Công nghệ xử lý nước thải thủy sản

xử lý nước thải chế biến thủy sản

Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu trên thế giới, ngành thủy sản hiện tại chiếm 4% GDP, 8% xuất khẩu và 9% lực lượng lao động. Tuy nhiên, ngành Chế biến Thủy sản cũng là một trong những ngành gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường.

Chúng ta tìm hiểu về quy trình chế biến thủy sản?

Tùy vào loại hải sản cũng như yêu cầu chế biến mà các quy trình chế biến thủy sản có thể khác nhau. Tuy nhiên dưới đây là một quy trình phổ biến thường gặp trong chế biến thủy sản:

Sơ đồ quy trình chế biến thủy sản
Sơ đồ quy trình chế biến thủy sản

Qua quy trình chế biến ta có thể thấy nguồn nước thải trong quá trình sản xuất chủ yếu phát sinh ở công đoạn rã đông, làm sạch và sơ chế.

Nước thải thủy sản có những đặc tính và thành phần ô nhiễm nào ?

Nguồn thải: Nước thải phát sinh từ hai nguồn là nước thải trong quá trình sản xuất và trong quá trình sinh hoạt của các công nhân, nguồn ô nhiễm chính là từ nước thải trong quá trình sản xuất.

Nước thải thủy sản chứa phần lớn là các chất hữu cơ có nguồn gốc từ thủy – hải sản vói thành phần chủ yếu là protein, cacbonhydrat, chất béo,… Các chất này khi phân hủy tạo ra mùi hôi thối khó chịu, làm giảm nồng độ oxi trong nước. Ngoài ra, trong nước thải thủy sản có hàm lượng nito, photpho cao. Nếu không xử lý sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa.

Dưới đây là bảng thông số chất ô nhiễm của nước thải thủy sản:

Bảng thông số các chỉ tiêu gây ô nhiễm
Bảng thông số các chỉ tiêu gây ô nhiễm

Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải thủy sản

Đặc trưng của nước thải thủy sản là chứa hàm lượng chất hữu cơ, tổng nito và photpho cao. Vì vậy công nghệ xử lý nước thải thủy sản hiện nay được lựa chọn phù hợp nhất là công nghệ vi sinh.

Để đầu tư một hệ thống xử lý nước thải thủy sản với chi phí đầu tư ban đầu không quá cao, xử lý đạt hiệu quả và chi phí vận hành thấp, công nghệ dưới đây được lựa chọn là công nghệ tối ưu.

sơ đồ công nghệ
Sơ đồ dây chuyền công nghệ hệ thống xử lý nước thải thủy Sản

Dây chuyền công nghệ xử lý nước thải thủy sản

Song chắn rác

Nước thải từ nhà máy được đưa trực tiếp đến hệ thống xử lý, đầu tiên phải đi qua song chắn rác.

Song chắn rác có nhiệm vụ giữ lại các loại rác, chất thải có kích thước lớn như vụn cá, xương cá, túi nilon,…

Theo định kỳ rác tại song chắn rác được thu gom đem đi xử lý để tránh hiện tượng gây tắc, hư hỏng thiết bị.

hố thu gom

Bể tách dầu mỡ

Trong nước thải thủy sản chứa rất nhiều dầu mỡ từ động vật.

Cần phải sử dụng bể tách mỡ loại bỏ. Tránh gây tắc đường ống và đảm bảo cho các thiết bị, công trình xử lý phía sau.

Bể tuyển nổi

Sau khi qua bể tách dầu mỡ, nước thải được chảy đến bể tuyển nổi. Bể tuyển nổi dược lắp đặt dàn sục khí ở dạng bọt nhỏ.

Khi nước thải đi vào bể, các bọt khí sẽ len lỏi trong nước thải, đem các chất lơ lửng khó lắng đi lên phía trên mặt nước và được thu gom lại chảy vào bể chứa bùn. Nước thải sau đó được chuyển đến bể điều hòa.

Bể xử lý

Bể điều hòa

Chứa nước thải trước khi đưa vào giai đoạn xử lý sinh học. Là nơi giúp ổn định nồng độ và lưu lượng dòng thải. Tại đây bố trí hệ thống sục khí nhằm tạo sự xáo trộn tránh hiện tượng lắng cặn và phân hủy kị khí trong bể đồng thời bố trí máy bơm chìm. Máy bơm chìm bơm nước thải từ bể điều hòa vào hệ thống xử lý sinh học.

Bể sinh học kỵ khí

Nước thải sau khi đã được ổn định trong bể điều hòa chảy vào bể kỵ khí. Tại đây dưới tác dụng của vi sinh vật kị khí, các chất hữu cơ bị phân hủy thành các chất dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào vi sinh vật. Sau quá trình này hàm lượng chất hữu cơ sẽ giảm xuống đáng kể.

