Tiêu là một trong các loại gia vị thực phẩm được ưa chuộng không chỉ ở Việt Nam mà cả toàn thế giới, với vị cay nhẹ và hương thơm đặc trưng, tiêu luôn là một phần không thể thiếu trong tất cả các món ăn.
Có hai loại tiêu được ưa chuộng là tiêu đen, tiêu đỏ, tiêu xanh và tiêu trắng (hay còn gọi là tiêu sọ). Với quy trình chế biến khác nhau, sẽ cho ra loại tiêu khác nhau.
Tiêu đen là loại tiêu có số lượng tiêu thụ nhiều nhất hiện nay, chiếm 80 – 90% sản lượng tiêu. Sau khi thành phẩm, ở môi trường khô ráo, Tiêu đen có thể sử dụng trong khoảng 2 năm.
Quy trình chế biến tiêu đỏ
Trái tiêu được thu hoạch khi toàn bộ trái đã chín đỏ, đem đi chế biến để tạo thành tiêu đỏ
Tiêu đỏ hiện nay chỉ sản xuất tại Phú Quốc và Gia Lai với số lượng khá ít, giá thành của tiêu đỏ cao gấp 3 – 4 lần tiêu đen.
Quy trình chế biến tiêu xanh
Trái tiêu được thu hoạch khi còn xanh, rửa sạch và được đi tiêu thụ. Có nhiều món ăn với tiêu xanh khá được ưa chuộng hiện nay. Tiêu xanh thì phải bảo quản trong tủ lạnh và thường sử dụng chỉ trong vài tháng.
Quy trình chế biến tiêu trắng (Tiêu sọ)
Tiêu trắng hiện nay đang được đẩy mạnh chế biến và xuất khẩu. Trái tiêu được thu hoạch khi chùm quả có trên 20% trái chín, đem đi chế biến để thành tiêu trắng
Tiêu trắng có quy trình chế biến kỳ công và khó hơn nhiều, trong quá trình ngâm ủ tách hạt khoảng từ 7 đến 10 ngày, thay nước thường xuyên, sau đó mới xay xát kỹ để tách vỏ, đem phơi mới ra được thành phẩm, hạt tiêu trắng thành phẩm có màu trắng ngà, Vì vậy, giá tiêu trắng cũng khá cao.
Tổng quan về nước thải chế biến hạt tiêu
Hầu hết trong quá trình chế biến các loại tiêu đen, đỏ, xanh nước thải chỉ phát sinh từ quá trình rửa hạt tiêu sau khi thu hoạch. nước thải này hầu hết chỉ chứa bụi bẩn, lá cây và hạt tiêu, không gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường
Duy chỉ có quá trình chế biến tiêu sọ là thải ra nhiều nước và có ảnh hưởng đến môi trường cao. Trung bình sẽ có 15 khối nước thải thải ra ngoài môi trường khi sản xuất 1 tấn tiêu trắng.
Theo một nghiên cứu về nước thải chế biến tiêu trắng, thì nồng độ các chỉ tiêu cơ bản có trong nước thải chế biến hạt tiêu như sau:
Qua đó, ta có thể thấy cần phải xử lý nước thải chế biến tiêu trước khi thải ra ngoài môi trường để bảo vệ môi trường, đặc biệt là nước thải chế biến tiêu trắng.
Công nghệ xử lý nước thải chế biến hạt tiêu
Vì hàm lượng ô nhiễm của nước thải sản xuất hạt tiêu khá cao nên công nghệ xử lý cần kết hợp cả hóa lý và sinh học
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải chế biến hạt tiêu
Nước thải chế biến tiêu theo đường ống thoát nước được dẫn về hố thu gom. Trong hố thu gom có bố trí bơm chìm để bơm nước thải sang bể điều hòa
Bể điều hòa được tính toán thời gian lưu nước sao cho phù hợp với lưu lượng nước thải và nồng độ nhằm điều hòa tính chất và lưu lượng nước thải tránh trường hợp nước thải quá ít hoặc quá nhiều ảnh hưởng hiệu quả hoạt động của các công trình sau. Trong bể điều hòa, nước thải được xáo trộn liên tục nhờ máy thổi khí tránh cặn lắng và gây mùi nước thải, sau đó nước thải được bơm lên bể keo tụ tạo bông.
