Màng MBR dùng trong xử lý nước thải

Màng MBR dùng trong xử lý nước thải,màng MBR Việt Nam giá rẻ,Màng MBR là gì

Công nghệ màng MBR là sự kết hợp giữa vi sinh trong bể bùn hoạt tính lơ lửng và công nghệ màng lọc sợi rỗng trong xử lý nước thải, hàm lượng bùn trong bể sinh học sẽ được giữ lại thông qua cơ chế vi lọc của màng, nhờ kích thước nhỏ (µm) nên nước thải sau khi ra khỏi màng có chất lượng rất tốt.

1 Công nghệ màng MBR dùng trong xử lý nước thải

1.1 Giới công nghệ xử lý nước thải bằng màng MBR

Công nghệ xử lý nước nước thải bằng màng vi lọc là công nghệ tiên tiến được các nước phát triển như Nhật, Mỹ, châu Âu áp dụng rộng rãi trong vòng hai thập kỷ qua. Đặc biệt trong đó công nghệ bể sinh học màng vi lọc (Membrane bio reactor, gọi tắt là MBR) đã chứng tỏ các ưu thế vượt trội trong hiệu quả xử lý, vận hành và vốn đầu tư.

Xử lý nước thải bằng công nghệ MBR là sự kết hợp giữa hai quá trình cơ bản trong một đơn nguyên:

  • Phân hủy sinh học chất hữu cơ;
  • Kỹ thuật tách sinh khối vi khuẩn bằng màng vi lọc (micro-filtration).

Xử lý nước thải bằng công nghệ MBR thay thế công nghệ xử lý sinh học truyền thống, kết hợp bể phản ứng sinh học và bể lắng chỉ bằng một công trình đơn giản hơn trong xây dựng và vận hành (cụm màng có thể đặt ngập trong bể phản ứng sinh học hay nằm bên ngoài). Công nghệ MBR rất hiệu quả trong việc loại bỏ các chất hữu cơ, kim loại và vi khuẩn, phù hợp để xử lý nhiều loại nước thải khác nhau như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước rỉ rác. Chất lượng nước sau khi xử lý rất tốt và ổn định, với hàm lượng SS <1mg/L, độ đục <0.2NTU. Hiệu suất lọc Nitơ và Ammonia lên đến 90 – 95% và đặc biệt hiệu suất loại bỏ vi khuẩn và virus rất cao. Đặc biệt, màng lọc ở đây còn đóng vai trò một barie giữ lại các vi khuẩn nguy hiểm đến sức khỏe mà quá trình khử trùng bằng clo cũng không có tác dụng. Nước sau xử lý thích hợp để xả ra môi trường tự nhiên hoặc các mục đích tái sử dụng như tưới cây, rửa sàn, dội nhà vệ sinh,…

Việc ứng dụng Xử lý nước thải bằng công nghệ MBR là kết hợp giữa công nghệ lọc màng và bể lọc sinh học như là một công đoạn trong quy trình xử lý nước thải có thể thay thế (trong vài trường hợp) cho vai trò tách cặn của bể lắng bậc hai và bể lọc nước đầu vào, do vậy có thể lược bỏ bể lắng bậc hai, bể khử trùng và vận hành với nồng độ MLSS cao hơn sẽ tiết kiệm diện tích bể sinh học.

1.2 Ưu điểm của màng MBR trong công nghệ xử lý nước thải

+ Với kích thước lỗ màng là 0,04 µm trở nên, màng MBR có thể tách các chất rắn lơ lững, hạt keo, vi khuẩn, một số virus và các phân tử hữu cơ kích thước lớn. Do đó, Xử lý nước thải bằng công nghệ MBR không cần phải xây thêm bể lắng bùn sinh học và bể khử trùng phía sau, tiết kiệm diện tích bể sinh học giảm được chi phí xây dựng và thiết bị, giảm chi phí vận hành và giảm được diện tích xây dựng có thể dùng cho mục đích khác.

Màng MBR dùng trong xử lý nước thải
Ảnh xử lý nước thải bằng công nghệ màng MBR

+ Thời gian lưu nước ngắn 2.5-5 giờ so với công nghệ bùn hoạt tính thông thường >6 giờ giảm diện tích đất cần thiết, nhất là đối với các khu vực bệnh viện, khách sạn, các cao ốc văn phòng và các công trình cải tạo nâng cấp không có diện tích đất dự trữ.

+ Nồng độ vi sinh MLSS trong bể cao và thời gian lưu bùn dài nên khối lượng bùn dư sinh ra ít giảm chi phí xử lý, thải bỏ bùn. Ngoài ra, do nồng độ bùn trong bể cao nên sẽ làm giảm khả năng nổi của bùn, tăng hiệu của xử lý của bùn hoạt tính.

+ Màng MBR được thiết kế với nồng độ bùn hoạt tính cao 5000-12.000 mg/l và tải trọng BOD xử lý cao, giảm thể tích của bể sinh học hiếu khí, giảm chi phí đầu tư xây dựng.

+ Chất lượng nước sau xử lý luôn luôn được đảm bảo tốt nhất mà không cần quan tâm trong nước đầu ra có chứa bùn hoạt tính lơ lửng, các vi khuẩn gây bệnh và kiểm soát chlorine dư.

+ Nước sau xử lý bằng công nghệ MBR có lượng chất rắn rất thấp <5mg/l, BOD5 và COD thấp, do đó, nước thải có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhau như giải nhiệt, tưới cây hoặc rửa đường….

+ Quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đơn giản và dễ dàng hơn so với quá trình thông thường. Xử lý nước thải bằng công nghệ MBR có thể điều chỉnh hoàn toàn tự động trong quá trình vận hành, không cần phải đo chỉ số SVI hàng ngày (đây là chỉ số rất quan trọng đối với quá trình thông thường) ít tốn nhân công vận hành.

+ Trường hợp nhà máy có nâng công suất hoạt động lên thì đối với quá trình Xử lý nước thải bằng công nghệ MBR chỉ cần đầu tư thêm modul màng lọc MBR.

1.3 Sơ đồ công nghệ màng MBR xử lý nước thải

Màng lọc MBR ứng dụng trọng công nghệ xử lý nước thải cực kỳ đơn giản.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bảng công nghệ
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bảng công nghệ MBR

Xử lý nước thải bằng công nghệ MBR được ứng dụng rất phổ biến trong các loại nước thải khó xử lý ví dụ như:

  • Xử lý nước thải sinh hoạt
  • Xử lý nước thải bệnh viện
  • Xử lý nước thải phòng khám
  • Xử lý nước thải công nghiệp, sản xuất
  • ….

Xử lý nước thải bằng công nghệ MBR tiết kiệm chi phí xây dựng và lắp đặt rất nhiều so với công nghệ truyền thống.

So sánh công nghệ xử lý nước thải truyền thống và công nghệ MBR theo sơ đồ sau:

Xử lý nước thải bằng công nghệ MBR tiết kiệm chi phí

1.4 Nguyên lý xử lý nước thải bằng Màng MBR

Cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong Xử lý nước thải bằng công nghệ MBR cũng tương tự như bể bùn hoạt tính hiếu khí nhưng thay vì tách bùn sinh học bằng công nghệ lắng thì công nghệ MBR lại tách bằng màng.

Màng MBR dùng trong xử lý nước thải
Màng sợi MBR

Vi sinh vật, chất ô nhiễm, bùn hoàn toàn bị giữ lại tại bề mặt màng. Đồng thời chỉ có nước sạch mới qua được màng. Phần nước trong được bơm hút ra ngoài, phần bùn nằm lại trong bể và định kỳ tháo về bể chứa bùn.

Màng MBR dùng trong xử lý nước thải
Nguyên lý lọc và rửa màng

Kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.04 ~ 0.2 µm) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, mật độ vi sinh cao và hiệu suất xử lý tăng. Nước sạch sẽ bơm hút sang bể chứa và thoát ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc và khử trùng.

Màng MBR dùng trong xử lý nước thải

Máy thổi khí ngoài cung cấp khí cho vi sinh hoạt động còn làm nhiệm vụ thổi bung các màng này để hạn chế bị nghẹt màng.

