sẽ biết được nước thải sinh hoạt sẽ có các đặc điểm chính sau đây:

  • Chứa nhiều chất hữu cơ phân huỷ sinh học, các chất vô cơ, chất tẩy rửa, dầu mỡ, vi sinh vật,…
  • Chất hữu cơ là thành phần lớn nhất và là thách thức trong xử lý nước thải sinh hoạt. Nồng độ chất hữu cơ dao động trong khoảng 150 – 450mg/l. Bao gồm các hợp chất như protein (chiếm tới 40-50%), hydro carbon (chiếm 40 – 50%). Trong đó có khoảng 20-40% các chất hữu cơ khó bị phân huỷ sinh học.
Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt xuất phát từ chất bài tiết của con người và các hoạt động tắm, giặt, vệ sinh nhà cửa,…(Nguồn ảnh: Internet)

Thành phần nước thải sinh hoạt và đô thị chứa một lượng lớn các hợp chất hữu cơ và vô cơ như :

  • Chứa hàm lượng lớn chất lơ lửng: Là thành phần có nhiều trong nước thải đô thị, dạng hạt, gồm khoảng 25% chất khoáng và 75% chất hữu cơ.
  • Các chất rắn không tan: Gồm các chất như nito hữu cơ, amoniac, photpho hữu cơ và photpho vô cơ.
  • Các vi sinh vật, vi khuẩn, vi trùng có hại.
  • Nước thải đô thị cũng chứa nhiều rong rêu, tảo, rác, bùn lầy.
Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt  đô thị đen nghịt, bốc mùi (Nguồn ảnh: Internet)

3. Tác hại của nước thải sinh hoạt

Hàng ngàn mét khối nước thải không qua xử lý đang được xả thẳng vào sông, hồ, kênh, rạch mỗi ngày, gây ra “tổn thương” nghiêm trọng cho môi trường.

  • Ảnh hưởng sức khỏe: Bốc mùi hôi thối, gây cảm giác khó chịu, ngột ngạt cho người dân xung quanh. Mùi hôi thối mang theo nhiều mầm bệnh, vi khuẩn lơ lửng trong không khí, trở thành nguy cơ lớn gây ra các bệnh về da, đường hô hấp.
  • Gây mất mỹ quan đô thị: biểu hiện đầu tiên của một dòng nước bị ô nhiễm đó chính là màu đen sánh đặc, rác nổi lềnh bềnh, gây mất mỹ quan khu vực.
  • Gây mất vệ sinh: Các vùng nước bẩn tích tụ lâu ngày sẽ là môi trường lý tưởng cho ruồi, nhặng, côn trùng sinh sôi và phát triển, gây mất vệ sinh nghiêm trọng. Đồng thời, chúng cũng là vật trung gian mang đến các loại bệnh truyền nhiễm.
  • Giảm chất lượng cuộc sống: Chất lượng đời sống của người dân bị giảm sút, cơ sở hạ tầng, kinh tế đều bị tụt hậu dần, do không ai muốn đầu tư vào một vị trí mà xung quanh bị ô nhiễm.
  • Ảnh hưởng sản xuất – kinh tế: Đối với khu vực nông thôn, nguồn nước sạch bị nhiễm bẩn sẽ ảnh hưởng đến mùa màng, chất lượng nông sản, lưu lượng kim loại nặng nhiều trong nước cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nếu con người dùng cho việc tưới tiêu, vệ sinh chuồng trại,…

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt có thành phần ô nhiễm đa dạng. Nếu không được xử lý theo tiêu chuẩn, theo thời gian sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe con người và môi trường xung quanh.

