Tổng quan về sản xuất hóa mỹ phẩm
Ngành sản xuất hóa mỹ phẩm là một trong những ngành phát triển tương đối nhanh. Hiện nay, trên thế giới, nhu cầu sử dụng các sản phẩm tẩy rửa, nhu cầu thẩm mỹ của con người ngày một tăng cao. Các công ty sản xuất mỹ phẩm nổi tiếng cũng xuất hiện ngày một nhiều hơn và ở Việt Nam, các thương hiệu được nhiều người tiêu dùng tin cậy như P&G, Unilever, Colgate & Palmolive…
Do những nhu cầu của con người sử dụng các sản phẩm từ mỹ phẫm ngày càng tăng nên các cơ sở sản xuất mỹ phẩm hình thành nhiều hơn, số lượng sản xuất gia tăng nhiều. Vì vậy mà các vấn đề về môi trường cũng phát sinh nhiều hơn, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống của con người, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước do nước thải ngành hóa mỹ phẩm thải ra ngoài môi trường mà chưa được xử lý hay xử lý chưa triệt để.
Chính vì thế mà các cơ sở sản xuất hóa mỹ phẩm cần phải được thiết kế hệ thống xử lý nước thải hóa mỹ phẩm là hết sức cần thiết.
Tình chất và thành phần nước thải cơ sở sản xuất hóa mỹ phẩm
Nước thải ngành hóa mỹ phẩm chủ yếu ô nhiễm về mặt hóa học, thành phần chủ yếu là các chất hoạt động bề mặt, hàm lượng cặn lơ lửng, hóa chất trong một số loại nguyên phụ liệu.
Theo một nghiên cứu của Đức thì số lượng các chất hoạt động bề mặt trong ngành hóa mỹ phẩm chiếm đến 50% lượng chất hoạt động bề mặt sử dụng trong các ngành công nghiệp.
Bảng thể hiện tính chất nước thải cơ sở sản xuất hóa mỹ phẩm
Quy trình xử lý nước thải cơ sở sản xuất hóa mỹ phẩm
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải cơ sở sản xuất hóa mỹ phẩm
Nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm theo máng dẫn được đưa qua bể thu gom.
Trước bể thu gom và bể điều hòa đặt song chắn rác nhằm loại bỏ các loại rác thô có trong nước thải tránh làm tắc nghẽn đường ống. Rác thu được định kỳ được thu gom đem đi xử lý.
Sau đó nước thải được bơm qua bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ. Nước thải tại đây được xáo trộn thông qua hệ thống phân phối khí dưới đáy bể. Mục đích của việc cấp khí trong bể điều hòa là tránh tình trạng phân hủy kị khí và nồng độ chất ô nhiễm được đồng đều hơn.
Sau khi ra khỏi bể điều hòa, nước thải được dẫn qua bể tuyển nổi, nhằm loại bỏ bớt hàm lượng cặn lơ lửng và các chất hoạt động bề mặt.
Tiếp theo, nước thải hóa mỹ phẩm được cho qua bể keo tụ – tạo bông. Tại đây, nước thải được cấp hóa chất là chất điều chỉnh pH, chất hỗ trợ quá trình keo tụ – tạo bông…Sau đó, nước thải được cho qua bể lắng 1 (lắng hóa lý). Dưới tác dụng của trọng lực,các bông bùn sẽ lắng xuống và nước thải theo máng thu chảy qua bể UASB.
Bể UASB có nhiệm vụ xử lý COD, BOD, các chất hữu cơ khó phân hủy , Nito,Phospho…trong nước thải hóa mỹ phẩm. Nước thải sau đó cho qua bể sinh học hiếu khí là bể aerotank. Hoạt động của vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Bể aerotank thường đi kèm với bể lắng sinh học (bể lắng 2). Nguyên lý hoạt động của bể cũng giống với bể lắng 1, đều nhờ tác dụng của trọng lực và chênh lệch tỷ trọng giữa bông bùn và phần nước sạch.
Điểm khác nhau giữa bể lắng hóa lý và lắng sinh học là bùn trong bể lắng hóa lý chứa nhiều hóa chất độc hại, do đó được xếp vào chất thải nguy hại và yêu cầu thu gom, xử lý nghiêm ngặt. Bùn trong bể lắng sinh học là bùn hoạt tính, bùn này được tuần hoàn về bể aerotank để cung cấp cho hoạt động của vi sinh vật. Cả 2 loại bùn này đều được thu gom và đem đi xử lý.
Nếu nguồn tiếp nhận là nguồn tự nhiên, yêu cầu nước thải đầu ra sẽ cao hơn. Khi đó, ta có thể xây dựng thêm bồn lọc áp lực, bể khử trùng…
Nước thải cơ sở sản xuất hóa mỹ phẩm sau xử lý đạt quy chuẩn 40:2011/BTNMT trước khi thải ra ngoài môi trường.
Thông tin chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ý TƯỞNG XANH
NHÀ MÁY SẢN XUẤT : Yên Lạc-Cần Kiệm-Thạch Thất-Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH : V11-B03 Khu đô thị The Terra An Hưng phường La Khê Quận Hà Đông – HÀ NỘI
Email: Info.greic@gmail.com
Điện thoại: (+84) 0905491191
Để lại một bình luận