QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CƠ SỞ SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ

quy-trinh-san-xuat-phan-bon-huu-co-vi-sinh (1)

Phân bón là “vật liệu đầu vào” của quá trình sản xuất nông nghiệp, với đất nước nông nghiệp như Việt Nam, có thể nói phân bón chính là một vật liệu thiết yếu, chi phối toàn bộ ngành nông nghiệp. Để đánh ứng nhu cầu đó, ngành sản xuất phân bón ngày một phát triển, cụ thể là ngành sản xuất phân bón hữu cơ. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát quá trình xả thải của các cơ sở này thì sẽ gây nên tác động không nhỏ đến môi trường, trong đó cần tập trung vào xây dựng hệ thống xử lý nước thải cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ.

1. Tổng quan ngành sản xuất phân bón hữu cơ

Phân bón hữu cơ là dạng phân bón có nguồn gốc đa dạng, chủ yếu được chia thành 5 nhóm chính: nhóm có nguồn gốc thực vật, nhóm vi sinh vật, nhóm có nguồn gốc động vật, nhóm vi sinh vật biển và nhóm hỗn hợp. Phân bón hữu cơ có rất nhiều ưu điểm so với các loai phân hóa học hay vô cơ thông thường. Cụ thể, sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất, góp phần cải tạo đất trồng hiệu quả. Đây là giải pháp để nền nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững.

Hiện nay, trên thị trường có 2 loại phân bón hữu cơ và được phân loại như sau:

  • Phân hữu cơ truyền thống bao gồm các loại phân rác, phân xanh, phân chuồng,…
  • Phân hữu cơ chế biến công nghiệp bao gồm các loại phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân vi sinh vật, phân hữu cơ, phân bón lá hữu cơ, phân hữu cơ – khoáng.

2. Các phương pháp chế biến phân bón hữu cơ:

Có nhiều cách để chế biến phân bón hữu cơ: chế biến thô sơ và chế biến công nghệ.

  • Phương pháp chế biến thô sơ: có thể thực hiện tại nhà, ví dụ: phân chuồng, phân rác, phân xanh
  • Phương pháp công nghệ vi sinh: sử dụng vi sinh vật để sản xuất phân. Áp dụng trong chế biến các nguồn hữu cơ nghèo vi sinh vật: rác thải đô thị, than bùn và các chất hữu cơ khó phân hủy như vỏ trấu, vỏ hạt cà phê, bột gỗ, thân vỏ cây,… Các chế phẩm được chế biến từ phương pháp này goi là phân hữu cơ sinh học.

3. Ưu điểm và nhược điểm của ngành sản xuất phân bón hữu cơ:

Ưu điểm:

  • Phân hữu cơ giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người trong sản xuất nông nghiệp, giúp nhanh chóng đạt được mục tiêu trở thành nền công nghiệp “ xanh, sạch, an toàn, bền vững” cụ thể:
  • Phân bón hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng đầy đủ, cân đối và bền vững
  • Giúp cây trồng phát triển cân đối, ổn định
  • Tăng chất lượng nông sản
  • Tăng hàm lượng dinh dưỡng, cung cấp chất mùn cho đất. Cân bằng vi sinh vật trong đất.
  • Hạn chế sự rửa trôi và xói mòn đất
  • Cải tạo đất trồng

Nhược điểm:

Tuy hạn chế được sự ô nhiễm môi trường thể hiện ở sự giảm dư lượng phân bón hóa học nguy hại ngấm xuống đất, gây ô nhiễm đất và nước ngầm nhưng một vấn đề cần được giải quyết khi sản xuất phân hữu cơ là mùi hôi từ các bể ủ rác và đặc biệt là nước thải từ quá trình ủ rác.

4. Đặc điểm, tính chất nước thải cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ

Nước thải phát sinh từ cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ chủ yếu từ quá trình ủ phân tại các bể ủ, ngoài ra còn có nước thải sinh hoạt của công nhân viên tại cơ sở sản xuất.

Vì phát sinh chủ yếu từ sự phân hủy các rác hữu cơ nên nước thải các cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ sẽ có nồng độ chất hữu cơ (BOD5, COD), amoni (NH4+) cao, ngoài ra còn có nồng độ các chất rắn (TSS) cao. Nhìn chung, nước thải các cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ chứa đa số thành phần ô nhiễm với nồng độ cao và khó phân hủy, do vậy cần kết hợp nhiều phương pháp xử lý như: xử lý cơ họ, xử lý hóa lý, xử lý sinh học,…

5. Quy trình xử lý nước thải cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ

quy-trinh-xu-ly-nuoc-thai-co-so-san-xuat-phan-bon-huu-co
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ:

Đầu tiên nước thải từ các nguồn thải theo đường ống chảy qua song chắn rác nhằm loại bỏ các rác bẩn kích thước lớn rồi chảy vào bể điều hòa để cân bằng lưu lượng và nồng độ các chất bẩn của nước thải trong các giờ cao điểm, tránh tình trạng quá tải cho các công trình tiếp theo.