Đặc biệt, ở các địa điểm lớn, lượng xả thải có thể đến vài trăm m3 trên ngày đêm. Khi đó chúng sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng

4. Tầm quan trọng của việc xử lý nước thải sinh hoạt gia đình

Với những dẫn chứng trên, có thể thấy được tầm quan trọng của việc xử lý nước thải đúng cách và bài bản. Việc này sẽ giúp cải thiện chất lượng nguồn nước và đời sống của người dân khu vực xung quanh. Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong các khu dân cư, chung cư, bệnh viện, trường học cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng của Bộ Tài nguyên và Môi trường.Với những tác hại của nước thải sinh hoạt gây ra, chắc chắn việc xử lý là phần không thể thiếu trong các nhà máy, khu đô thị, khu dân cư, khách sạn, nhà hàng,… Ngoài khả năng loại bỏ ô nhiễm, đây cũng là yếu tố để cơ sở được phép hoạt động trên mặt pháp lý.

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

5. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt loại bỏ những chỉ số ô nhiễm nào?

Các thông số ô nhiễm chính là cơ sở để đánh giá nước thải đã đạt yêu cầu ra môi trường hay chưa. Chính vì vậy, cần hiểu rõ những thông số này để xây dựng và vận hành hệ thống tốt hơn. Qua đó chúng ta sẽ biết được những chất độc hại nào sẽ được loại bỏ khi sử dụng những hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chất lượng tốt.

Đây cũng là các thông số có trong Quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT mà cơ sở cần đáp ứng:

 

STT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1. pH 5 – 9 5 – 9
2. BOD5 (20oC) mg/l 30 50
3. Tổng số chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100
4. Tổng chất rắn hòa tan mg/l 500 1000
5. Sunfua (tính theo H2S) mg/l 1.0 4.0
6. Amoni (tính theo N) mg/l 5 10
7. Nitrat (NO3) (tính theo N) mg/l 30 50
8. Dầu mỡ động, thực vật mg/l 10 20
9. Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l 5 10
10. Photphat (PO43-) (tính theo P) mg/l 6 10
11. Tổng Coliforms MPN/ 100ml 3.000 5.000

Một số chỉ tiêu theo QCVN 14:2008/BTNMT

Nhu cầu Oxy sinh hóa (BOD)

Nhu cầu oxy sinh hóa (hay còn gọi là BOD). Là lượng oxy hòa tan cần thiết cho các sinh vật hiếu khí phá vỡ các chất hữu cơ thành các phân tử nhỏ hơn. Nồng độ BOD cao cho thấy nồng độ cao các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học.

BOD càng cao có thể làm cạn kiệt oxy cần thiết cho các sinh vật thủy sinh sống, dẫn đến tảo nở hoa, chết cá. Các kỹ thuật xử lý nước thải sinh hoạt sẽ làm giảm nồng độ BOD này đến mức cho phép.

Nhu cầu Oxy hóa học (COD)

COD là chỉ số biểu thị lượng Oxy cần thiết để phân hủy các chất hữu cơ khó xử lý. Lượng BOD/COD càng cao thì nước thải càng ô nhiễm và khó xử lý. Nước thải chưa được xử lý đi tới các ao hồ, kênh rạch sẽ gây tình trạng thiếu oxy đối với các loại tôm, cá, thuỷ sinh,…

Cùng với đó, nếu ô nhiễm quá lớn có thể dẫn tới tình trạng phân huỷ yếm khí. Quá trình làm phát sinh ra các sản phẩm như H2S, NH3, CH4,… làm cho nước có mùi hôi thối và giảm lượng pH của môi trường.

Loại bỏ Nitrat và photphat

Nếu lượng lớn Nitrat hoặc Photphat không được loại bỏ có thể làm tăng BOD. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của tảo và thực vật phù du.

Điều này có thể dẫn đến hiện tượng phú dưỡng, gây chết các sinh vật. Chúng có thể xâm nhập vào dòng nước thải bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó có chất thải của con người, động vật, rửa thực phẩm, chất tẩy rửa và thuốc trừ sâu.

Ngăn cản vi khuẩn, virus, loại bỏ các mầm bệnh

Tác nhân gây bệnh chính là vi khuẩn, virus, nấm hoặc bất kỳ vi sinh vật nào có thể có trong nước thải. Các tác nhân này có thể dẫn đến tất cả các vấn đề sức khỏe không thể lường trước.