1.5 Bảo trì Màng MBR

Để kéo dài tuổi thọ cho màng, cần làm sạch màng vào cuối hạn dùng. Chọn cách rửa màng tối ưu tùy thuộc vào loại nước đầu vào. Thời điểm rửa màng xác định dựa theo đồng hồ đo áp lực. Có 2 cách làm sạch màng:

Cách 1: Làm sạch màng bằng cách thổi khí: Dùng khí thổi từ dưới lên sao cho bọt khí đi vào trong ruột màng chui theo lỗ rỗng ra ngoài, đẩy cặn bám khỏi màng.

Cách 2: Làm sạch màng bằng cách ngâm trong dung dịch hóa chất. Nếu tổn thất áp qua màng tăng lên 25~30 cmHg so với bình thường, ngay cả khi đã dùng cách rửa màng bằng thổi khí, thì cần làm sạch màng bằng cách ngâm vào thùng hóa chất riêng khoảng 2~4 giờ. (Dùng chlorine với liều lượng 3~5g/L, thực hiện 6~12 tháng một lần).

2. Màng MBR-GRE-IC Việt Nam cải tiến ứng dụng dùng trong xử lý nước thải

2.1 Giới thiệu màng MBR-GRE-IC Việt Nam cải Tiến

Màng MBR-GRE-IC Việt Nam cải tiến, là sản phẩm do đội ngũ kỹ sư CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ý TƯỞNG XANH nghiên cứu và cải tiến dựa trên công nghệ màng MBR trên thị trường. Với gần 20 năm trong nghề môi trường và kinh nghiệm thi công xử lý hàng trăm công trình lớn nhỏ trên cả nước. Công ty chúng tôi với vai trò kiến tạo, cải tiến các công nghệ hiện có trên thị trường. Đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ màng MBR-GRE-IC Việt Nam cải tiến vào các dự án xử lý nước thải. Với hơn 50 đối tác công ty môi trường và hàng trăm dự án đã ứng dụng màng MBR-GRE-IC Việt Nam cải tiến. Đã chứng minh tính hiệu quả và tính ưu việt màng MBR-GRE-IC Việt Nam cải tiến so với các loại màng MBR nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo,,,Công ty chúng tôi luôn tự hào là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cải tiến công nghệ màng MBR, được sự công nhận các nhà thầu môi trường và các chủ đầu về tính hiệu quả, giá trị sản phẩm màng MBR-GRE-IC Việt Nam cải tiến. Đây là một trong những sự lựa chọn hàng đầu cho xử lý nước thải sinh hoạt từ các nhà máy và các khu dân cư. Màng MBR GRE-IC Việt Nam cải tiến là giải pháp được sử dụng để khắc phục những hạn chế màng MBR trên thị trường. Ứng dụng hiệu quả linh hoạt các dự án đang cải tạo và xây mới.

Màng MBR dùng trong xử lý nước thải

Ảnh màng MBR GRE-IC Việt Nam cải tiến tại cơ sở sản xuất huyện Thạch Thất -Hà Nội

2.2 Thông số kỹ thuật Màng MBR GRE-IC Việt Nam cải tiến

– Kích thước:

+ Bộ GRE-114: d x H = 114mm x 500mm

+ Bộ GRE-140: d x H = 140mm x 900mm

– Kích thước lỗ rỗng: 0,04µm.

– Vật liệu màng: PVDF ( 3 lớp )

– Diện tích bề mặt:

+ Bộ GRE-114: 2m2

+ Bộ GRE-140: 6m2

– Lưu lượng thiết kế:

+ Bộ GRE-114: 100lit/giờ

+ Bộ GRE-140: 300lit/giờ

Màng MBR dùng trong xử lý nước thải
Ảnh catalogue màng MBR GRE-IC Việt Nam cải tiến

2.3 Quy trình xử lý nước thải ứng dụng màng MBR GRE-IC Việt Nam cải tiến

Màng MBR GRE-IC Việt Nam được kế thừa và phát huy các công nghệ màng MBR hiện có trên thị trường. Với cải tiến công nghệ, hình dáng dạng treo một đầu kết hợp với hệ thống sục khí giúp màng không bị tắc nghẽn. Vị trí đặt màng, màng được đặt sau bể lắng sơ bộ, thời gian lắng sơ bộ là 2 tiếng ( thể tích lắng không kể thể tích chứa bùn và chiều cao bảo vệ bể), 2 tiếng lắng là tính cho cả lưu lượng tuần hoàn bùn về là 1,75Q.

màng MBR

Khi thiết kế hệ MBR thì cần thiết kế bể chứa Màng MBR riêng biệt, để có thể đặt vừa module Màng + Bơm bùn tuần hoàn + không gian thao tác, không nên làm quá lớn sẽ gây ra việc tốn hóa chất làm sạch màng rửa offline sau này.

Modun màng MBR
Hình ảnh bể đặt màng MBR-GRE-IC Việt Nam cải tiến

+ Thông thường ta tính toán bể hiếu khí phù hợp sau đó thiết kế bể lắng Sơ bộ cho màng MBR, tùy thực tiễn của dự án mà ta có thể đặt màng hẳn trong bể lắng sơ bộ ( màng được treo phía trên bể lắng )

– Bể lắng sơ bộ vẫn được thiết kế ống lắng trung tâm để nâng cao hiệu quả lắng sơ bộ

Màng MBR dùng trong xử lý nước thải
Hình ảnh màng MBR-GRE-IC Việt Nam cải tiến đặt trong bể lắng

– Hoặc bể đặt màng MBR được đặt sau bể lắng sơ bộ. Hệ thống nâng từ chuẩn B lên A thì có thể đặt hẳn vào bể lắng hiện hữu (bể lắng lúc này thực hiện quá trình lắng sơ bộ giảm tải SV cho hệ màng). Khi thiết kế Bể MBR riêng, với Màng MBR Việt Nam không bị tắc nghẽn bùn thì không cần phải đem Màng ra ngoài làm vệ sinh, chỉ cần ngâm Màng với hóa chất Javel và có thể thêm axit nếu cần thiết trực tiếp trong Bể MBR.

Bể chứa nước sạch đầu ra có thể kết hợp là bể khử trùng để cho bơm rửa ngược vận hành. Có thể làm nơi trữ nước cho các mục đích tái sử dụng phù hợp.

Màng MBR dùng trong xử lý nước thải
Hình ảnh bể đặt màng MBR-GRE-IC Việt Nam đặt sau bể lắng

-Diện tích bề mặt Màng MBR VIỆT NAM: 2m2 và 6m2/ 1 bộ.
-Chiều cao mực nước bể thấp nhất: 600mm và 1000mm. Trong bể MBR, phải đặt phao điện sao cho mực nước luôn cao hơn đỉnh Màng MBR 10 cm (lớn hơn 500mm đối với bộ GRE-114 và 900mm đối với bộ GRE-140).

Lưu lượng thiết kế trung bình: đối với bộ GRE-114 lưu lượng thiết kế chọn là 100 lit/giờ, Bộ GRE-140 lưu lượng thiết kế chọn là 300 lit/giờ.
• Với kích thước lỗ màng 0,04 micro nước thải sau khi qua Màng MBR VIỆT NAM có thể tái sử dụng để tưới cây, rửa đường, hệ chiller… Nước thải sau khi qua lỗ Màng UF có thể dẫn trực tiếp qua hệ Màng RO để tái thu hồi nước cho mục đích cao hơn. Đồng thời với kết cấu lỗ Màng 0,04 micro, các chất vô cơ trong nước thải công nghiệp được giữ lại trên bề mặt bên ngoài sợi màng và dễ dàng loại bỏ bằng hóa chất, các loại Màng MBR khác lỗ màng MF chất vô cơ sẽ bám vào thành lỗ màng, vì thế rất khó làm sạch.

