Hiện tại nguồn điện ở nước ta sản xuất từ 3 nhà máy sản xuất điện chính là thủy điện, nhiệt điện và phong điện. Trong đó, nhà máy thủy điện chiếm 32% trong tổng sản xuất điện.
Theo bộ Xây dựng, đến năm 2104, ở Việt Nam có khoảng 268 công trình thủy điện đang hoạt động và trên 200 công trình đang trong quá trình thi công xây dựng và sắp đưa vào hoạt động. Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Văn Thắng, hiện cả nước có hơn 6.500 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích 11 tỷ m³ nước, trong đó có hơn 560 hồ chứa lớn, còn lại đều là loại hồ chứa nhỏ. Nhà máy thủy điện lớn nhất hiện nay của Việt Nam là Thủy điện Sơn La.
Qua đó, ta có thể nhận thấy hiện tại và trong tương lại của các nhà máy thủy điện sẽ phát triển với số lượng lớn như thế nào trên khắp đất nước. Vì vậy, xử lý nguồn nước thải thải ra từ nhà máy thủy điện là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Quy trình hoạt động của nhà máy thủy điện
Nguyên lý hoạt động của một nhà máy thủy điện gồm có bồn giai đoạn chính
- Dòng nước với áp lực lơn chảy qua cổng kiểm soát và đi vào bên trong nhà máy
- Dòng nước chảy làm quay tua bin của máy phát điện và tạo ra dòng điện
- Dòng điện chạy qua Máy biến áp, tạo ra dòng điện cao thế và truyền theo đường dây điện cao áp về các trạm điện.
- Các trạm biến áp sẽ chuyển thành điện trung thế và hạ thế để phục vụ nhu cầu sử dụng
Nguồn gốc phát sinh nước thải từ hoạt động của nhà máy thủy điện
Nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động:
- Nước thải làm mát: từ quá trình làm mát bình ngưng, thiết bị phụ
- Nước thải ô nhiễm dầu: do sự cố rò rỉ, rửa thiết bị, động cơ, nước mưa chảy tràn,…
Nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt:
- Nước thải từ quá trình hoạt động vệ sinh của công nhân, cán bộ ở nhà máy
- Nước thải từ khu nấu ăn
Thành phần và tính chất của nước thải nhà máy thủy điện :
Nước thải làm mát thường có thành phần và tính chất ít biến đổi so với nguồn nước ban đầu. Nước thải ô nhiễm dầu có màng dầu nổi ở trên. Nước thải tro xỉ và nước rửa thiết bị có độ đục cao, hàm lượng cặn lớn, có chứa các ion kim loại.
Nước thải sinh hoạt: Các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh chủ yếu là các loại cacbon hydrat, protein, lipid,… là các chất dễ bị sinh vật phân hủy. Ngoài ra, còn có một lượng lớn chất lơ lửng có khả năng gây bồi lắng cho nguồn tiếp nhận và khiến chất lượng nước tại nguồn này xấu đi. Các chất dinh dưỡng N,P có nhiều trong nước thải là yếu tố gây hiện tượng phú dưỡng hóa.
Nước thải từ các hoạt động nấu ăn: Nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao, ngoài ra còn chứa dầu mỡ khoáng, chất tẩy rửa từ hoạt động nấu ăn.
Bảng dưới đây thể hiện một vài thông số cơ bản có trong nước thải nhà máy thủy điện
Công nghệ xử lý nước thải nhà máy thủy điện
Theo bảng trên và tính chất nước thải của nhà máy thủy điện, ta có thể nhận thấy nước thải nhà máy thủy điện chính là nước thải sinh hoạt của công nhân viên. vì vậy, ta có thể đưa ra quy trình xử lý cơ bản như sau
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải nhà máy thủy điện trên
Nước thải được thu gom bằng đường ống dẫn, vào bể tách mỡ rồi mới đến hố thu gom có đặt song chắn rác ở đầu nhằm loại bỏ các rác cặn thô tránh tắc nghẽn đường ống ảnh hưởng đến quá trình xử lý sau. Những nuồn thải có chứa dầu mỡ sẽ được đi qua đường ống riêng đến bể tách mỡ rồi mới đến hố thu gom, nước thải sau khi tập trung tại hố gom sẽ được chuyển đến bể điều hòa.
Bể điều hòa: giải quyết vấn đề ổn định lưu lượng và tính chất nước thải. Bể điều hòa thường được thiết kế thêm hệ thống thổi khí hoặc máy khuấy trộn nhằm xáo trộn dòng thải, oxy hóa sơ bộ các chất hữu cơ và tránh sự phát sinh vi khuẩn kị khí phân hủy gây mùi hôi thối. Đồng thời bể điều hòa cũng có vai trò là bể chứa nước thải mỗi khi hệ thống dừng lại để sửa chữa hoặc bảo trì. Nước được giữ lại với thời gian lưu đủ để xử lý 10% COD, 10% BOD. Nước thải sau khi được ổn định ở bể điều hòa được bơm qua bể Anoxic để xử lý sinh học.
Bể Anoxic: dưới tác dụng của hai động cơ khuấy trộn hoạt động liên tục đặt ở đầu và cuối bể tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật thiếu khí loại bỏ các hợp chất chứa nitơ có trong nước thải. Việc đặt bể thiếu khí trước bể Aerotank có tác dụng tận dụng nguồn cacbon có trong nước thải nhưng cần tuần hoàn nước từ bể Aerotank về bể Anoxic để xảy ra quá trình khử nitrate hóa chuyển nitơ từ dạng NO3- về dạng nitơ phân tử N2 được diễn ra hoàn toàn. Sau thời lưu nước tại bể thiếu khí, hỗn hợp bùn với nước thải tiếp tục chảy tràn qua bể lắng 2 để loại bỏ bùn thải có trong nước.
Nước thải trong bể lắng sau khi qua bể khử trùng để xử lý vi khuẩn có trong nước thì được thải ra hệ thống thoát nước trung của khu vực. Nước thải sau khi xử lý đạt Quy chuẩn QCVN 40:2008/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
Thông tin chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ý TƯỞNG XANH
NHÀ MÁY SẢN XUẤT : Yên Lạc-Cần Kiệm-Thạch Thất-Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH : V11-B03 Khu đô thị The Terra An Hưng phường La Khê Quận Hà Đông – HÀ NỘI
Email: Info.greic@gmail.com
Điện thoại: (+84) 0905491191
Để lại một bình luận