Nguy cơ lây lan bệnh như dịch tả, kiết lỵ, nhiễm khuẩn Salmonella, viêm gan A, ngộ độc và nhiễm Giardia cho con người và động vật là rất lớn. Con người có thể nhiễm mầm bệnh, bằng cách ăn những thực phẩm gần nguồn nước ô nhiễm, bị ngấm các chất ô nhiễm từ trong đất. Các hệ thống xử lý nước thải tốt sẽ loại trừ các mối nguy hại nói trên.

Tổng chất rắn lơ lửng

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước thải bao gồm vật liệu rắn hữu cơ và vô cơ lơ lửng. TSS có thể làm giảm nồng độ oxy trong môi trường nước. Chúng gây ra mùi hôi và làm tắc nghẽn đường ống và máy móc.

6. Các công nghệ ứng dụng xử lý nước thải sinh hoạt

Để xử lý nước thải sinh hoạt CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ý TƯỞNG XANH xin đưa ra một số công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay như sau:

Các yếu tố của nước thải được hệ thống xử lý

– Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD): Đây là lượng oxy cần thiết cho vi sinh vật phá vỡ cấu trúc của các chất hữu cơ trong điều kiện thiếu khí, yếm khí và hiếu khí. Nồng độ BOD tỷ lệ thuận với lượng chất thải hữu cơ được phân hủy sinh học.

– Nhu cầu oxy hóa học (COD): Đây là lượng oxy cần thiết để phân hủy các chất hữu cơ và vô cơ. Nồng độ càng cao thì chứng tỏ nước thải càng ô nhiễm, khó xử lý.

– Nitrat và Photphat: Đây là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa đất đai, tạo môi trường thuận lợi cho các loài tảo phát triển, phá hoại mùa màng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

– Lượng vi khuẩn, virus và mầm bệnh: Nguy cơ lây lan các loại bệnh dịch tả, kiết lỵ, nhiễm khuẩn đều xuất phát từ nguồn nước bẩn. Chính vì vậy, xử lý nước thải đồng nghĩa với việc loại bỏ hoàn toàn các mầm bệnh, vi khuẩn trước khi xả thải ra môi trường.

– Tổng chất rắn lơ lửng (TSS): Hàm lượng chất rắn hữu cơ và vô cơ khó phân hủy, không chìm sẽ lơ lửng trong nước. Hàm lượng TSS càng cao thì nguy cơ gây hại đến các sinh vật sống càng lớn.

6.1 Công Nghệ xử lý nước thải sinh hoạt Aerotank

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể Aerotank

 Thuyết minh quy trình công nghệ Aerotank:

Công nghệ aerotank là quá trình xử lý sinh học hiếu khí, vi sinh hiếu khí sử dụng chất dinh dưỡng từ các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Nên thể tích của vi sinh ngày càng gia tăng và nồng độ ô nhiễm sẽ giảm xuống.

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt aerotank là công nghệ truyền thống, xử lý sinh học hiếu khí, công nghệ này hiện nay vẫn được sử dụng nhiều do dễ vận hành, dễ xây dựng, khả năng loại bỏ BOD, Nitơ cao, dễ dàng thì nâng quy mô công suất, nhược điểm của công nghệ aerotank là tốn năng lượng.

6.2 Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng UASB

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ UASB

Thuyết minh quy trình công nghệ UASB:

UASB là quy trình xử lý sinh học ki khí, nước được phân bổ từ dưới lên và được kiểm soát vận tốc phù hợp, qua lớp bùn kị khí, sẽ xảy ra quá trình vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ.

Ưu điểm của Công nghệ UASB là nguồn khí sinh học sinh ra từ hệ thống có thể thu hồi được, nồng độ chất hữu cơ cao sẽ xử lý rất tốt. Nhược điểm của công nghệ là sẽ bị ảnh hưởng bởi pH, nhiệt độ và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải.