2.4 Thông số vận hành

– MLSS < 8.000 mg/L. (pH vận hành màng trong khoảng 2 – 10,5)
– Nhiệt độ nước thải lớn hơn 5oC và nhỏ hơn 40oC
– Thiết kế lượng khí cho Bể sinh học giống như thiết kế bể Aerotank thông thường.
– Sục khí đối với màng đặt trong ngăn bể MBR sau bể lắng sơ bộ.
– Có thể không sục khí đối với hệ thống màng MBR đặt trong bể trợ lắng ( tùy mức độ lắng sơ bộ của bể lắng). Việc sục khí sẽ không sục tại đáy mà sục khí ngay tại sát chân màng.
– Đối với hệ nâng từ chuẩn B lên A, đặt màng MBR vào bể lắng hiện hữu và tính toán nâng tải MLSS trong bể vi sinh, cấp đầy đủ cơ chất để hệ thống nâng tải đạt chuẩn A.

Hoạt động của cụm màng được theo dõi thông qua thông số thông lượng của màng (flux), là lưu lượng nước qua một đơn vị diện tích màng trong một đơn vị thời gian (L/m2.h). Sau một thời gian hoạt động, áp suất qua màng sẽ tăng lên. Khi đó phải tiến hành rửa ngược để làm sạch màng.
Chế độ hoạt động: theo hướng dẫn thiết kế Màng MBR VIỆT NAM, thông thường Màng MBR vận hành theo nguyên lý lọc không liên tục với chế độ 8 phút hút màng (Filtration) và 1 phút rửa ngược màng (Backwash) và sục khí liên tục, có thể không sục khí tùy thuộc hiểu quả của bể lắng sơ bộ, bơm lọc được điều khiển bởi phao trong bể MBR. Trong khi hoạt động, màng sẽ bị bám bẩn dần bởi bông bùn sinh học, khi sục khí, các bọt khí di chuyển từ dưới lên sẽ tạo ra sự xáo trộn và làm bong bông bùn trên bề mặt màng, tuy nhiên, nếu bơm rút hoạt động liên tục thì sự xáo trộn không đủ để làm sạch bề mặt màng, vì vậy, ngưng bơm lọc và sục khí liên tục sẽ làm giảm đi hiện tượng bám bẩn trên màng.
Bơm Hút Màng: Thông thường chọn gấp 1,5 đến 2 lần công suất trung bình giờ của hệ thống, với cột áp 10mH2O. Việc chọn Bơm hút màng với công suất cao hơn trung bình giờ là do một số nguyên nhân làm tổn thất áp lực như: chiều cao bể, mật độ bùn trong bể, vị trí lắp bơm hút. Lưu lượng hút qua Màng theo công suất cao nhất từng giờ của hệ thống. Áp vận hành của Bơm hút Màng thường giới hạn nhỏ hơn – 0,5 kg/cm2.
Bơm rửa Màng: Lưu lượng thiết kế cho Bơm Rửa Màng là 30 lít/m2/giờ, chọn lưu lượng bơm hút màng ở cột áp 10mH2O. Từ số Màng MBR sử dụng mà ta chọn bơm với công suất phù hợp. Khi lắp đặt Bơm rửa Màng cần lắp hệ van hồi lưu kết hợp với đồng hồ lưu lượng dạng cơ. Áp vận hành của Bơm hút Màng thường giới hạn nhỏ hơn 0,1 kg/cm2.

2.5 Một số ưu điểm của màng MBR-IC Việt Nam

  • Chi phí rẻ hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường
  • Tuổi thọ màng: 5 – 7 năm. Hoạt động ổn định trong thời gian dài
  • Kích thuớc lỗ màng 0,04 micro (lỗ màng UF) lọc được bùn + vi khuẩn có kích thước nhỏ.
  • Sợi màng cấu tạo từ vật liệu PVDF siêu bền giúp màng không bị đứt gãy trong quá trình vận hành.
  • Cấu tạo đơn giản, nặng 2kg/1 bộ – Dễ dàng lắp đặt, vệ sinh, bảo dưỡng,
  • Hiệu quả  – Hiệu quả cao, thời gian vận hành lâu, tiết kiệm chi phí
  • Các tính năng – Các bộ màng ghép thành module có thể tháo rời và nâng cấp dễ dàng
  • Nhỏ gọn – Thiết kế nhỏ gọn, ít tốn diện tích
  • Màng đặt sau bể lắng sơ bộ: màng không bị tắc, không tốn khí, không tốn hoá chất, tiết kiệm chi phí.

GRE-IC là nhà thầu tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ màng MBR GRE-IC Việt Nam cải tiến trong xử lý nước thải tại Việt Nam. Công nghệ đã được GRE-IC áp dụng cho các nhà máy xử lý nước thải, được chủ đầu tư đánh giá cao hiệu quả xử lý, tiết kiệm chi phí so với sản phẩm cùng loại trên thị trường.

3. Các loại màng MBR khác trên thị trường

3.1 Màng cóc

3.1.1 KOCH – USA

Màng MBR KOCH – USA: Độc quyền công nghệ cố định một đầu kết hợp với hệ thống sục khí trung tâm

Thông số kỹ thuật Màng Lọc MBR KOCH :

Loại Màng : Dạng sợi rỗng
Kiểu màng : PSH 41, PSH41 cắt ngắn, PSH31HD (31m2)
Kích thước lỗ rỗng 0,03 µm (Màng UF)
Vật liệu màng : PVDF
Kích thước màng PSH41, diện tích bề mặt : 828mm (W) x 2.319mm (H) x 92mm (T), 41m2
Kích thước màng PSH31HD, diện tích bề mặt : 828mm (W) x 1.821mm (H) x 92mm (T), 31m2
Lưu lượng trung bình xử lý nước thải : 15,5 – 31 m3/tấm/ngày với PSH41
Note PSH41: đối với nước thải sinh hoạt thiết kế với công suất 24,6 m3/tấm/ngày (0,5m3/m2/ngày) . nước thải công nghiệp thiết kế với công suất 20,5 m3/tấm/ngày (0,5m3/m2/ngày).
Chiều sâu mực nước bể : > 2,25m (bể thấp nhất 2,8m) với PSH41 và > 1,75m (bể thấp nhất 2,3m) với PSH31HD
Lưu lượng sục khí thiết kế : 0,167 m3/tấm/phút
Cách vận hành : 10 phút chạy, 30 giây rửa ngược
Độ bền màng vận hành đúng : 8 – 10 năm
Hàm lượng MLSS vận hành : < 12.000 mg/l
pH vận hành : 2-10,5

 

Một số ưu điểm của màng KOCH:

  • Độc quyền công nghệ cố định một đầu kết hợp hệ thống sục khí trung tâm
  • Tuổi thọ Màng: 8 – 10 năm. Là màng có tuổi thọ cao nhất trên thị trường hiện nay
  • Bảo hành: 2 năm
  • Kích thuớc lỗ màng 0,03 micro (lỗ màng UF) lọc được bùn +  vi khuẩn có kích thước nhỏ… và làm hệ tiền xử lý cho RO nhằm mục đích tái sử dụng. Giảm tắc ngẹt do chất vô cơ gây ra trong xử lý nước thải công nghiệp.
  • Sợi màng KOCH cấu tạo từ vật liệu PVDF siêu bền giúp màng không bị đứt gãy trong quá trình vận hành.
  • Màng MBR KOCH cố định đầu dưới, đầu trên lơ lửng, kết hợp với hệ thống sục khí trung tâm giúp màng không bị nghẹt bùn, ngoài ra tiết kiệm năng lượng sục khí và dễ dàng lắp đặt.
  • Tiết kiệm 35% – 40% lượng khí cấp vào so với Màng MBR loại cố định hai đầu và Màng MBR dạng tấm phẳng.
  • Tiết kiệm 50-60% lượng háo chất rửa Màng so với Màng khác
  • Với cấu tạo đặc biệt, Màng MBR KOCH giúp dễ dàng bảo trì, tiết kiệm hóa chất và nhân công vận hành.

