Tổng quan về ngành sản xuất thuốc – dược phẩm
Thuốc là một trong nhu yếu phẩm cần thiết, ai cũng cần sử dụng ở nhiều mức độ, và tuổi càng cao thì lượng thuốc sử dụng càng nhiều. Vì vậy, ngành dược là ngành luôn được ưu tiên phát triển.
Hiện tai, ngành công nghiệp sản xuất thuốc – dược phẩm của Việt Nam hiện đang phát triển. Với nền y học phát triển cả về tây y, đông y… nên các sản phẩm của ngành dược rất phong phú với các loại thuốc tân dược, đông dược… giúp phòng tránh, điều trị bệnh
Quy trình sản xuất thuốc cơ bản
Trong đó, nước thải chứa các thành phần của thuốc được thải ra ngoài chỉ có khâu pha chế, ép viên, vô nang
- Pha chế: tại bước này, các nguyên liệu được điều chế theo quy định để ra thành phần thuốc theo quy định. Giai đoạn này sẽ thải ra ngoài môi trường như thuốc rơi vãi, thuốc điều chế sai, vệ sinh các vật dụng dùng để đựng thuốc trước và sau khi pha chế… đều có thể thải thêm một lượng nước thải chứa thuốc ra ngoài môi trường
- Ép viên, vô nang: sản phẩm lỗi, rơi vãi ra ngoài trong quá trình thực hiện
- ngoài ra, nước thải còn phát sinh từ quá trình lau dọn vệ sinh nhà máy sản xuất, vệ sinh giặt giữ của công nhân vệ sinh.
Nước thải sản xuất thuốc này chứa các thành phần khó xử lý như: các hợp chất chứa vòng β-lactams, thuốc thử, dung môi…
Các loại nước thải khác
- nước thải phát sinh từ khâu sản xuất vỏ nang: vỏ nang được làm chính từ gelatin – protein tách được từ colagen và xương động vật – vì vậy, nước thải sản xuất vỏ nang sẽ chứa nhiều dầu mỡ động vật, các hợp chất mạch vòng khó xử lý
Tính chất của nước thải sản xuất thuốc
Tổng quan thì nước thải sản xuất dược phẩm (thuốc) chứa nhiều thành phần hữu cơ và vô cơ bao gồm dung môi đã sử dụng, chất xúc tác, chất phụ gia, thuốc thử và một lượng nhỏ các chất trung gian, dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt, vì vậy COD trong nước thải thường rất cao.
Bảng trên thể hiện một vài thông số của các chỉ tiêu cơ bản của nước thải sản xuất thuốc. Để có thể biết được tính chất và thành phần trong nước thải thì cần phải lấy mẫu và phân tích. Vì vậy, hay liên hệ GRE-IC để có thể được lấy mẫu nước thải và tư vấn phương pháp xử lý nước thải hoàn toàn miễn phí.
Quy trình xử lý nước thải sản xuất thuốc
Như đã nói ở trên, phải có mẫu nước thải mới có thể đưa ra được quy trình chuẩn nhất và phù hợp nhất với từng hệ thống. Dưới đây là quy trình cơ bản để xử lý nước thải sản xuất thuốc.
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải sản xuất thuốc
Nước thải đầu vào theo hệ thống thu gom được dẫn qua song chắn rác để chắn rác có kích thước lớn nhằm tránh gây tắc nghẽn đường ống và bơm trong quá trình vận hành, chảy về hố thu gom để thu gom nước thải. Sau đó sẽ được bơm qua bể điều hòa
Bể điều hòa: Nhiệm vụ chính của bể là điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải, tạo dòng nước thải ổn định để tránh làm sốc tải trọng các công trình xử lý phía sau.
Do tính chất nước thải phụ thuộc vào quy trình và công đoạn sản xuất nên nồng độ và lưu lượng các chất ô nhiễm trong nước thải không đều. Bể điều hòa có nhiệm vụ tiếp nhận nước thải và điều hòa lưu lượng, nồng độ, là một công trình không thể thiếu trong bất kì hệ thống xử lý nước thải nào. Khi tính toán công suất và thể tích bể điều hòa, cần căn cứ vào thời gian lưu nước cũng như khả năng chống thấm của bể. Sau đó nước thải được bơm sang bể tuyển nổi để tách dầu mỡ và các chất hoạt động bề mặt. các chất này sẽ được đưa sang bể chứa dầu mỡ và được thu gom xử lý định kỳ;
Sau tuyển nổi là cụm bể xử lý sinh học UASB – Anoxic – Aerotank lần lượt xử lý như sau:
- Bể UASB: UASB là công nghệ xử lý sinh học kỵ khí, Bể UASB hoạt động theo cơ chế nước phân phối từ dưới lên và được khống chế ở vận tốc phù hợp. Quá trình phân hủy chất hữu cơ diễn ra tại lớp bùn kỵ khí, hiệu quả xử lý được quyết định bởi tầng vi sinh vật này. Hệ thống tách pha có nhiệm vụ phân tách pha rắn – lỏng – khí, khí sẽ được bay lên và thu hồi và hệ thống xử lý khí, bùn rơi xuống đáy bể và đưa vào bể chứa bùn. Nước sau xử lý chảy theo máng để đến bể Anoxic;
- Bể Anoxic: Bể Anoxic kết hợp Aerotank có thể xử lý tổng hợp: khử BOD, khử NH4+ và khử NO3- thành N2. Với việc kết hợp bể bùn hoạt tính xử lý và quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon khi cần khử NO3-, tiết kiệm được một phần hai lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-;
- Bể Aerotank: Vi sinh trong bể Aerotank sẽ được thêm vào định kỳ. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O làm giảm nồng độ bẩn trong nước thải. Trong bể Aerotank còn có thêm vật liệu tiếp xúc nhằm tăng cơ hội tiếp xúc giữa vi sinh vật với nước thải, đồng thời là môi trường để vi sinh vật phát triển và dính bám;
Sau khi xử lý tại cụm bể sinh học, nước thải tại đây đã sạch đến 80%. nước và bùn sẽ được đưa qua bể lắng để tách riêng. Nước thải sẽ chảy vào máng thu nước để tràn sang bể khử trùng. Phần bùn lắng xuống đáy bể một phần được tuần hoàn lại bể Anoxic và bể Aerotank để duy trì nồng độ bùn, phần bùn thải sẽ được bơm vào bể chứa bùn;
Bơm định lượng sẽ bơm hóa chất khử trùng vào nước. Nhờ tác dụng của chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật nguy hiểm trong nước thải sẽ bị tiêu diệt. Cuối cùng nước thải được bơm vào bể lọc áp lực, quá trình lọc áp lực sẽ loại bỏ cặn nhỏ, còn sót lại sau lắng. Nước sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT sẽ được xả ra nguồn tiếp nhận
Thông tin chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ý TƯỞNG XANH
NHÀ MÁY SẢN XUẤT : Yên Lạc-Cần Kiệm-Thạch Thất-Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH : V11-B03 Khu đô thị The Terra An Hưng phường La Khê Quận Hà Đông – HÀ NỘI
Email: Info.greic@gmail.com
Điện thoại: (+84) 0905491191
Trả lời