6.3 Công nghệ xử lý nước thải bằng MBBR( moving bed biofilm reactor)

Là quá trình xử lý kết hợp giữa aerotank truyền thống và lọc sinh học hiếu khí, xử lý nước sử dụng vật liệu làm giá thể để vi sinh dính bám phát triển và sinh trưởng. cá chính

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Công nghệ xử lý nước sinh hoạt bằng mang MBBR

Thuyết minh quy trình: nước thải sau khi được thu gom sẽ tập trung tại bể thu gom, sẽ được đưa vào cụm MBBR (tại bể điều hòa, nước thải được điều hòa lưu lượng, nồng độ các chất hữu cơ, tại đây được lắp thiết bị sục khí; sau đó, nước được bơm về bể giá thể di động MBBR để xử lý tiếp, sau đó nước sạch được đưa về bể lắng, bùn thải phát sinh sẽ được thu gom định kỳ cùng với chất thải nguy hai, giao đơn vị có chức năng xử lý.

Đây là một công nghệ mới, với nhiều ưu điểm như: tiết kiệm năng lượng; vận hành dễ dàng, chi phí vận hành, bảo dưỡng thấp, trong quá trình vận hành không phát sinh mùi; hiệu quả xử lý BOD cao; thuận lợi khi nâng cấp quy mô, công suất của hệ thống; ít chiếm diện tích, ít phát sinh bùn; mật độ vi sinh dày đặc, nhiều hơn các công nghệ khác; kiểm soát hệ thống dễ dàng. Tuy nhiên nhược điểm của công nghệ là hiệu quả xử lý phụ thuộc vào lượng vi sinh vật dính bám vào giá thể, tuổi thọ của màng phụ thuộc vào thiết bị lựa chọn.

6.4 Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt – AAO

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt AAO là quá trình xử lý sinh học sử dụng nhiều hệ sinh vật khác nhau (như vi sinh vật yếm khí – vi sinh vật thiếu khí – vi sinh vật hiếu khí) để xử lý nước thải. Do vi sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ, các chất ô nhiễm có trong nước thải để sinh trường và phát triển.

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ AAO

Thuyết minh quy trình công nghệ AAO (Anaerobic: yếm khí – Anoxic: thiếu khí):

Nước thải đầu vào sẽ được bơm vào bể Anaerobic, ở đây xảy ra quá trình thủy phân, diễn ra rất chậm, phân hủy chất béo, quá trình acid hóa làm các chất hòa tan thành chất đơn giản, quá trình acetic hóa sẽ tiếp tục chuyển hóa các sản phẩm của quá trình trước, tới quá trình mathane hóa làm giảm COD có trong nước thải và khử một phần các chất hữu cơ, ngoài ra, còn xảy ra quá trình khỉ nitrate.

Tiếp tới, nước thải sẽ được đưa sang bể anoxic, ở đây xảy ra quá trình đồng hóa và dị hóa sẽ loại bỏ nitơ và photpho có trong nước thải.

Sau đó, nước sẽ được chuyển qua bể hiếu khí, tại đây, xử lý triệt để các chất ô nhiễm có trong nước dựa vào việc vi sinh vật hiếu khí phân giải các chất hữu cơ dựa vào oxy hòa tan. Ở đây, để pH ổn định, sẽ châm thêm hóa chất và sục khí, để làm tăng hiệu quả xử lý nước thải.

Ưu điểm của công nghệ AAO là dễ dàng di chuyển hệ thống khi muốn thay đổi địa điểm, mở rộng quy mô, công suất của hệ thống, khả năng tự động hóa cao, vận hành tốn ít chi phí.

6.5 Công nghệ xử lý nước thải bằng SBR (Sequencing batch reactor)

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng sbr

Là quá trình xử lý nước thải bằng qúa trình phản ứng sinh học theo mẻ

Quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt SBR

Quá trình xử lý nước thải được tiến hành qua 5 pha tuần hoàn: pha làm đầy >>>sục khí >>> lắng >>> rút nước >>> ngưng

Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt SBR: bền hơn, ổn định, cấu tạo đơn giản; giảm nhân công, vận hành dễ dàng; giảm chi phí vận hành; hiệu quả xử lý cao; khả năng xử nitơ, photpho lớn. Nhược điểm của công nghệ là chịu ảnh hưởng bởi nồng độ các chất ô nhiễm và lượng nitrate có trong bùn.