3.2 Màng sợi

3.2.1 Màng MBR MITSUBISHI

Nhà sản xuất: MITSUBISHI RAYON 

Thông số kỹ thuật màng MBR Mitsubishi Rayon:

  1. Loại: SADF0690
  • Diện tích màng: 6m2/Module ,
  • Kích thước: 30x620x1015 (mm)
  • Lỗ màng : 0.4µm
  • pH : 4-9
  • Lưu lượng nước thải xử  lý:  1,2-2,4 m3/ngày
  • Chiều cao mực nước bể : 2 m
  1. Loại: SADF1590
  • Diện tích màng: 15m2/Module ,
  • Kích thước: 30x1250x1300 (mm)
  • Lỗ màng : 0.4µm
  • pH : 4-9
  • Lưu lượng nước thải xử  lý:  3-6 m3/ngày
  • Chiều cao mực nước bể : 3 m
  1. Loại: SADF2590
  • Diện tích màng: 25m2/Module ,
  • Kích thước: 30x1250x2000 (mm)
  • Lỗ màng : 0.4µm
  • pH : 4-9
  • Lưu lượng nước thải xử  lý:  5-10 m3/ngày
  • Chiều cao mực nước bể : 3,5 m

Màng lọc MBR Mitsubishi Nhật Bản là quy trình xử lý nước thải với sự kết hợp hoàn hảo giữa màng vi lọc hoặc siêu lọc cùng kỹ thuật xử lý sinh học. Theo khảo sát của gần 10000 công trình xử lý nước trên toàn thế giới có lắp đặt màng lọc MBR Mitsubishi, công nghệ nâng cấp này mang đến nhiều ưu điểm hơn so với quy trình bùn hoạt tính truyền thống. Một trong số những ưu điểm bao gồm nồng độ sinh khối cao hơn và không cần sử dụng bể lắng thứ cấp vẫn đảm bảo chất lượng nước thải. Cụ thể, các đặc tính nổi bật của màng lọc MBR Mitsubishi Rayon bao gồm:

  • Màng lọc dạng sợi rỗng được làm từ PVDF có độ thẩm thấu cao, cấu trúc bền bỉ.
  • Nhựa PVDF chế tạo màng cho phép sử dụng trong thời gian dài nhờ vào khả năng kháng hoá chất cao, độ phân huỷ hoá học cực thấp và dễ vệ sinh, bảo trì.
  • Nhờ độ bền cơ học cao nên cấu trúc sản phẩm ít bị hư hỏng, vì thế các chất ô nhiễm dù có kích thước nhỏ cũng khó thoát vào nước đã xử lý.
  • Màng MBR Mitsubishi tạo ra nước thải chất lượng cao và có thể thải ra các tuyến đường ven biển, sông hoặc giữ lại để tái sử dụng.
  • Thay vì phải đầu tư thêm bể lắng, bể lọc tốn kém chi phí và diện tích, thì màng lọc MBR Mitsubishi cho phép người dùng bỏ qua các loại bể trên mà vẫn đảm bảo chất lượng nguồn nước thải đầu ra.
  • Với đặc điểm lắp ghép theo từng module giúp giảm diện tích lắp đặt, thích hợp ở cả những khu vực diện tích nhỏ.
  • Sử dụng Mitsubishi Membrane Bioreactor tiết kiệm thời gian cũng như chi phí xử lý bùn thải nhờ thời gian lưu bùn lớn. Đồng thời, cải thiện nồng độ vi sinh MLSS trong bể.
  • Công tác vận hành, kiểm soát màng MBR Mitsubishi đơn giản.

3.2.2 Màng Kubota

  • Cấu thành cụm màng ngâm

Màng ngâm Kubota được xếp vào loại màng ngâm tấm phẳng, được ngâm trong bể phân li và dùng để tách chất rắn trong bùn hoạt tính. Cấu trúc cụm màng phân li bao gồm các thân màng (membrane cartridge) với các tấm màng có nhiều lỗ nhỏ li ti dán vào hai bên lõi lọc, các ống dẫn (tube) đưa nước đã xử lý từ bên trong ra và lớp vỏ bọc (membrane case), ngoài ra còn có lớp vỏ khuếch tán khí (diffuser case) với các ống khuếch tán khí (diffuser pipe) có tác dụng rửa thân màng phía dưới. Có thể tháo riêng từng thân màng ra nên việc kiểm tra, thay thế rất đơn giản.

  • Thân màng

Màng MBR dùng trong xử lý nước thải

Các vật liệu màng dán hai bên thân màng được làm từ CPE với nhiều lỗ nhỏ li ti có đường kính danh nghĩa là 0.4μm. Nước sau xử lý được đưa ra ngoài từ đầu phun.

Màng MBR dùng trong xử lý nước thải

Đường kính lỗ 0,4μm(bình quân 0,2μm)
Chất liệu màng CPE
Chất liệu tấm lọc Nhựa ABS
Kích cỡ tấm lọc 490mm×1,000mm×6mm
Diện tích công tác 0,8m2/tấm
Đặc trưng (Tính năng)                                                                                                                                
  • Cấu tạo đơn giản

Các thân màng có hình tấm phẳng, được bố trí bên trong vỏ bọc với một khoảng cách thích hợp, do đó khó xảy ra tình trạng tắc nghẽn ngay cả đối với bùn hoạt tính nồng độ cao hay nước thải có chứa nhiều tạp chất.

  • Hệ thống xử lý đơn giản

Do có thể xử lý với bùn hoạt tính nồng độ cao nên bể bùn hoạt tính nhỏ, hơn nữa, do không cần bể lắng, bể cô đặc bùn nên tiết kiệm diện tích. Nếu sử dụng màng ngâm cho mục đích cải tạo nâng cấp thiết bị xử lý đã có sẵn thì có thể tăng tải trọng lên đáng kể mà không cần xây dựng thêm bể nước.

Ngoài ra, ở hệ thống này,   không cần bơm rửa ngược do không dùng phương pháp rửa ngược bằng nước đã qua xử lý,   không cần bể ngâm dung dịch hóa chất nhờ sử dụng phương pháp rửa bằng cách bơm dung dịch hóa chất vào bên trong rất đơn giản, nhờ đó mà hệ thống xử lý này trở nên đơn giản.

  • Nước sau xử lý đạt chất lượng cao

Nhờ kết hợp các xử lý sinh học như khử BOD, khử ni tơ, khử phốt pho, khử đồng thời ni tơ và phốt pho với xử lý phân li chất rắn bằng màng nên nước sau xử lý đạt độ trong và tính an toàn vệ sinh cao, không chứa SS và khuẩn đường ruột. Do đó, nước xử lý bằng MBR có thể tái sử dụng cho nước dội toa lét, nước thủy lợi và nếu sau khi xử lý MBR mà tiếp tục xử lý bằng màng RO (màng thẩm thấu ngược) hay màng điện thẩm thì còn có thể tái sử dụng cho công nghiệp.

 

Đặc trưng lớn của màng MBR Kubota chính là giúp tăng hiệu quả xử lý sinh học từ 10 – 30%. Điều này giúp chúng vượt trội hơn hẳn so với các công nghệ xử lý nước thải cũ và truyền thống. Hãy cùng tìm hiểu về sản phẩm này qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sau đây.

Màng MBR là sản phẩm của công nghệ hiện đại và tiên tiến. Chúng giúp tối ưu việc xử lý nước thải tốt hơn các công nghệ cũ. Bởi chúng có thể dùng cho cả bể lọc kỵ khí lẫn bể hiếu khí. Với công nghệ màng lọc giúp quá trình xử lý nước thải diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả hơn.

Kubota Corporation – Nhật là đơn vị đã nghiên cứu và phát triển sản phẩm màng MBR Kubota. Tập đoàn phát triển công nghệ màng tấm phẳng để ứng dụng vào quy trình xử lý bùn hoạt tính. Đây là thương hiệu có gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất thiết bị môi trường của Nhật.

Màng MBR Kubota hiện được ứng dụng trong xử lý nước thải đô thị, nước thải công nghiệp… tại nhiều quốc gia.

