Hệ thống xử lý nước thải cơ sở sản xuất bột mì mới nhất

xu-ly-nuoc-thai-co-so-san-xuat-bot-mi

Tổng quan về ngành sản xuất bột mì

Bên cạnh sự thay đổi ngày một mạnh mẽ của các ngành công nghiệp sản xuất khác thì theo thời gian, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam đã từng bước đáp ứng được nhiều sản phẩm cần thiết phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người sử dụng trong và ngoài nước, các mặt hàng xuất và nhập khẩu cũng ngày càng tăng, đa dạng và có chất lượng tốt hơn nhiều. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến tinh bột mì đang có những bước tiến mới trong thị trường kinh tế thế giới.

Bên cạnh những lợi ích mà ngành công nghiệp chế biến tinh bột khoai mì đem lại cho nền kinh tế Việt Nam thì lượng nước thải ra ngoài môi trường từ các cơ sở sản xuất vẫn còn là một điều đáng lo ngại và cần được quan tâm nhiều hơn. Cứ một tấn tinh bột khoai mì thành phẩm thì môi trường sẽ nhận khoảng từ 12-15 m3 nước thải với nồng độ các chất hữu cơ rất cao, và loại nước thải này có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được xử lý đúng mức trước khi xả thải. Vì vậy, nước thải cần có hệ thống xử lý nước thải chế biến tinh bột khoai mì trước khi xả thải vào môi trường.

Quy trình sản xuất bột mì

quy-trinh-san-xuat-bot-mi

Nguồn gốc phát sinh và tính chất nước thải cơ sở sản xuất bột mì

Nguồn gốc phát sinh nước thải cơ sở sản xuất bột mì

Nước thải của nhà máy phát sinh trong khâu bóc vỏ, rửa, tách dịch bào và nước thải sinh hoạt của công nhân.

Nước rửa: Nước thải chủ yếu là từ quá trình rửa (đất cát, chứa ít thành phần hữu cơ).

Nước thải sản xuất: Chứa nhiều chất hữu cơ, cặn lơ lửng, phát sinh từ công đoạn băm, mài, tách dịch bào, tách xác và ly tâm, lọc tinh,…

Thành phần và tính chất nước thải chế biến bột mì

Bảng 1.1: Thành phần và tính chất nước thải nhà máy chế biến bột mì

tinh-chat-nuoc-thai-co-so-san-xuat-bot-mi

Nước thải khoai mì được thải ra chủ yếu từ giai đoạn rửa củ và tách tinh bột (ly tâm, sàng lọc). Loại nước thải này có đặc tính tương tự như đặc tính nước thải các ngành thực phẩm khác. Tức là trong thành phần của nước thải khoai mì chứa hàm lượng chất hữu cơ rất cao, độ đục cao do ảnh hưởng của cặn lơ lửng nên có khả năng gây ô nhiễm môi trường rất lớn.

Đặc biệt, trong nước thải khoai mì có chứa HCN là một acid có tính chất độc hại. Đây là chất hóa học trong khoai mì gây nên trạng thái say, ngộ độc khi ăn phải quá nhiều. Khi ngâm khoai mì vào nước một phần HCN sẽ vữa ra tan vào trong nước và theo nước thải ra ngoài. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động có sục khí SO2 vào ở công đoạn trích ly, SO2 khi gặp nước sẽ chuyển hóa thành acid H2SO3 làm cho pH trong nước giảm xuống rất nhiều.

Quy trình xử lý nước thải cơ sở sản xuất bột mì

quy-trinh-xu-ly-nuoc-thai-co-so-san-xuat-bot-mi

Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải cơ sở sản xuất bột mì

Bể lắng cát

Nước thải đầu vào theo hệ thống cống rãnh đến bể lắng cát. Trước khi vào bể lắng cát, nước thải được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất, rác thải có kích thước lớn. Tại bể lắng cát, loại bỏ những hạt cát lớn hơn 0,2mm để tránh ảnh hưởng hệ thống bơm và các công trình xử lý phía sau. Cát được thu hồi đưa ra sân phơi cát.

Nước thải sau lắng sẽ tự chảy đến bể axit hóa với thời gian lưu nước là 1 ngày  mục đích chính là khử CN- và chuyển hóa các chất khó phân hủy thành các hợp chất đơn giản dễ xử lý sinh học.

Tại bể axit hóa: nước thải sẽ được châm thêm axit để hạ pH xuống. Sau đó nước thải sẽ được bơm vào bể điều hòa.

Bể điều hòa

Nước thải được dẫn vào bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ, đảm bảo hiệu suất xử lý cho các công trình phía sau. Hệ thống máy thổi khí sẽ cấp khí để hòa trộn đều nước thải, đồng thời  ngăn chặn quá trình đóng cặn dưới đáy bể.

Bể keo tụ tạo bông

Nước thải từ bể điều hòa được bơm lên bể keo tụ – tạo bông. Đầu tiên nước thải được bơm vào ngăn khuấy trộn. Tại đây hóa chất keo tụ và hóa chất điều chỉnh pH được bổ sung vào tạo điều kiện cho quá trình keo tụ xảy ra. Motor cánh khuấy điều chỉnh ở tốc độ nhanh để hóa trộn đều hóa chất vào nước thải. Nước thải tiếp đó được dẫn sang ngăn tạo bộng. Tại đây, hệ thống châm hóa chất sẽ bổ sung hóa chất trợ keo tụ (polymer) để nâng cao hiệu quả keo tụ, motor cánh khuấy được điều chỉnh ở tốc độ thích hợp để quá trình tạo bông tiếp diễn, đồng thời tránh làm vỡ bông cặn. Hỗn hợp bông cặn cùng nước thải được dẫn vào bể lắng hóa lý. Tại đây, nhờ tác dụng của trọng lực, các bông cặn được lắng xuống đáy bể. Phần nước trong được thu vào hệ thống máng tràn và được dẫn vào bể sinh học kị khí ( UASB).