6.6 Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBR

Là công nghệ xử lý nước thải dựa vào sự kết hợp phương pháp sinh học và lý học, đây là công nghệ hiện đại và được sử dụng phổ biến vì những ưu điểm của nó.

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ MBR

Thuyết minh quy trình Công nghệ xử lý nước thải MBR:

Nước thải được thu gom và tập trung tại hố thu gom, sau đó nước thải được đưa qua bể điều hòa. Ở bể điều hòa, lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm được ổn định, để duy trì được thường lắp thêm thiết bị sục khí. Sau đó, nước được bơm tới bể chứa màng MBR, nước sạch được thải ra nguồn tiếp nhậ.

Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBR: do kích thước lỗ màng rất nhỏ (0.01 ~ 0.2 µm) nên có thể loại bỏ triệt để vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh; công nghệ màng MBR không có bể khử trùng và bể lắng và bể lọc nên tiết kiệm được diện tích, do đó cũng giảm được chi phí đầu tư, rất thuận lợi cho các hệ thống xử lý có ít diện tích, không ảnh hưởng tới mỹ quan; đặc biệt công nghệ màng MBR không phát sinh mùi hôi trong quá trình vận hành; vận hàng đơn giản; dễ dàng; chi phí vận hành thấp và hiệu quả xử lý nước thải rất cao; thời gian lưu bùn của hệ thống sử dụng màng MBR là dài, thời gian lưu nước của hệ thống ngắn; được điều khiển tự động và dễ dàng kiểm soát.

Nhược điểm của hệ thống sử dụng Màng MBR là tuổi thọ, hiệu quả xử lý phụ thuộc vào màng MBR.

6.7 Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ sinh học tăng trưởng dính bám

Là quá trình xử lý nước dựa vào vi sinh vật phân hủy các chất hữu làm thức ăn để phát triển và sinh trưởng, quá trình sinh học bùn hoạt tính lơ lửng, quá trình khử nitơ phốt pho và quá trình vi sinh vật dính bám vào vật liệu để sinh trường và phát triển.

Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ sinh học tăng trưởng dính bám: tiết kiệm năng lượng; giảm chi phí đầu tư và hiệu suất xử lý nước thải tốt.

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

6.8 Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ lọc sinh học

Nước thải được hệ thống phân phối phun thành giọt khắp bề mặt vật liệu, tia nước phun ra cùng một phía vuông góc và ngược với chiều quay của ống nhánh phân phối.

Sau khi chạm lớp vật liệu lọc, nước thải chảy thành màng mỏng qua khe lớp vật liệu đi xuống dưới. Trong thời gian chảy, nước thải tiếp xúc với màng vi sinh vật bám quanh vật liệu lọc (đây là dạng sinh trưởng dính bám).

Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ trong nước thải để sinh năng lượng, xây dựng tế bào, tăng sinh khối. Bề dày lớp màng sinh học tăng lên làm ngăn cản oxy thấm vào lớp màng vi sinh, vi khuẩn yếm khí sẽ phát triển và tạo ra sản phẩm phân hủy yếm khí tại lớp trong của màng. Sau một thời gian màng sinh học lão hóa, tróc ra khỏi vật liệu lọc và bị dòng nước mới vào cuốn xuống dưới. Trên mặt vật liệu lọc hình thành lớp màng mới, hiện tượng được lặp đi lặp lại và nước thải được làm sạch BOD cùng các chất dinh dưỡng. Quá trình tiêu thụ cơ chất diễn ra như sau:

Màng hiếu khí: CHC + O2 + nguyên tố vết = Sinh khối + sản phẩm cuối

Màng kỵ khí: CHC + nguyên tố vết = Sinh khối + sản phẩm cuối

Ưu điểm của phương pháp xử lý nước thải sinh học bằng công nghệ lọc sinh học: có thể tận dụng thông gió tự nhiên giúp tiết kiệm năng lượng; ít phải trông coi nên giảm chi phí nhân công.

