HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHO CHỨA PHÂN BÓN

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHO CHỨA PHÂN BÓN

Ngày nay, có rất nhiều loại phân bón được sử dụng trên thị trường, tùy theo từng nhu cầu của cây trồng mà người ta sẽ chọn loại phân bón cho phù hợp. Vì thế, các cơ sở kinh doanh cần xây dựng các kho để chứa phân bón, nhằm dự trữ và đảm bảo cung cấp kịp thời phân bón cho người dân. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và hoạt động, các kho chứa phân bón cũng gây nhiều tác động tiêu cực đến môi trường. Vì vây, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải kho chứa phân bón là thiết yếu.

Yêu cầu an toàn kho chứa phân bón

kho chứa phân bón

  • Kho chứa nguyên liệu, kho chứa thành phẩm phân bón phải phù hợp với năng lực, công suất sản xuất và phải có các phương tiện bảo quản chất lượng phân bón trong thời gian lưu giữ, phải có nội quy thể hiện được nội dung về đảm bảo chất lượng phân bón và vệ sinh, an toàn lao động. Phân bón xếp trong kho phải đảm bảo yêu cầu an toàn cho người lao động và hàng hoá.
  • Nhà kho chứa phân bón phải được bố trí tại địa điểm thích hợp với điều kiện về quy hoạch;
  • Vị trí đặt nhà kho chứa phân bón phải đảm bảo các yêu cầu thuận lợi về cung cấp điện, cung cấp nước, thoát nước, thông khí, xử lý ô nhiễm và giao thông.
  • Quy hoạch mặt bằng kho chứa phân bón phải đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế trên cơ sở Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành về điều kiện khí hậu, địa chất thủy văn, khí tượng thủy văn, phân vùng động đất, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường an toàn lao động.
  • Mặt bằng kho chứa phân bón phải bố trí các hạng mục công trình hợp lý và có công văn rõ ràng;
  • Diện tích của kho chứa phân bón phải đáp ứng các quy định hiện hành để bố trí thiết bị sản xuất.
  • Kho chứa phân bón phải được thiết kế dựa trên nguyên tắc an toàn về nguy cơ cháy nổ là thấp nhất.
  • Kho chứa phân bón phải được thông gió hở trên mái, trên tường bên dưới mái hoặc gần sàn nhà.

Yêu cầu về hệ thống xử lý nước thải kho chứa phân bón và khí thải kho chứa phân bón

Kho chứa phân bón không được thải vào không khí các chất độc hại, không gây tiếng ồn, các yếu tố có hại khác, không vượt mức quy định hiện hành về vệ sinh môi trường. Khí thải của kho chứa phân bón phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ; QCVN 20:2009/BTNMT- về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ; QCVN 21:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học.

Kho chứa phân bón phải có hệ thống xử lý nước thải. Nước sau xử lý phải đạt QCVN 40:2011/BTNMT.

Nước thải kho chứa phân bón

Nước thải kho chứa phân bón chủ yếu phát sinh từ quá trình vệ sinh, tắm giặt của công nhân trong kho do trong quá trình làm việc, một lượng bụi phân bám dính vào quần áo. Nước thải có chủ yếu chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng (N,P,K), và các chất hóa học độc hại trong phân hóa học.

Nitơ trong nước thải cao, chảy vào sông, hồ làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng. Do vậy nó gây ra sự phát triển mạnh mẽ của các loại thực vật phù du như rêu, tảo gây tình trạng thiếu oxy trong nước, phá vỡ chuỗi thức ăn, giảm chất lượng nước, phá hoại môi trường trong sạch của thủy vực, sản sinh nhiều chất độc trong nước như NH4+, H2S, CO2, CH4… tiêu diệt nhiều loại sinh vật có ích trong nước. Hiện tượng đó gọi là phú dưỡng nguồn nước. Chính vì vậy, việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải cho kho chứa phân bón là thực sự cần thiết.

Quy trình xử lý nước thải kho chứa phân bón.

Quy trình xử lý nước thải kho chứa phân bón

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải kho chứa phân bón:

Song chắn rác: đặt tại các mương dẫn nhằm loại bỏ các tạp chất hữu cơ có kích thước lớn như: bao nylon, lá cây, vải vụn,… để tránh gây tắc nghẽn đường ống, bơm cũng như tránh ảnh hưởng tới công trình tiếp theo.

