Xử lý nước thải luyện kim – Tính chất và phương pháp

Xử lý nước thải luyện kim

Tổng quan về ngành luyện kim

Luyện kim là điều chế các kim loại, hợp kim theo yêu cầu từ quặng hoặc các nguyên liệu khác nhau. Ngành luyện kim tại Việt nam vẫn là một ngành còn non trẻ, nhưng với đặc trưng là một đất nước giàu tài nguyên khoáng sản, ngành luyện kim hiện nay đang học hỏi trên con đường phát triển.

Với mỗi loại quặng lại có một phương pháp tách kim loại riêng, đồng thời, với mỗi kim loại hay hợp kim cần sản xuất thì lại có phương pháp riêng, vì vậy, nước thải của mỗi nhà máy luyện kim khác nhau sẽ khác nhau cả về chất lẫn về lượng.

Ta có thể tổng quan chung về quy trình luyện kim như sau

tổng quan chung về quy trình luyện kim

Nước thải từ ngành công nghiệp luyện kim rất khó xử lý vì bao gồm nhiều hóa chất độc hại như phenol, xyanua, amonia, dầu, kim loại nặng và một số chất hữu cơ khác.

Đó là một trong những vấn đề doanh nghiệp sản xuất đều lo lắng. Nếu nước thải không được xử lý một cách hiệu quả và đúng tiêu chuẩn quy định sẽ có hàng tấn chất thải thải ra môi trường nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và sinh vật dưới nước.

Vì vậy cần phải nghiên cứu kỹ về nguồn gốc, đặc tính để từ đó áp dụng các phương pháp, công nghệ xử lý phù hợp nhằm xử lý triệt để nguồn nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

Tính chất nước thải luyện kim

Hầu hết các nhà máy luyện kim sử dụng lượng nước rất lớn trong quá trình luyện kim. Nguồn nước thải chứa đựng hỗn hợp kim loại nặng rất cao.

  • Nước làm mát lò cao, khuôn đúc, máy nén, động cơ, máy cán …Nước này thường ít ô nhiễm, có thể tuần hoàn sử dụng lại.
  • Nước làm nguội xỉ, tạo hạt xỉ và làm nguội, làm sạch khí của lò cao thường chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng cao , ngoài ra còn chứa amon, xyanua, hợp chất lưu huỳnh, phenol, kim loại nặng.
  • Dòng thải của công đoạn sàng, tuyển quặng đều chứa các tạp chất sỏi đá và các muối vô cơ tan
  • Nước thải của công nghệ luyện kim màu đều mang tính axit và chứa kim loại nặng cũng như chất rắn lơ lửng.
  • Nước thải công nghệ mạ, sơn … tạo bề mặt bảo vệ kim loại có hàm lượng kim loại cao và các thành phần của chất trợ dung như CN-, SO42-, F2- …
  • Ngoài ra còn chứa dầu mỡ, nước thải sinh hoạt công nhân, vệ sinh nhà xưởng…

Bảng dưới đây thể hiện một vài chỉ tiêu cơ bản của mẫu nước thải từ một nhà máy luyện kim. Qua đó ta có thể thấy được tính chất chung của nước thải luyện kim.

Tính chất nước thải luyện kim

Quy trình xử lý nước thải luyện kim

Từ tình chất chung của nước thải nhà máy luyện kim và mẫu kết quả trên, ta có thể đưa ra được một quy trình chung để xử lý nước thải luyện kim như sau.

Quy trình xử lý nước thải luyện kim

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải luyện kim

  • Song chắn rác và hố thu gom

Nước thải sản xuất luyện kim được dẫn về đường ống tập trung sau đó chảy qua song chắn rác để loại bỏ các loại rác có kích thước lớn, sau đó dẫn về hố thu gom. Nước thải được bơm sang bể điều hòa

  • Bể điều hòa

Tại đây, có trang bị hệ thống khuấy trộn, mục đích khuấy trộn đều nước thải tránh hiện tượng lắng cặn dưới đáy bể đồng thời điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ chất thải. Tiếp theo nước thải sẽ được bơm sang bể keo tụ – tạo bông.