Nhược điểm của phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ lọc sinh học là thời gian sử dụng dài, chiều dày lớp dính của vi sinh vật tăng lên, sẽ xảy ra quá trình phân hủy nội bào, làm vi sinh vật bị bong ra, trôi theo nước thải nên không còn khả năng xử lý nước thải nữa.

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

  • Mương oxi hóa

Là một dạng aerotank cải tiến khuấy trộn hoàn chỉnh trong điều kiện hiếu khí kéo dài, nước chuyển động tuần hoàn trong mương.

Thường sử dụng với nước thải có độ nhiễm bẩn cao BOD20 từ 1000-5000 mg/l

Mương oxi hóa được chia làm 2 nhóm chính là liên tục và gián đoạn

Ưu điểm:

  • Mương oxi hóa đơn giản, chi phí vận hành thấp, chi phí đầu tư nhỏ hơn 2 lần so với bể lọc sinh học.
  • Hiệu quả xử lý BOD, nito, photpho cao
  • Ít bị ảnh hưởng bởi sự dao động lớn về chất lượng và lưu lượng.
Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Mương oxy hóa – xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí
  • Bể Unitank

Hệ thống xử lý nước thải Unitank là một khối bể được chia làm 3 ngăn, thông thủy với nhau bằng cửa mở ở phần tường chung. Hoạt động của bể gồm 2 pha chính và 2 pha trung gian. Trong mỗi ngăn sẽ có máy sục khí và cánh khuấy, 2 ngăn ngoài có hệ thống máng tràn nhằm thực hiện cả 2 chức năng là sục khí và lắng.

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Unitank – xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí
  • Giai đoạn chính thứ nhất:

Nước thải được đưa vào ngăn số 1 và được sục khí tại đây. Nước sẽ được hòa trộn với bùn hoạt tính, các chất hữu cơ sẽ được hấp thụ và phân hủy một phần. Sau đó nước thải sẽ tiếp tục được đưa vào ngăn số 2 và ngăn này tiếp tục được sục khí. Cuối cùng nước thải được đưa vào ngăn số 3 trong điều kiện tĩnh và bùn sẽ được lắng xuống đáy bể và nước trong sẽ được chảy ra ngoài máng tràn.

  • Giai đoạn trung gian thứ nhất

Mỗi pha chính sẽ được tiếp nối bằng một pha trung gian. Tại đây nước thải sẽ được đưa vào ngăn số 2 và được sục khí, trong khi đó ngăn 1 và 3 đóng vai trò là ngăn lắng. Trong thời gian này, pha chính tiếp theo (với hướng chảy ngược lại) sẽ được chuẩn bị để đảm cho quá trình phân tách bùn và nước trong tốt.

  • Giai đoạn chính thứ hai

Lúc này nước thải sẽ được đưa và từ ngăn thứ 3 và được sục khí tại đây. Sau đó nước thải sẽ được đưa và ngăn số 2 và tiếp tục sục khí. Cuối cùng nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất trong điều kiện tĩnh và ngăn này đóng vai trò là ngăn lắng, lúc này bùn sẽ được lắng xuống đáy bể và nước trong sẽ chảy ra ngoài theo máng tràn.

  • Giai đoạn trung gian thứ hai

Ở giai đoạn này, nước thải sẽ được đưa vào ngăn thứ 2 và sục khí, ngăn thứ nhất và thứ 3 đóng vai trò là ngăn lắng nhưng lúc này ngăn thứ nhất sẽ ở cuối quá trình lắng. Giai đoạn này chuẩn bị cho hệ thống bước vào giai đoạn chính thứ nhất và bắt đầu cho chu trình mới

Ưu điểm của loại hình công nghệ này là:

  • Tích hợp được các công đoạn Anoxic, hiếu khí và lắng vào trong 1 công trình xử lý giúp tiết kiệm được diện tích xây dựng.
  • Không cần hệ thống bơm bùn hồi lưu giúp tiết kiệm được điện năng, giảm chi phí vận hành.
  • Có thể sử dụng hệ thống phân phối khí theo kiểu nổi hoặc chìm.
  • Cùng tạo ra các quá trình hiếu khí – thiếu khí – kỵ khí trong cùng một chu trình giúp xử lý tốt được các hợp chất nito trong nước thải.