Ngăn tiếp nhận: nơi tập trung nước thải từ các nguồn thải về để bơm vào bể điều hòa.

Bể điều hòa: nước thải từ bể tách dầu mỡ sẽ tự chảy qua bể điều hòa. Tại đây có gắn hệ thống sục khí liên tục nhằm giảm ổn định hàm lượng các chất ô nhiễm cũng như lưu lượng nước thải nhằm tránh quá tải cho các công trình kế tiếp.

Bể Anoxic: nước từ bể điều hòa được dẫn vào bể Anoxic. Do trong nước thải kho chứa phân bón có chứa lượng lớn các chất dinh dưỡng như Nito, Phot pho, nên cần phải có bể Anoxic nhằm loại bỏ các chất này khỏi nước thải. Nito và Photpho sẽ được loại bỏ nhờ các vi sinh vật trong điều kiện thiếu khí.

Bể Aerotank: nước thải sau khi qua bể sinh học thiếu khí sẽ tiếp tục chảy qua bể Aerotank. Tại đây sẽ xảy ra quá trình xử lý sinh học từ quá trình sinh trưởng của vi sinh vật nhờ lượng oxy hòa tan trong nước. Bể hoạt động nhờ sự phát triển của các sinh vật hiếu khí. Các vi sinh vật này sử dụng oxy và các chất hữu cơ có sẵn trong nước thải làm nguồn thức ăn để duy trig hoạt động sống của chúng. Nhờ đó các chất hữu cơ trong nước thải được loại bỏ đáng kể.

Bể lắng: Nước thải từ bể Aerotank tự chảy qua bể lắng. Tại đây, bùn cặn tạo ra từ quá trình phân hủy xác vi sinh vật từ bể Aerotank được lắng xuống nhờ trọng lực và được loại bỏ khỏi nước thải. Bùn lắng một phần được bơm tuần hoàn lại bể Aerotank.

Bể trung gian: Phần nước trong sau lắng được bơm vào bể trung gian nhằm lưu chứa và bơm vào bồn lọc áp lực.

Bồn lọc áp lực: tại đây các cặn lơ lửng còn sót lại sau quá trình lắng sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Đồng thời, nước thải qua bồn lọc áp lực sẽ giảm độ màu và độ đục.

Bể khử trùng: từ bồn lọc áp lực, nước thải được dẫn sang bể khử trùng. Hóa chất được dùng để khử trùng ở đây là Chlorine

Nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ý TƯỞNG XANH

NHÀ MÁY SẢN XUẤT : Yên Lạc-Cần Kiệm-Thạch Thất-Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH : V11-B03 Khu đô thị The Terra An Hưng phường La Khê Quận Hà Đông – HÀ NỘI

Email: Info.greic@gmail.com

Điện thoại: (+84) 0905491191

Một bình luận cho “HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHO CHỨA PHÂN BÓN”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

quy-trinh-san-xuat-phan-bon-huu-co-vi-sinh (1)

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CƠ SỞ SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ

Phân bón là “vật liệu đầu vào” của quá trình sản xuất nông nghiệp, với đất nước nông nghiệp như Việt Nam, có thể nói phân bón chính là một vật liệu thiết yếu, chi […]

xu-ly-nuoc-thai-mi-an-lien

Xử lý nước thải mì ăn liền

Xử lý nước thải chế biến mì ăn liền bằng phương pháp sinh học là phương pháp tối ưu, phù hợp với đặc điểm của nước thải phát sinh. Với ưu điểm có nồng BOD […]

màng MBR Việt Nam ứng dụng xử lý nước thải

Màng MBR Việt Nam cải tiến xử lý nước thải

Công nghệ Màng MBR Việt Nam cải tiến là sự kết hợp giữa công nghệ xử lý sinh học truyền thống và công nghệ  màng lọc sợi rỗng trong xử lý nước thải, hàm lượng […]

cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-tao-sao-can

GIẢI PHÁP HOÀN HẢO CHO BÀI TOÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI DOANH NGHIỆP

Nền kinh tế Việt Nam ngày một phát triển, thể hiện ở việc hàng loạt các doanh nghiệp ra đời với rất nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh khác nhau, đóng góp một phần […]