Nước thải được bơm từ bể điều hòa sang bể keo tụ tạo bông, tại đây, các chất rắn lơ lửng trong nước được keo tụ lại nhờ hóa chất keo tụ là phèn PAC, ngoài ra trong bể còn được châm thêm hóa chất trợ keo tụ là Polymer nhằm đẩy nhanh quá trình keo tụ tạo bông của chất rắn lơ lửng trong nước, nhanh chóng hình thành các bông cặn có kích thước và khối lượng lớn, dễ dàng loại bỏ nhờ trọng lực.

Sau khi qua bể keo tụ tạo bông, trong nước thải sẽ xuất hiện số lượng lớn các bông cặn, lúc này, nước thải chảy qua bể lắng I nhằm loại bỏ các bông cặn đó nhờ phương pháp trọng lực. Bùn ở bể lắng sẽ được bơm hút định kỳ ra bể chứa bùn và đưa đi xử lý.

Nước thải được tiếp tục dẫn qua bể sinh học thiếu khí nhằm khử Nitrat có trong nước thải nhờ hệ vi sinh vật thiếu khí trong bể, các vi sinh vật này sử dụng trực tiếp nguồn Cacbon có sẵn trong nước thải để duy trì sự sống và thực hiện quá trình khử Nitrat

Sau khi qua bể thiếu khí, nước thải tiếp tục được dẫn qua bể hiếu khí. Tại đây, các chất hữu cơ trong nước được loại bỏ hoàn toàn, bên cạnh đó nhờ vi sinh vật hiếu khí trong bể thực hiện quá trình Nitrat từ Amoni, mà lượng Amoni cũng được loại bỏ. Trong bể có bố trí bơm chìm để bơm tuần hoàn nước thải về bể thiếu khí nhằm xử lý hoàn toàn lượng Nitrat vừa tạo ra tại bể hiếu khí. Ngoài ra, bể còn được duy trì sự xáo trộn và cung cấp Oxy cho vi sinh vật nhờ hệ thống đĩa thổi khí lắp dưới đáy bể.

Nước thải tự chảy sang bể lắng II nhằm loại bỏ bùn sinh học sinh ra từ hai bể thiếu khí và hiếu khí trên. Bùn từ Bể lắng II được tuần hoàn về bể thiếu khí và hiếu khí và bùn dư thì được bơm ra bể chứa bùn và đưa đi xử lý.

Tiếp theo, nước thải được bơm qua bồn lọc áp lực để loại bỏ các cặn còn sót lại từ quá trình lắng giúp cho quá trình khử trùng tiếp theo đạt hiệu quả tối đa.

Cuối cùng, để loại bỏ hoàn toàn lượng vi sinh vật gây hại còn sót lại trong nước thải, nước thải sẽ được dẫn qua bể khử trùng, với hóa chất khử trùng là Chlorine.

Nước thải đầu ra đạt quy chuẩn QCVN 40:2015/BTNMT trước khi thải ra nguồn tiếp nhận

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ý TƯỞNG XANH

NHÀ MÁY SẢN XUẤT : Yên Lạc-Cần Kiệm-Thạch Thất-Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH : V11-B03 Khu đô thị The Terra An Hưng phường La Khê Quận Hà Đông – HÀ NỘI

Email: Info.greic@gmail.com

Điện thoại: (+84) 0905491191

Một bình luận cho “QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CƠ SỞ SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT RESORT

Xử lý nước thải sinh hoạt resort

Việc phát triển các dịch vụ cao cấp như khu sinh thái, resort hiện rất được các nhà đầu tư ưa chuộng, tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế mà nó mang lại […]

Mỳ ăn liền đóng hộp

Hệ thống xử lý nước thải cơ sở sản xuất mì ăn liền (mì tôm) cho doanh nghiệp

Tổng quan về ngành sản xuất mì ăn liền Ngày nay, công nghiệp ngày càng phát triển con người dần chuyển sang sở thích dùng sản phẩm ăn nhanh, gọn, tiện lợi. Vì thế ngành […]

xu-ly-nuoc-thai-co-so-san-xuat-bot-mi

Hệ thống xử lý nước thải cơ sở sản xuất bột mì mới nhất

Tổng quan về ngành sản xuất bột mì Bên cạnh sự thay đổi ngày một mạnh mẽ của các ngành công nghiệp sản xuất khác thì theo thời gian, ngành công nghiệp chế biến thực […]

xu-ly-nuoc-thai-san-xuat-xi-mang

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất xi măng toàn diện

Sản xuất Xi măng là một trong những ngành công nghiệp quan trọng được hình thành sớm và phát triển nhất ở nước ta. Đến nay đã có gần 100 công ty lớn nhỏ chưa […]