  • Bể Biofor

Bể lọc sinh học hiếu khí biofor là hệ thống lọc sinh học với vi khuẩn hiếu khí có dòng khí – nước dâng lên. Công trình xử lý này sử dụng bùn hoạt tính để chuyển hóa các chất hữu cơ (chất gây ô nhiễm) thành các chất vô cơ (chất không gây ô nhiễm).

Nguyên tắc hoạt động của bể biofor: Nước thải chảy liên tục vào đáy bể và được phân phối đều lên trên nhờ hệ thống đĩa thổi khí đặt dưới đáy bể. Sau đó, nước đi qua lớp vật liệu lọc Biolite và ở đây, các thành phần cặn lơ lửng có trong nước thải được giữ lại. Các chất hữu cơ bị loại bởi lượng vi sinh vật có nồng độ cao bám dính trên lớp vật liệu tiếp xúc trong cả quá trình lọc.

Việc thiết kế dòng nước thải đi từ dưới lên giúp hạn chế phát sinh mùi. Nước thải sau khi ra khỏi hệ thống có hàm lượng BOD –COD giảm 85-90%.

Những đặc điểm của của loại hình kỹ thuật này là:

  • Loại bỏ BOD5của chất thải chứa nồng độ nhỏ hơn 300 mg/l
  • Giữ lại huyền phù của chất thải có nồng độ nhỏ hơn 150 mg/l
  • Loại bỏ amoniac bằng oxi hóa
  • Khử nitrat của nước chứa nitrat bằng không khí nén
Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Mô hình bể biofor – xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

>>> Tham khảo thêm nhiều công trình dự án nước thải đã thực hiện tại đây: https://gre-ic.com/du-an-da-thuc-hien/du-an-nuoc-sach/du-an-nuoc-sach-da-trien-khai/

Việc lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải luôn được đặt lên hàng đầu, bởi nhiều năm qua, chất lượng đời sống của con người, hệ sinh thái thủy sinh đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này tác động không nhỏ đến sự phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế của khu vực. Vì vậy, hãy tiến hành lắp đặt ngay hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng cách gọi đến GRE-IC  qua hotline 0905491191 để được tư vấn chi tiết nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

xu-ly-nuoc-thai-co-so-san-xuat-bia (1)

xử lý nước thải cơ sở sản xuất bia

Bia là loại thức uống rất được yêu thích trong các buổi tiệc, liên hoan, họp mặt bạn bè… Chính vì thế mà sản lượng bia tăng liên tục ở Việt Nam theo từng năm. […]

TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ CÔNG TY CÔNG DANH

TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ CÔNG TY CÔNG DANH

Tên công trình: Trạm xử lý nước thải giết mổ công ty TNHH Công Danh Công suất: 200m3/ngày.đêm Tiêu chuẩn nước thải sau xử lý: QCVN 40:2011/BTNMT Chuẩn B Chủ đầu tư: Công ty TNHH […]

xu-ly-nuoc-thai-san-xuat-gach-op-lat (1)

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất gạch ốp lát năm 2022

Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu gạch ốp lát hàng đầu thế giới. Với công suất gần 500 triệu m2 hiện tại, Việt Nam là […]

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CƠ SỞ SẢN XUẤT PHÂN VI SINH

GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT PHÂN VI SINH

Phân bón hữu cơ vi sinh đang được nhiều nhà khoa học và nhà nông quan tâm đặc biệt bởi những lợi ích mà nó mang lại như cải tạo, duy trì, nâng cao độ […]