  • Bể phản ứng

Do nước thải có giá trị chưa tối ưu để thực hiện keo tụ tạo bông, và chứa 1 lượng lớn kim loại nặng do đó sử dụng bể phản ứng điều chỉnh pH của nước thải đến giá trị thích hợp, qua đó tạo điều kiện để quá trình kết tủa ion kim loại dưới dạng muối hydroxyt xảy ra. Sau phản ứng hỗn hợp nước và chất kết tủa được đưa qua bể lắng hóa lý để tách chất kết tủa ở dạng bùn.

  • Keo tụ – tạo bông

Tại đây các hóa chất keo tụ keo tụ được châm vào như phèn nhôm, phèn sắt, PAC…tạo điều kiện cho quá trình hình thành bông cặn diễn ra nhanh. Hóa chất polymer anion được châm như là một chất trợ keo tụ ngoài ra bể có trang bị hệ thống máy khuấy trộn với tốc độ chậm tạo điều kiện cho các bông cặn có kích thước nhỏ chuyển động, va chạm và kết dính vào nhau tạo điều kiện hình thành các bông cặn có kích thước lớn và lắng xuống.

  • Bể lắng hóa lý

Tại đây diễn ra quá trình lắng các bông cặn đã keo tụ nhờ trọng lực, phần bùn sẽ được bơm qua bể chứa bùn xử lý định kỳ, phần nước sạch trên bề mặt được dẫn qua bể trung gian.

  • Bể trung gian

Ổn định nước trước khi công đoạn xử lý hóa – lý để tiếp tục công đoạn lọc.

  • Bể lọc áp lực

Tại đây sử dụng các vật liệu lọc như sỏi đỡ, cát thạch anh, than hoạt tính để loại bỏ các cặn lơ lửng có kích thước nhỏ. Tiếp theo nước sẽ qua cột trao đổi ion

  • Cột trao đổi ion

Sau khi qua bể lọc, hàm lượng của 1 số muối ion kim loại như Cd, Ni, Pb… hòa tan trong nước vẫn còn lớn, do vậy cột trao đổi ion được sử dụng để loại bỏ triệt để các ion kim loại ra khỏi trước khi thải ra môi trường

  • Bể khử trùng

Tại đây sử dụng hóa chất NaOCl là chất khử trùng để diệt các vi khuẩn gây bệnh. Diễn ra hai quá trình:
– Khuếch tán xuyên qua tế bào vi sinh vật
– Phản ứng với tế bào phá hoại quá trình trao đổi chất
Nước thải sau khi xử lý đạt quy chuẩn xả thải ra môi trường QCVN 40:2011/ BTNMT.

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ý TƯỞNG XANH

NHÀ MÁY SẢN XUẤT : Yên Lạc-Cần Kiệm-Thạch Thất-Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH : V11-B03 Khu đô thị The Terra An Hưng phường La Khê Quận Hà Đông – HÀ NỘI

EmailInfo.greic@gmail.com

Điện thoại: (+84) 0905491191

Một bình luận cho “Xử lý nước thải luyện kim – Tính chất và phương pháp”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

Hệ thống xử lý nước thải cơ sở gia công giày

Hệ thống xử lý nước thải cơ sở gia công giày mới nhất 2022

Hiện nay, ngành công nghiệp thời trang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ngoài các mẫu quần áo độc lạ. Phụ kiện kèm theo như giày cũng không kém phần quan trọng tạo nên những […]

cong-nghe-hoa-ly

Công nghệ hóa lý

Xử lý nước thải bằng công nghệ hóa lý dựa trên cơ sở là các phản ứng hoá học, các quá trình lý hoá diễn ra giữa chất ô nhiễm với hoá chất cho thêm vào. Những […]

trạm xử lý nước thải xi mạ

NƯỚC THẢI XI MẠ

  I. Công nghệ xử lý bề mặt (xi mạ):  Công nghệ xử lý bề mặt (xi mạ) thường bao gồm các công đoạn sau: Bề mặt của vật liệu cần mạ phải được làm […]

quy-trinh-san-xuat-phan-bon-huu-co-vi-sinh (1)

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CƠ SỞ SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ

Phân bón là “vật liệu đầu vào” của quá trình sản xuất nông nghiệp, với đất nước nông nghiệp như Việt Nam, có thể nói phân bón chính là một vật liệu thiết yếu, chi […]