Bể kị khí UASB

Phương pháp xử lý sinh học kỵ khí dựa trên cơ chế hoạt động của các vi sinh vật phát triển trong môi trường không có oxy để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số khoáng chất làm nguồn dinh dưỡng để phát triển, sinh trưởng và sinh sản, từ đó làm giảm COD, BOD trong nước thải.

Nguyên tắc hoạt động của bể này là nước thải sẽ được phân phối từ dưới lên và được khống chế vận tốc phù hợp qua lớp bùn kỵ khí , tại đây các vi sinh vật sẽ phân hủy chất hữu cơ. Hệ thống tách pha phía trên bể làm nhiệm vụ tách các pha rắn – lỏng và khí, qua đó thì các chất khí sẽ bay lên và được thu hồi, bùn sẽ rơi xuống đáy bể và nước sau xử lý sẽ theo máng lắng chảy qua công trình xử lý tiếp theo.  Sau đó, nước từ bể UASB sẽ chảy tràn qua bể Anoxic.

Bể sinh học thiếu khí Anoxic

Trong bể Anoxic, dưới tác dụng của hai động cơ khuấy trộn hoạt động liên tục đặt ở đầu và cuối bể tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật thiếu khí loại bỏ các hợp chất chứa Nitơ có trong nước thải. Việc đặt bể thiếu khí trước bể Aerotank có tác dụng tận dụng nguồn cacbon có trong nước thải nhưng cần tuần hoàn nước từ bể Aerotank về bể Anoxic để xảy ra quá trình khử nitrate hóa chuyển nitơ từ dạng NO3- về dạng nitơ phân tử N2 được diễn ra hoàn toàn. Sau thời lưu nước tại bể thiếu khí, hỗn hợp bùn với nước thải tiếp tục chảy tràn qua bể hiếu khí Aerotank.

Bể sinh học hiếu khí Aerotank

Tại bể Aerotank hệ thống cấp khí được bổ sung vào bể nhằm tạo điều kiện hiếu khí cho vi sinh vật duy trì sự sống. Đồng thời xáo trộn đều bùn hoạt tính và nước thải. Các vi sinh vật có trong bùn hoạt tính sẽ sử dụng các hợp chất hữu cơ và chất dinh dưỡng mà dòng nước thải mang vào để sinh trưởng và phát triển. Trong bể này, Amoni sẽ được chuyển hóa thành Nitrate, Nitrate nhờ vi sinh vật nitrat hóa.Nước thải sau bể Aerotank một phần được tuần hoàn trở lại bể Anoxic để loại khử bỏ Nito, phần còn lại được dẫn vào bể lắng sinh học.

Bể lắng sinh học

Tại bể lắng sinh học, các bông bùn được lắng xuống đáy bể nhờ trọng lực, phần nước trong được thu vào hệ thống máng tràn và được dẫn vào bể khử trùng.

Bể khử trùng

Tại bể khử trùng, hóa chất  được bổ sung vào để loại bỏ các vi sinh vật gây hại còn lại trong nước

Nước sau xử lý đạt giá trị C Cột A QCVN 40:2011/BTNMT và được xả vào nguồn tiếp nhận.

Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải cơ sở sản xuất bột mì trên

  • Hiệu quả xử lý cao.
  • Đáp ứng yêu cầu xử lý nước thải.
  • Chịu được sự thay đổi tải trọng và lưu lượng đột ngột.
  • Hệ thống hoạt động ổn định.
  • Vận hành dễ dàng, chi phí vận hành thấp.
  • Chi phí lắp đặt thiết bị được giảm bớt do hệ thống đa phần hoạt động theo chế độ tự chảy.
  • Tiết kiểm diện tích và kinh phí đầu tư

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ý TƯỞNG XANH

NHÀ MÁY SẢN XUẤT : Yên Lạc-Cần Kiệm-Thạch Thất-Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH : V11-B03 Khu đô thị The Terra An Hưng phường La Khê Quận Hà Đông – HÀ NỘI

Email: Info.greic@gmail.com

Điện thoại: (+84) 0905491191

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy lọc hóa dầu

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy lọc hóa dầu tại Việt Nam

1. Tổng quan về ngành lọc hóa dầu: Nhà máy lọc dầu là nơi thực hiện các quá trình chế biến dầu thô thành các sản phẩm dầu mỏ và các sản phẩm khác như […]

cong-nghe-sinh-hoc-yem-khi-thieu-khi-hieu-khi-a2o-ao-o

Công nghệ sinh học Yếm khí – Thiếu khí – Hiếu khí (A2O/ AO/ O)

Công nghệ sinh học Yếm khí – Thiếu khí – Hiếu khí (A2O/ AO/ O) Công nghệ sinh học sử dụng hoạt động sống của vi sinh vật trong nước thải để xử lý và chuyển hóa các chất ô nhiễm mà VSV có thể xử lý. Công nghệ AAO .Công nghệ […]

xử lý nước thải chế biến thủy sản

Công nghệ xử lý nước thải thủy sản

Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu trên thế giới, ngành thủy sản hiện tại chiếm 4% GDP, 8% xuất khẩu và 9% lực lượng lao động. Tuy nhiên, ngành Chế […]

xu-ly-nuoc-thai-nha-may-bia

Phương pháp xử lý nước thải nhà máy bia hiệu quả

Xử lý nước thải nhà máy bia là hoạt động được tiến hành song song với hoạt động sản xuất. Đây là hoạt động bắt buộc được nhà nước yêu cầu thực hiện nhằm đảm […]