Bia là loại thức uống rất được yêu thích trong các buổi tiệc, liên hoan, họp mặt bạn bè… Chính vì thế mà sản lượng bia tăng liên tục ở Việt Nam theo từng năm. Theo báo Vietnamnet, năm 2016 mỗi người Việt uống 41 lít bia. Để đáp ứng nhu cầu lớn như thế, hàng loạt các công ty cho ra nhiều loại bia mới và xây dựng nhiều nhà máy để sản xuất bia. Các thương hiệu bia như Saigon Export (Sabeco), Bia Ha Noi (Habeco), Heineken (Heineken NV),… ngày càng phát triển ở Việt Nam.
Để sản xuất ra 1 lít bia người ta cần khoảng 6 lít nước, cho thấy để sản xuất ra bia thì phải cần rất nhiều nước. Do đó cùng với việc tăng sản lượng bia như thế kéo theo việc cần phải giải quyết lượng nước thải khổng lồ có độ ô nhiễm hữu cơ cao mà trong quá trình sản xuất bia tạo ra. Vì vậy chúng ta cần xử lý nước thải cơ sở sản xuất bia.
1. Quy trình sản xuất bia
Bia được sản xuất từ ba nguyên liệu chính: Malt, hoa houblon, nước.
2. Thành phần tính chất nước thải cơ sở sản xuất bia
Nguồn gốc phát sinh nước thải công nghiệp:
Nước thải từ quy trình sản xuất bao gồm:
– Nước rửa nồi nấu, thiết bị lọc, thùng nhân giống, lên men và các loại thiết bị khác.
– Nước thải từ nồi hơi
– Nước lẫn bã malt và bột sau khi lấy dịch đường. Để bã trên sàn lưới, nước sẽ tách ra.
– Nước rửa chai và két chứa.
– Nước vệ sinh sinh hoạt, nước rửa sàn, phòng lên men, phòng tàng trữ.
– Nước từ hệ thống làm lạnh có chứa hàm lượng clorit cao, cacbonat thấp.
Thành phần và tính chất nước thải:
Bia chứa chủ yếu là nước (>90%), còn lại là cồn (3 – 6%), CO2 và các hóa chất hòa tan khác. Vì vậy sản xuất bia là một trong những ngành công nghiệp đòi hỏi tiêu tốn rất nhiều nước do đó sẽ thải ra môi trường một lượng rất lớn nước thải. Nước thải của nhà máy bia thường gồm những loại sau:
– Nước làm nguội, nước ngưng tụ. Loại nước này không thuộc loại nước gây ô nhiễm nên có thể xử lý sơ bộ và tái sử dụng lại.
– Nước vệ sinh thiết bị như rửa thùng nấu, rửa bể chứa, rửa sàn nhà sản xuất. Loại nước này chứa nhiều chất hữu cơ, cần phải được tiến hành xử lý để làm sạch môi trường và tái sử dụng lại.
– Nước vệ sinh và các thiết bị lên men, thùng chứa đường ống, sàn nhà lên men. Loại nước thải này chứa nhiều xác nấm men, xác nấm men rất dễ tự phân hủy, gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Loại nước này cần có biện pháp xử lý đặc biệt giảm nguy cơ ô nhiễm.
Nước rửa chai đựng bia. Loại nước thải này cũng gây ô nhiễm nghiêm trọng, nước này không chỉ chứa các chất hữu cơ mà còn chứa rất nhiều các hợp chất màu từ mực in nhãn.
3. Sơ đồ công nghệ quy trình xử lý nước thải cơ sở sản xuất bia
4. Thuyết minh sơ đồ công nghệ quy trình xử lý nước thải cơ sở sản xuất bia
Nước thải từ các công đoạn sản xuất theo mương dẫn tự chảy về hệ thống xử lý tập trung. Nước thải chảy qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất rắn kích thước lớn. Sau đó chảy vào hố thu và bơm lên bể điều hòa.
Bể điều hòa:
Tại bể điều hòa, bổ sung hóa chất nhằm điều chỉnh pH tạo điều kiện cho bể UASB phía sau hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, bể còn bố trí hệ thống phân phối khí để hòa trộn đều các chất bẩn và ngăn cản quá trình lắng cặn trong bể.
Bể UASB:
Nước thải từ bể điều hòa được bơm vào bể UASB, tại đây dưới tác dụng của VSV kị khí, các chất hữu cơ hòa tan trong nước được phân hủy và chuyển hóa thành khí. Các hạt bùn cặn bám vào các bọt khí nổi va phải tấm chắn và vỡ ra, khí thoát lên được thu vào hệ thống thu khí, cặn rơi xuống dưới đáy và tuần hoàn lại. Phần bùn dư sẽ được đưa sang bể chứa bùn.
Bể trung gian:
Nước từ bể UASB sẽ cho đi qua bể trung gian. Do sau bể UASB xử lý kị khí bắt buộc phải có bể sinh học hiếu khí nên cho nước qua bể trung gian để cho vi sinh vật có thời gian thích ứng.
Bể Aerotank:
Tại đây dưới tác dụng của hệ thống phân phối khí đặt dưới đáy bể cung cấp lượng oxy hòa tan cần cho vi sinh vật hiếu khí sử dụng các hợp chất hữu cơ làm chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển, đồng thời chất hữu cơ trong nước thải giảm đi đáng kể và xảy ra quá trình nitrate hóa chuyển nitơ từ dạng NH4+ thành NO3-. Lưu lượng nước tuần hoàn từ bể Aerotank về bể Anoxic bằng 1,5 – 2 lần lưu lượng vào bể và được bơm bằng hai bơm nước thải hoạt động luân phiên. Sau thời gian lưu tại bể hiếu khí, hỗn hợp bùn và nước chảy tràn qua bể lắng.
Bể lắng:
Bể lắng có nhiệm vụ lắng và cô đặc bùn hoạt tính đến nồng độ nhất định ở phần dưới đáy bể và được hai bơm bùn luân phiên nhau bơm về bể Aerotank để duy trì mật độ vi sinh trong bể đảm bảo hiệu quả xử lý, phần bùn dư theo đường ống bơm qua bể chứa bùn. Phần nước trong phía trên chảy tràn qua máng răng cưa và tự chảy sang bể khử trùng để loại bỏ các loại vi sinh vật gây bệnh trong nước thải trước khi thải ra môi trường.
Bể khử trùng:
Nước trong ra khỏi bể lắng sẽ qua bể khử trùng nhằm tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh. Lượng chlorine được cung cấp vào ở ngăn đầu của bể khử trùng bằng hai bơm định lượng hoạt động luân phiên nhau. Nước thải sau khi qua bể khử trùng đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT sẽ được thải ra nguồn tiếp nhận.
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải cơ sở sản xuất bia trên
– Hiệu quả xử lý cao.
– Chịu được sự thay đổi tải trọng và lưu lượng đột ngột.
– Hệ thống hoạt động ổn định.
– Vận hành dễ dàng, chi phí vận hành thấp.
– Tiết kiểm diện tích và kinh phí đầu tư
Thông tin chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ý TƯỞNG XANH
NHÀ MÁY SẢN XUẤT : Yên Lạc-Cần Kiệm-Thạch Thất-Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH : V11-B03 Khu đô thị The Terra An Hưng phường La Khê Quận Hà Đông – HÀ NỘI
Email: Info.greic@gmail.com
Điện thoại: (+84) 0905491191
Để lại một bình luận