Bể keo tụ tạo bông: đây là loai bể kết hợp giữa phương pháp hóa học và cơ học. Trong quá trình này phải thêm vào bể một lượng phèn nhôm nhất định để tạo khả năng kết dính giữa các hạt lơ lửng. tập hợp các cặn nhỏ thành cặn lớn dễ tách. Mục đích của quá trình này là loại bỏ cặn có tronng nước thải
Bể lắng 1: dưới tác dụng của trọng lực, các bông cặn hình thành trong bể keo tụ tạo bông sẽ được lắng và đưa sang bể chứa bùn.
Quá trình keo tụ tạo bông và lắng này nhằm làm giảm lượng SS có trong nước thải giúp bể sinh học phía sau hoạt động hiệu quả
Bể trung hòa: Trong bảng tính chất thành phần nước thải chế biến hạt tiêu trên, ta có thể thấy độ pH khá thấp (>6,5) do đó, tại bể trung hòa, NaOH được thêm vào nhằm nâng độ pH của nước thải.
Bể UASB hay còn gọi là bể sinh học kỵ khí, quá trình phân hủy diễn ra theo phản ứng sau:
Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí => CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + …
Bể UASB giúp xử lý COD trong nước thải
Nước thải sau khi qua bể UASB sẽ được bơm qua bể MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor) là công nghệ kết hợp được các ưu điểm vượt trội của hệ thống xử lý bùn hoạt tính và bể lọc sinh học, sử dụng các giá thể sinh học cho các vi sinh vật bám vào tạo lớp màng để vi sinh vật phát triển và thực hiện phân hủy các chất hữu cơ, hợp chất nito, phospho trong nước thải.
Máy thổi khí được lắp đặt tại đây sẽ cung cấp khí để đảm bảo quá trình phân hủy sinh học của bể MBBR. Bể MBBR có tác dụng loại bỏ các chất hữu cơ, nitơ, photpho với hiệu quả cao (>80%). Giá thể trong bể MBBR là nơi để các VSV bám vào, tạo điều kiện thuận lợi cho các VSV phát triển và hạn chế vi sinh vật bị trôi theo nước thải ra ngoài.
Sau bể MBBR nước thải và bùn hoạt tính sẽ được dẫn sang bể lắng sinh học (bể lắng 2), bùn sẽ được lắng lại và bơm về bể chứa bùn. Còn nước thải được đưa qua Bể khử trùng để tiêu diệt các vi khuẩn và vi sinh vật trong nước.
Quá trình khử trùng xảy ra như sau: Chất khử trùng (javen) được bơm vào nước, xuyên qua tế bào vi sinh vật và phản ứng với men bên trong tế bào, khiến các vi sinh vật không thể trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.
Nước thải sau khử trùng được dẫn qua bồn lọc áp lực nhằm loại bỏ triệt để các cặn còn sót lại trong nước trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Bồn lọc áp lực sử dụng vật liệu lọc chủ yếu là sỏi, cát. Bồn lọc sẽ được rửa định kỳ nhằm tăng khả năng lọc của vật liệu, nước thải rửa lọc được đưa vào bể điều hòa để xử lý.
Bùn từ bể lắng 1 và bể lắng 2 sẽ được đưa vào bể chứa bùn, sau một thời gian được thu gom và xử lý.
Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40/2011/BTNMT quy định về nồng độ của nước thải công nghiệp sẽ được thải ra nguồn tiếp nhận
Thông tin chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ý TƯỞNG XANH
NHÀ MÁY SẢN XUẤT : Yên Lạc-Cần Kiệm-Thạch Thất-Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH : V11-B03 Khu đô thị The Terra An Hưng phường La Khê Quận Hà Đông – HÀ NỘI
Email: Info.greic@gmail.com
Điện thoại: (+84) 0905491191
I like the approach you present subjects on your blog. Your blogging style is compelling and educational.