Đặc trưng màng MBR Kubota

Màng MBR Kubota hiện được nhiều quốc gia và các đơn vị biết đến. Và chúng cũng được ứng dụng cho nhiều hệ thống, công trình khác nhau. Sản phẩm được sản xuất theo quy trình và nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Vì vậy, sản phẩm có một số đặc trưng như:

  • Hiệu quả xử lý sinh học tăng từ 10 – 30% so với các phương pháp khác
  • Giảm thời gian lưu nước đồng thời tăng thời gian lưu bùn
  • Không cần sử dụng bể lắng thứ cấp như các phương pháp cũ
  • Coliform không thể xuyên qua màng MBR Kubota nên không cần phải khử trùng nước thải sau xử lý
  • Các lỗ trên màng lọc có kích thước nhỏ nên lọc tốt và hiệu quả hơn
  • Được thiết kế thông minh theo từng dạng module nên dễ lắp đặt, vận hành, vệ sinh, thay thế cũng như hạn chế tắc nghẽn
  • Tiêu thụ ít điện năng so với các công nghệ và phương pháp khác
  • Vật liệu tốt, có độ bền cao, có thể dùng hóa chất để rửa mà không làm rách màng

Nhờ quy trình sản xuất hiện đại và nghiên cứu kỹ đã góp phần mang đến những đặc trưng nổi bật cho màng MBR Kubota. Cũng nhờ đó mà chúng được biết đến nhiều hơn và được nhiều đơn vị sử dụng.

Màng MBR Kubota bị nghẹt

Với thiết kế dạng tấm phẳng nên màng MBR Kubota ít bị bẩn, nghẹt. Tuy nhiên không phải là không bị. Do đó chúng ta cũng cần tìm hiểu nguyên nhân để biết cách hạn chế và xử lý tốt nhất.

Hiện tượng nghẹt màng MBR là tình trạng rất dễ xảy ra, và đây cũng là điều không thể tránh khỏi. Khi màng bị bẩn nhiều dẫn đến nghẹt sẽ làm ảnh hưởng thông lượng dòng ra. Điều này tác động xấu đến quá trình lọc của hệ thống.

Bẩn màng được xác định là việc giảm thông lượng dòng thấm qua màng. Các lỗ màng bị những chất bẩn lâu ngày tích tụ, hình thành và bám vào. Với những hạt bẩn kích thước lớn tích tụ lại và chúng gắn kết với nhau tạo thành mảng bẩn trên lỗ màng.

Đồng thời, sự tích tụ của các cụm vi khuẩn, các chất vô cơ sẽ tạo thành một lớp bẩn trên màng. Và từ đó khiến màng MBR Kubota bị nghẹt, không thể lọc hiệu quả được.

Một nguyên nhân khác là do sự hấp thụ những phần tử hòa tan vào lỗ lọc của màng. Nó được gọi là sự bẩn màng không thuận nghịch. Điều này có thể làm giảm tuổi thọ, khả năng hoạt động của màng MBR Kubota rất nhiều.

Hiện tại, những chất được xem là tác nhân chính gây bẩn, và nghẹt màng MBR là:

Kết tủa hữu cơ – chất nền sinh học, đại phân tử…

Kết tủa vô cơ – hydroxit kim loại, muối canxi…

Các hạt tế bào, mảnh vỡ, bông bùn sinh học…

3.2.3 Màng MBR DEERFOS

Thông số kỹ thuật Màng MBR Deerfos – Korea:

Thông số kỹ thuật:

  1. Model: DFX-805 – (tương đương DFQ-705)
  • Diện tích/ Surface Area : 5 (m2/module)
  • Công suất/ std. Flux: 0.3 ~ 1,2 ㎥/㎡·day (1,5 – 6,0 m3/ngày) – tùy thuộc vào loại nước thải
  • Kích thước lỗ/ Pore size : 0.1 um
  • Kích thước/ Dimension (mm) : 510 x 222 x 222 (HxLxW)
  • Vật liệu/ Membrane Material : PVDF
  • Áp suất/ Operating TMP : 0.05 – 0.4 bar
  • Chiều cao mực nước tối thiểu : 0,7m

 

  1. Model: DFX-810 – (tương đương DFQ-710)
  • Diện tích/ Surface Area : 10 (m2/module)
  • Công suất/ std. Flux: 0.3 ~ 1,2 ㎥/㎡·day (3,0 – 12 m3/ngày) – tùy thuộc vào loại nước thải
  • Kích thước lỗ/ Pore size : 0.1 um
  • Kích thước/ Dimension (mm) : 960 x 222 x 222 (HxLxW)
  • Vật liệu/ Membrane Material : PVDF
  • Áp suất/ Operating TMP : 0.05 – 0.4 bar
  • Chiều cao mực nước tối thiểu : 1,2 – 1,3m

 

  1. Model: DFX-813
  • Diện tích/ Surface Area : 13 (m2/module)
  • Công suất/ std. Flux: 0.3 ~ 1,2 ㎥/㎡·day (3,9 – 15,6 m3/ngày) – tùy thuộc vào loại nước thải
  • Kích thước lỗ/ Pore size : 0.1 um
  • Kích thước/ Dimension (mm) : 960 x 222 x 222 (HxLxW)
  • Vật liệu/ Membrane Material : PVDF
  • Áp suất/ Operating TMP : 0.05 – 0.4 bar
  • Trọng lượng/ ModuleWeight : 12,5 kg
  • Chiều cao mực nước tối thiểu : 1,2 – 1,3m

 

  1. Model: DFX-820
  • Diện tích/ Surface Area : 20 (m2/module)
  • Công suất/ std. Flux  : 0.3 ~ 1,2 ㎥/㎡·day (6 – 24 m3/ngày) – tùy thuộc vào loại nước thải
  • Kích thước lỗ/ Pore size : 0.1 um
  • Kích thước/ Dimension (mm) : 1400 x 222 x 222 (HxLxW)
  • Vật liệu/ Membrane Material : PVDF
  • Áp suất/ Operating TMP : 0.05 – 0.4 bar
  • Chiều cao mực nước tối thiểu : 1,6m

 

  1. Model: DFX-830
  • Diện tích/ Surface Area : 30 (m2/module)
  • Công suất/ std. Flux  : 0.3 ~ 1,2 ㎥/㎡·day (9 – 36 m3/ngày)  – tùy thuộc vào loại nước thải
  • Kích thước lỗ/ Pore size : 0.1 um
  • Kích thước/ Dimension (mm) : 1900 x 222 x 222 (HxLxW)
  • Vật liệu/ Membrane Material : PVDF
  • Áp suất/ Operating TMP : 0.05 – 0.4 bar
  • Chiều cao mực nước tối thiểu : 2,1 – 2,2m

Màng MBR dùng trong xử lý nước thải 

Các ưu điểm nổi bật của màng lọc sinh học Deerfos

Màng lọc sinh học Deerfos có những ưu điểm nổi bật như sau:

  • Màng được phát triển bởi Deerfos trên cơ sở công nghệ độc quyền. Cấu tạo chính là lớp màng PVDF với kích thước lỗ màng cực nhỏ làm tăng khả năng hút nước. Đồng thời giảm thiểu tắc nghẽn.
  • Màng lọc MBR Deerfos có độ bền cực cao, kích thước đồng nhất nên loại bỏ triệt để vi sinh vật gây bệnh, chất thải.
  • Thiết bị duy trì được các đặc tính vật lý kể cả khi sử dụng hoá chất làm sạch nồng độ cao hoặc các chất ăn mòn có trong nguồn nước.
  • Module lớn với độ thẩm thấu cao và yêu cầu không gian lắp đặt nhỏ.
  • Màng MBR Deerfos được đánh giá là có độ an toàn nên phù hợp cho những ứng dụng lọc nước sinh hoạt, nước uống.
  • Màng lọc sinh học Deerfos Korea nâng cao hiệu quả khử DO của bể hiếu khí.
  • Màng Deerfos tăng hiệu quả xử lý sinh học lên 10% đến 30% cùng với thời gian lưu nước ngắn, thời gian lưu bùn dài.
  • Quy trình lắp đặt, vận hành đơn giản, tự động hoá và không mất nhiều thời gian, nguồn nhân lực.
  • Màng được sản xuất bằng công nghệ độc quyền nên đảm bảo độ bền chắc, không bị hư hại bởi hoạt động của máy sục khí.

3.2.4 Màng MBR MEMSTAR

Màng MBR dùng trong xử lý nước thải

Nhà sản xuất: MEMSTAR  – SINGAPORE (sản xuất tại China)

MBR là viết tắt cụm từ Membrane Bio-Reactor (Bể lọc sinh học bằng màng có thể định nghĩa tổng quát là hệ thống xử lý vi sinh của nước thải bằng công nghệ lọc màng.

