Tổng quan về ngành sản xuất thép
1. Hoạt động của ngành sản xuất thép
Hiện nay nhu cầu xây dựng ngày một tăng. Kéo theo đó là sự tăng trưởng của ngành sản xuất sắt thép. Nhu cầu sử dụng nước của ngành sản xuất sắt thép là rất lớn. Nhưng lượng nước thải ra môi trường không nhiều, do mục đích sử dụng chủ yếu là làm mát. Nước thải bỏ từ quá trình làm mát có thể được tái sử dụng lại sau khi xử lý giảm nhiệt độ của nước. Tuy nhiên, lượng nước thải từ ngành sản xuất thép lại khó xử lý do thành phần có chứa các kim loại, dải pH rộng. Vì vậy nước thải công nghiệp sản xuất sắt, thép phải được xử lý kiểm soát chặt chẽ trước khi thải ra môi trường.
2. Quy trình sản xuất thép
3. Nguồn phát sinh nước thải sản xuất thép
Nước thải từ quá trình vệ sinh máy móc thiết bị: chứa nhiều kim loại độc hại, TSS cao, chứa dầu mỡ…
Nước thải từ quá trình làm mát và từ công trình xử lý khí thải: phun sơn
4. Thành phần và tính chất nước thải sản xuất thép
Bảng 1. Thành phần và tính chất nước thải sản xuất thép
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất thép
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải sản xuất thép
Hố thu gom: Nước thải đầu vào theo hệ thống thu gom được dẫn về hố thu. Trước khi vào hố thu, nước thải được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất, rác thải có kích thước lớn. Hố thu thường có kích thước sâu để thu gom nước thải, trong hố thu bố trí bơm chìm để bơm nước thải sang bể điều hòa
Bể điều hòa: Bể điều hòa điều hòa tính chất và lưu lượng nước thải trong quá trình sản xuất. Trong bể điều hòa nước thải được xáo trộn liên tục nhờ máy thổi khí, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể, sinh ra mùi khó chịu. Sau đó nước thải được bơm qua bể tách dầu mỡ.
Bể tách dầu mỡ: Nước thải được dẫn qua bể vớt dầu để vớt lớp cặn dầu mỡ nổi trên bề mặt nước thải, tách các chất hữu cơ không tan trong nước. Dầu được thu hồi lại.
Bể keo tụ tạo bông: Nước thải từ bể tách dầu mỡ được dẫn qua bể keo tu-tạo bông. Đầu tiên nước thải được bơm vào ngăn khuấy trộn. Tại đây hóa chất keo tụ và hóa chất điều chỉnh pH được bổ sung vào tạo điều kiện cho quá trình keo tụ xảy ra. Motor cánh khuấy điều chỉnh ở tốc độ nhanh để hóa trộn đều hóa chất vào nước thải. Nước thải tiếp đó được dẫn sang ngăn tạo bộng. Tại đây, hệ thống châm hóa chất sẽ bổ sung hóa chất trợ keo tụ (polymer) để nâng cao hiệu quả keo tụ, motor cánh khuấy được điều chỉnh ở tốc độ thích hợp để quá trình tạo bông tiếp diễn, đồng thời tránh làm vỡ bông cặn. Hỗn hợp bông cặn cùng nước thải được dẫn vào bể lắng hóa lý. Tại đây, nhờ tác dụng của trọng lực, các bông cặn được lắng xuống đáy bể.
Bể lắng: Tiếp theo nước thải được dẫn qua bể lắng để lắng các bông cặn đã keo tụ.
Bể khử trùng: Tại bể khử trùng được châm thêm Clo diệt những vi khuẩn còn sót lại, ngoài ra bể khử trùng còn là bước trung gian để bơm nước lên bể lọc áp lực.
Bể lọc áp lực: Sau khi qua bể khử trùng nước thải được bơm lên bể lọc áp lực để loại bỏ các cặn lơ lửng còn lại của quá trình xử lý. Sau một thời gian sẽ tiến hành rửa lọc nhằm loại bỏ các chất bẩn bám trên vật liệu lọc. Nước rửa lọc được tuần hoàn lại hố thu.
Nước sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT và được xả vào nguồn tiếp nhận.
Thông tin chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ý TƯỞNG XANH
NHÀ MÁY SẢN XUẤT : Yên Lạc-Cần Kiệm-Thạch Thất-Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH : V11-B03 Khu đô thị The Terra An Hưng phường La Khê Quận Hà Đông – HÀ NỘI
Email: Info.greic@gmail.com
Điện thoại: (+84) 0905491191
Trả lời