  • Chúng đạt hiệu quả rất cao đã được kiểm chứng trong việc khử cả thành phần vô cơ lẫn hữu cơ cũng như vi sinh vật trong nước thải.
  • MBR có thể được ứng dụng với bể lọc kỵ khí hay hiếu khí.
  • Việc ứng dụng MBR – kết hợp giữa công nghệ lọc màng và bể lọc sinh học – như là một công đoạn trong quy trình xử lý nước thải có thể thay thế (trong vài trường hợp) cho vai trò tách cặn của bể lắng bậc hai và bể lọc nước đầu vào, do vậy có thể lược bỏ bể lắng bậc hai và vận hành với nồng độ MLSS cao hơn.

Thông số kỹ thuật màng MBR:

  1. Thông số kỹ thuật màng model SMM-1010 
  • Công suất : 1-2m3/ngày
  • Kích thước : 571 x 45 x 815 mm
  • Đường kính ống : D42
  • Vật liệu : PVDF
  • Diện tích : 10 m2
  • Tuổi thọ: 01-02 năm.
  1. Thông số kỹ thuật màng model SMM-1520
  • Công suất : 2-4m3/ngày
  • Kích thước : 571 x 45 x 1.535 mm
  • Đường kính ống : D42
  • Vật liệu : PVDF
  • Diện tích : 20 m2
  • Tuổi thọ: 01-02 năm.
  1. Thông số kỹ thuật màng model MBR-1000
  • Vật liệu chế tạo : Polypropylene
  • Cường độ lọc thiết kế : 6 ~ 9 L/m2/h
  • Diện tích môđun : 8 m2/môđun
  • Áp lực vận hành : -10 ~ -30 kPa
  • Công suất : 1.0 ~ 1.2 m3/ngày
  • Tuổi thọ: 01-02 năm

3.3 Màng Tấm

3.3.1 Màng MBR TORAY

Nhà sản xuất: TORAY 

Thông số kỹ thuật của màng lọc MBR – Toray – Nhật Bản

  • Xuất xứ: Nhật Bản
  • Loại màng: Flat sheet
  • Kích thước lỗ rỗng: 0.08 um
  • Vật liệu màng: bằng PVDF và gia cường bằng PET
  • Công suất xử lý: tùy thuộc vào công suất mà lựa chọn Modul cho phù hợp
  • Thiết bị
  • Màu sắc: trắng và đen

nguyên lý hoat động

  • Màng MBR TORAY Model TMR140 (Thông dụng)

Màng MBR dùng trong xử lý nước thải

  • Màng MBR TORAY Model TMR090 

thông số kỹ thuật

Toray Membrane Module được cấu tạo chính bằng lớp màng PVDF bên ngoài và được gia cường lớp khung bằng PET cho phép màng hoạt động bền và hoạt động ổn định hơn dưới tác động hóa lý . Kích thước lỗ màng đồng nhất là 0,08 µm với hiệu quả hút nước cao nhất và giảm thiểu tắc nghẽn màng.

Modul màng bao gồm nhiều tấm màng MBR xếp song song với nhau, được thiết kế phù hợp để lượng nước được hút ra đều nhau, số lượng tấm màng MBR cho một Module được tính toán phù hợp cho Công suất và loại nước thải xử lý. Phía dưới modul là hệ thống sục khí bằng ống phân phối khí để cung cấp oxy cho quá trình xử lý sinh học và làm sạch bề mặt màng MBR chống tắc ngẽn.

Nguyên lý hoạt động của màng MBR Toray:

Màng Toray được cấu tạo bằng lỗ màng MBR có kích thước 0.08 micromet nên hiệu quả hút nước khá cao, mặc khác giảm sự tắc nghẽn cho màng lọc. Nước được hút vào qua các lỗ màng, các cặn bẩn hay các vi sinh vật có kích thước <0.08mcromet đều được giữ lại trên bề mặt màng. Nước sạch sau lọc theo đường dẫn ra bể chứa nước sạch.

Module màng gồm nhiều tấm xếp song song với nhau được gia cố theo khung PET một cách chắn chắn, kích thước giữa các tấm tầm 2-5 cm. Tùy theo thiết kế ban đầu, lượng nước được hút ra một cách đều đặn, số lượng tấm màng cho một module tùy vào công suất của hệ thống lọc nước và loại nước thải cần được xử lý. Đồng hành cùng hệ thống màng lọc để tăng khả năng lọc, đồng thời giảm sự tắc nghẽn là hệ thống sục khí bằng đĩa thổi khí hoặc dạng ống thổi khí, để cung cấp oxy cho quá trình vi sinh vật trong bể sinh học phát triển đồng đều và làm rung lắc khí cho bề mặt màng được sạch cấu cặn trong quá trình lọc, chống tắc nghẹt màng.

Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động màng mbr Toray
Ưu điểm của hệ thống màng MBR Toray:
  • Công suất lọc của màng đồng đều
  • Hiệu quả chất lượng nước sau lọc luôn đảm bảo đạt đúng quy chuẩn nước thải
  • Tiết kiệm diện tích đầu tư.
  • Việc sử dụng màng MBR Toray tăng hiệu quả lọc được kiểm chứng qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm của các chuyên gia ngành, lọc bỏ các tạp chất hữu cơ vô cơ cũng như tất cả cặn bẩn, hay vi sinh vật sinh sống trong nước thải, cặn bẩn có kích thước cực nhỏ <0.08Micromet sẽ được giữ lại trên bề mặt màng vi màng.
  • Việc ứng dụng công nghệ màng MBR Toray trong công nghệ xử lý nước thải , đây là công nghệ ưu việt nhất thay thế cho vai trò của bể tách lắng của bể lắng trong hệ thống xử lý nước thải trước đây. Đây là một bước tiến mới độc đáo và cho ra kết quả tốt.
  • Hệ thống vận hành đơn giản, nước lọc đầu ra đồng đều, giảm thể tích bể sinh học, giảm được diện tích đầu tư của hệ thống xử lý nước thải, giảm chi phí đầu tư cho chủ đầu tư
  • Vì khả năng lọc cặn bẩn của màng MBR Toray cao , nên ứng dụng cho hầu hết các loại nước thải có nồng độ MLSS cao nhất, khó xử lý nhất đều cho ra kết quả chất lượng nước tốt nhất
  • Thời gian lưu bùn trong bể sinh học dài nên giảm xả bỏ bùn tăng
  • Bùn hoạt tính tăng từ 2 – 3 lần, MLSS trong hệ thống sử dụng công nghệ màng lọc tăng nên không cần giá thể sinh học, không cần tiết kiệm diện tích.
  • Nước sau khi qua màng lọc có kích thước cực kỳ nhỏ nên loại bỏ các vi khuẩn, vi sinh vật, các vi khuẩn coliform , vi khuẩn E – Coli, nước sau khi lọc có thể tái lọc để sử dụng lại
  • Trên thân màng được phủ một lớp polymer thấm nước thuộc nhóm Hydroxyl vì vậy không bị ăn mòn bởi hóa chất clrorine khi rửa màng.
  • Quá trình vận hành, chạy hệ thống bằng cách vận hành hệ thống đồng hồ áp lực hoặc đồng hồ lưu lượng hoặc biến tần, hệ thống PLC thì tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều cho vận hành viên.
màng toray
Module màng MBR Toray

Tuy nhiên so sánh với màng lọc sợi rỗng thì màng lọc MBR Toray tấm phẳng có 1 chút nhược điểm dễ bị nghẹt màng hơn. Vì được thiết kế bằng tấm phẳng nên khả năng rung lắc màng bị hạn chế

Ưu điểm

  • Diện tích bề mặt lớn nhất: 960 m2/m3
  • Tải trọng BOD ~ 12 kg BOD/ m3 vật liệu. ngày
  • Tải trọng N ~ 2 kg N/ m3 vật liệu.ngày
  • Lắp đặt đơn giản, thuận tiện
  • Vận hành hoạt động đơn giản, không cần tuần hoàn bùn hoạt tính
  • Lượng bùn giảm được 30 – 70% so với phương pháp xử lý bằng công nghệ bùn hoạt tính
  • Giá thành vận hành giảm được 25 – 45% so với phương pháp xử lý bằng công nghệ bùn hoạt tính

3.3.2 Màng MBRLG

Nhà sản xuất: LG Group – Hàn Quốc

Nhà phân phối: KOReD – Korea

Model: LG STANDARD MEMBRANE

  • Loại màng: Flat Sheet
  • Kích thước lỗ rỗng: 0,2 µm
  • Vật liệu Màng: Polyethersulfone (PES)
  • Kích thước màng: 490mm (W) x 1.200mm (H) x 17,5mm (T)
  • Diện tích: 1m2

thông số kỹ thuật

http://mbrmembrane.com/home/Product_1.html

Korea Resource and Environment Development (KOReD) Co.,LTD là một trong những nhà phát minh và cải tiến Màng MBR dạng tấm phẳng (Flat Sheet) từ năm 1999, với chất lượng xử lý nước thải và tuổi thọ màng cao hơn hẳn so với màng MBR dạng sợi rỗng (Hollow Fiber). Đây là công nghệ Màng MBR tiên tiến nhất hiện nay, đã được nhiều nước sử dụng và được đánh giá cao về chất lượng. Năm 2010 KOReD đã bắt tay với LG Electronics INC để cải tiến công nghệ và LG bắt đầu sản xuất Màng MBR. Với dây chuyền công nghệ hiện đại và Màng MBR dạng tấm được sản xuất hàng loạt nên hiện nay sản phẩm đã được xuất khẩu đến trên 100 quốc gia trên thế giới.

nguyên lý hoạt động

Màng MBR LG được cấu tạo chính bằng lớp màng PES  và được gia cường lớp khung bằng ABS cho phép màng hoạt động bền và hoạt động ổn định hơn dưới tác động hóa lý . Kích thước lỗ màng đồng nhất là 0,2 µm với hiệu quả hút nước cao nhất và giảm thiểu tắc nghẽn màng.

sơ đồ khối

Modul màng Neofil bao gồm nhiều tấm màng MBR xếp song song với nhau, được thiết kế phù hợp để lượng nước được hút ra đều nhau, số lượng tấm màng MBR cho một Module được tính toán phù hợp cho Công suất và loại nước thải xử lý. Phía dưới modul là hệ thống sục khí bằng ống phân phối khí để cung cấp oxy cho quá trình xử lý sinh học và làm sạch bề mặt màng MBR chống tắc nghẽn.

Tại sao chúng ta lại chọn  loại màng Flat Sheet thay cho màng sợi rỗng:

  • Flat Sheet Membrane hoạt động ổn định hơn.
  • Màng không bị đứt gãy như màng sợi rỗng. Do màng sợi rỗng khi sử dụng bị rung động dễ gây đứt hai đầu sợi màng.
  • Hút nước đều trên tất cả bề mặt, điều này tốt hơn màng sợi rỗng.
  • Bền hơn, do sử dụng thêm lớp vật liệu ABS gia cường. Giúp màng có tuổi thọ cao hơn.
  • Giảm thiểu tắc ngẽn do bề mặt màng là tấm phẳng, dễ dàng làm sạch bằng không khí.
  • Chất lượng nước sau xử lý tốt hơn do kích thước lỗ màng 0,2 µm so với kích thước 0,4 µm của màng sợi rỗng.

Màng Flat Sheet 

Thông số kỹ thuật Màng MBR LG dạng tấm:

Loại Màng Dạng tấm phẳng (Flat Sheet)
Kích thước lỗ rỗng 0,2 µm
Vật liệu màng Polyethersulfone (PES)
Kích thước màng 490mm (W) x 1.200mm (H) x 17,5mm (T)
Diện tích bề mặt 1.0m2
Lưu lượng trung bình xử lý nước thải 0,4 m3/m2/ngày
Lưu lượng lớn nhất xử lý nước thải 0,7 m3/m2/ngày
Chất rắn lơ lửng của nước thải sau xử lý: nhỏ hơn 1,0 ppm
Lưu lượng sục khí thiết kế 0.63 ~1.76 m3/m2/h
Cách vận hành 10 phút chạy, 01 phút nghỉ.
Độ bền màng 5 – 8 năm
Hàm lượng MLSS 3.000 – 15.000 mg/l
Chất lượng nước sau xử lý: BOD: 5 mg/l
COD: 10 mg/l
SS: 1 mg/l

bể chứa

Ưu điểm nổi bật của màng lọc MBR

  • Tăng hiệu quả xử lý sinh học từ 10 – 30%
  • Thời gian lưu nước ngắn (Với bể sinh học hiều khí thông thường thời gian lưu nước từ 6 – 14 giờ)
  • Thời gian lưu bùn dài
  • Bùn hoạt tính tăng từ 2 ÷ 3 lần
  • Không cần công đoạn lắng thứ cấp
  • Quy trình điều khiển, vận hành lắp đặt tự động
  • Tải trọng chất hữu cơ cao
  • Không cần tới công đoạn khử trùng nước thải sau xử lý vì Coliform không thể đi xuyên qua màng.
  • Kích thước các lỗ rỗng cực kỳ nhỏ, từ 0,08 µm Loại bỏ tất cả vi khuẩn, vi sinh vật có kích thước nhở, các khuẩn coliform, khuẩn E-Coli.
  • Màng được thiết kế dưới dạng modun rất hiệu quả và hệ thống giảm thiểu được sự tắc nghẽn
  • Màng được chế tạo bằng phương pháp kéo đặc biệt nên rất chắc, sẽ không bị đứt do tác động vởi dòng khí xáo trộn mạnh trong bể sục khí
  • Thân màng được phủ một lớp Polymer thấm nước thuộc nhóm Hydroxyl vì vậy màng không bị hư khi dùng chlorine để tẩy rửa màng vào cuối hạn sử dụng
  • Tiêu thụ điện năng cảu công nghệ màng MBR rất ít so với các công nghệ khác và đã được cấp bằng chứng nhận “công nghệ môi trường mới”
  • Kiểm soát quá trình vận hành bằng hệ thống đồng hồ áp lực hoặc đồng hồ đo lưu lượng
  • Màng cấu tạo gồm những hộp lọc đơn ghép lại nên thay thế rất dễ dàng, quá trình làm sạch, sửa chữa, bảo trì và kiểm tra rất thuận tiện.
  • Quy trình có thể được kết nối giữa công trình với văn phòng sử dụng, do vậy có thể điều khiển, kiểm soát vận hành từ xa, thậm chí có thể thông qua mạng internet.

bể lắng

Đặc điểm màng lọc MBR LG dạng sợi rỗng

Màng lọc MBR LG dạng sợi rỗng được sản xuất theo công nghệ độc quyền giúp tối đa hoá lượng PVDF. Nhờ vậy nên sản phẩm có độ bền cao, kháng hoá chất tốt. Đồng thời cấu trúc bất cân xứng, lỗ màng nhỏ dần từ trong ra ngoài giúp hình thành nên lớp màng dày đồng nhất, tăng tính thấm và loại bỏ chất thải hiệu quả.

Màng lọc sinh học LG MBR có kích thước lỗ màng mặt bên ngoài là 0,1 micron tăng cường loại bỏ chất rắn. Các lớp màng ngăn cách dày 250 micron mang lại sự chắc chắc, giúp thiết bị không bị tác động bởi yếu tố bên ngoài. Ngoài ra, việc gấp đôi hàm lượng PVDF còn giúp sản phẩm không bị oxy hoá, chống kiềm, chống axit.

Lý do nên ưu tiên chọn công nghệ màng lọc sinh học MBR LG

Công nghệ màng lọc MBR KOReD được làm từ polyethersulfone (PES) đây là một vật liệu polyme ưa nước. Màng MBR LG mang đến khả năng chống bám bẩn và thấm nước tuyệt vời ở những công trình xử lý bùn hoạt tính có nồng độ cao, chẳng hạn như nước thải công nghiệp,… Màng lọc MBR LG còn có những đặc tính tuyệt vời khác như là:

  • Màng lọc LG được sử dụng các mô-đun loại phẳng mỏng hơn và tối ưu hoá khoảng cách giữa các màng. Vì thế sản phẩm yêu cầu không gian lắp đặt ít hơn nhiều so với các sản phẩm màng MBR khác.
  • Sản phẩm phù hợp với nhiều loại nước thải kể cả nguồn nước có nồng độ chất thải cao hoặc ở những nơi điều kiện khắc nghiệt nhưng vẫn đảm bảo độ bền, độ bám dính.
  • Màng lọc MBR của hãng có cấu tạo gồm 2 lớp PES. Một lớp hỗ trợ cho quy trình xử lý diễn ra an toàn. Đồng thời nếu có 1 lớp màng bị hư sẽ còn 1 lớp để bảo vệ.
  • Đối với loại màng MBR dạng tấm phẳng của LG sẽ mang đến khả năng vận hành ổn định, khó hư hỏng và có tuổi thọ cao.
  • Thiết bị dễ dàng làm sạch bằng không khí, hạn chế tối đa tắc nghẽn gây giảm hiệu quả xử lý nước.
  • Màng hút nước đều ở mọi mặt, cải thiện khả năng lọc nước của hệ thống.
  • Màng lọc MBR LG phù hợp cho những công trình yêu cầu chất lượng nước đầu ra đạt loại A vì sản phẩm cải thiện hiệu quả xử lý từ 10 đến 30%.
  • Sử dụng màng lọc sinh học LG có thể không cần dùng thêm giá thể vi sinh vẫn đảm bảo lượng bùn hoạt tính tăng 1,5 lần, MLSS từ 5000 đến 12000 mg/l.
  • Kích thước lỗ rỗng của màng cực nhỏ, thường là 0,2 µm giúp lọc sạch mọi chất bẩn kể cả vi khuẩn.
  • Công tác lắp đặt, thay thế, vận hành, vệ sinh và sữa chữa đơn giản, tiết kiệm thời gian.

Màng lọc MBR LG Neofil đạt hiệu suất cao trong việc loại bỏ chất thải hữu cơ, chất thải vô cơ kể cả vi sinh vật. Sản phẩm hoàn toàn ứng dụng được ở bể lọc kỵ khí hoặc hiếu khí. Hiện nay, công nghệ MBR xử lý nước thải trở thành phương pháp thay thế cho bể lắng bậc 2, bể khử trùng và bể lọc nước đầu ra. Do đó người dùng không cần xây dựng thêm các loại bể lắng này. Vừa giảm diện tích, giảm chi phí và vận hành với nồng độ MLSS cao.

Màng MBR LG có hiệu quả thấm hút nước cao, giảm tắc nghẽn. Tất cả cặn bẩn, vi khuẩn đều được giữ lại trên bề mặt màng. Còn nước sạch sẽ ra bể chứa nước sạch theo đường dẫn. Nhờ hiệu suất cao, tuổi thọ lâu dài và chi phí đầu tư thấp nên màng lọc sinh học Neofil được nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới sử dụng.

3.4. So sánh giữa các loại Màng MBR

SO SÁNH QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH GIỮA CÁC LOẠI MÀNG MBR

THÔNG SỐ SO SÁNH MÀNG MBR CÓC

KOCH

Loại cố định một đầu

Màng MBR dạng sợi rỗng

Loại cố định HAI ĐẦU

Màng MBR tấm phẳng

Có khung cố định

Màng MBR GRE-IC Việt Nam cải tiến

 

Tuổi thọ thông thường 8 – 10 năm

+ Sợi màng siêu bền, đã chứng minh vận hành thực tế

1 – 5 năm

Tùy vào từng nhà sản xuất

Do Màng hay nghẹt bùn nên tuổi thọ thấp

1 – 5 năm

Tùy vào từng nhà sản xuất

Do Màng dễ bám bùn và nhớt lên bề mặt => tuổi thọ cao nhất 5 năm

        5-7 năm

 

BẢO TRÌ + Độc quyền công nghệ cố định một đầu kết hợp hệ thống sục khí trung tâm => không bị nghẹt bùn + Dễ dàng nghẹt bùn do khí sục bởi ống đục lỗ phía dưới không tiếp xúc được các bó sợi Màng => lôi lên rửa cơ học + Hóa chất thường xuyên

+ Giảm tuổi thọ Màng

+ Màng dễ bám bùn khi vận hành MLSS cao. Cần định kỳ rửa cơ học

+ Giảm tuổi thọ Màng

+ Do không backwash, màng dễ ngẹt bùn

Màng đặt sau bể lắng sơ bộ, ít bị nghẹt bùn, dạng treo, dễ dàng xịt rửa, bảo trì
Lượng khí cần thiết

Cho hệ 410 – 425m2 MBR

10 tấm Màng KOCH

khí: 0,1 – 0,167m3/tấm/phút

1,67m3/phút

Ví dụ lấy 425mtheo manual

Cần 2,49 m3/phút

Theo Manual cần

Cần 2,49 m3/phút

không cần

 

LƯU LƯỢNG THIẾT KẾ 0,5 – 0,6 m3/m2/ngày 0,5 – 0,6 m3/m2/ngày 0,5 – 0,6 m3/m2/ngày 100l/h, 300l/h
VẬN HÀNH 10 phút hút, 30 giây rửa ngược

Do màng sạch nên cần rửa ngược ít

7 phút hút, 3 phút rửa ngược 7 phút hút, 3 phút nghỉ 8 phút hút, 1 phút nghỉ
HÓA CHẤT RỬA MC  NaOCl: 125-200 mg/l NaOCl: 300 – 500  mg/l NaOCl: 300 – 500  mg/l
HÓA CHẤT RỬA RC  NaOCl: 1000-2000 mg/l NaOCl: 3000 – 5000  mg/l NaOCl: 3000 – 5000  mg/l
Chi Phí đầu tư đầu tư

Hàng EU/G7

Tương đương/tấm.

Diện tích 1 tấm màng tới 41m2 nên chi phí rẻ hơn tấm phẳng

Tương đương Cao hơn

do Màng tấm phẳng thiết kế được tấm màng dưới 1m2/tấm. nên chi phí cao

 Chi phí đầu tư thấp

 

Qua sự so sánh giữa các loại màng MBR hiện có trên thị trường, Màng MBR- GRE-IC Việt Nam cải tiến có nhiều ưu điểm hơn các loại màng khác cùng loại trên thị trường, giá cả rẻ bằng một phần hai màng MÀNG MBR MITSUBISHI, bằng một phần tư màng tấm. Cấu tạo đơn giản, lắp đặt dễ dàng, dễ dàng thao tác vận hành, Tiết kiệm chi phí vận hành, đảm bảo hiệu quả tuyệt đối. Kích thước lỗ màng 0,04um, hiệu quả lọc tuyệt đối.

Mọi thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ý TƯỞNG XANH
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH: V11-B03 khu đô thị The Terra An Hưng phường La Khê Quận Hà Đông Hà Nội

Điện thoại: (+84) 0905491191

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

máy lọc nước thải phòng khám Gre-C1,cách xử lý nước thải phòng khám

Máy lọc nước thải phòng khám GRE-C1

  Máy lọc nước thải phòng khám model Gre-C1 được thiết kế để lọc nước thải phát sinh từ các phòng xét nghiệm, phòng khám quy mô nhỏ, trạm y tế xã, phường có lượng […]

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất nhôm

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất nhôm năm 2022

Trong các kim loại, nhôm là kim loại được sử dụng nhiều nhất vì độ bền và giá thành của nó. Từ các sản phẩm sinh hoạt trong gia đình như xoong, nồi, cửa…; đến […]

màng MBR Việt Nam ứng dụng xử lý nước thải

Màng MBR Việt Nam cải tiến xử lý nước thải

Công nghệ Màng MBR Việt Nam cải tiến là sự kết hợp giữa công nghệ xử lý sinh học truyền thống và công nghệ  màng lọc sợi rỗng trong xử lý nước thải, hàm lượng […]

xử lý nước thải sản xuất mía đường,xử lý nước thải công nghiệp

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất mía đường

Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành mía đường. Sản lượng mía đường ngày càng tăng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người […]