Bể thiếu khí và hiếu khí

Nước thải thủy sản có hàm lượng nito và phopho rất cao. Cần phải sử dụng bể thiếu khí kết hợp hiếu khí để xử lý các chất này.

Tại bể thiếu khí, đầu tiên nước thải đi qua chứa các chất nito ở dạng NH4+ . Đi qua bể thiếu khí sẽ không có các phản ứng xảy ra, chảy vào bể sinh học hiếu khí.

Tại bể sinh học hiếu khí, dưới tác dụng của vi sinh vật hiếu khí trong môi trường luôn được cung cấp oxi từ máy thổi khí, các vi sinh vật oxi hóa NH4+ thành NO2 và cuối cùng thành NO3. Nước thải chứa NO3 được tuần hoàn quay lại bể thiếu khí, dưới tác dụng của các vi sinh vật thiếu khí khử NO3 thành N2 bay lên.

Tại bể hiếu khí, quá trình oxi hóa các chất hữu cơ khác được tiến hành đồng thời dưới tác dụng của vi sinh vật hiếu khí.

Bể lắng sinh học

Hỗn hợp bùn và nước thải sau quá trình xử lý hiếu khí chảy vào bể lắng sinh học. Bùn sẽ lắng xuống dưới đáy bể lắng do tác dụng của trọng lực. Một phần được bơm chìm bơm tuần hoàn về bể hiếu khí. Phần còn lại xả ra bể chứa bùn. Còn phần nước trong sẽ được thu gom dẫn vào bể khử trùng.

Bể chứa bùn

Bùn sau quá trình tuyền nổi và lắng sinh học được thu gom dẫn về bể chứa bùn. Bùn sẽ được định kì thu gom, đem đi xử lý để tránh hiện tượng phân hủy kị khí bùn dư xảy ra.

Bể khử trùng

Nước thải sau khi xử lý sẽ được dẫn sang bể khử trùng ozon. Tại đây được châm ozon để khử trùng cá loại vi khuẩn. Nước thải sau khử trùng được dẫn ra ngoài.

Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải thủy sản

  • Ưu điểm:

– Hiệu quả xử lý khá cao đối với các chỉ tiêu chính của nước thải thủy sản, trong đó hiệu quả xử lý SS khoảng 80%, hiệu quả xử lý COD khoảng 94% và BOD5 là 97%.

– Công trình xử lý sinh học gồm hai bể bùn hoạt tính hiếu khí (hai đơn nguyên). Như vậy, nếu trong trường hợp một trong hai bể gặp sự cố về vi sinh thì hệ thống vẫn có thể tiếp tục hoạt động với đơn nguyên còn lại trong thời gian khắc phục sự cố.

– Chi phí đầu tư xây dựng và lắp đặt thiết bị hợp lý.

  • Nhược điểm:

– Chi phí vận hành cao so với các hệ thống xử lý nước thải khác tương đương về yêu cầu chất lượng nước thải sau xử lý đồng thời sử dụng nhiều thiết bị động lực hơn.

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ý TƯỞNG XANH

NHÀ MÁY SẢN XUẤT : Yên Lạc-Cần Kiệm-Thạch Thất-Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH : V11-B03 Khu đô thị The Terra An Hưng phường La Khê Quận Hà Đông – HÀ NỘI

EmailInfo.greic@gmail.com

Điện thoại: (+84) 0905491191

Một bình luận cho “Công nghệ xử lý nước thải thủy sản”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

quy-trinh-san-xuat-phan-bon-huu-co-vi-sinh (1)

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CƠ SỞ SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ

Phân bón là “vật liệu đầu vào” của quá trình sản xuất nông nghiệp, với đất nước nông nghiệp như Việt Nam, có thể nói phân bón chính là một vật liệu thiết yếu, chi […]

xử lý nước thải sản xuất clinker

Phương pháp xử lý nước thải sản xuất clinker tại Việt Nam

Tổng quan về ngành sản xuất clinker Clinker là gì? Clinker hay còn gọi là xi măng chưa nung, là sản phẩm nung thiêu kết ở 1450 độ C của đá vôi – đất sét […]

xu-ly-nuoc-thai-bang-he-thong-dap-ngap-nuoc-kien-tao

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG HỆ THỐNG ĐẤT NGẬP NƯỚC KIẾN TẠO

Xử lý nước thải bằng hệ thống đất ngập nước kiến tạo hay còn gọi là xử lý nước thải bằng hệ thống đất ngập nước nhân tạo. Đây là một hình thức xử lý nước thải […]

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ SINH HỌC THEO MẺ (SBR/ASBR)

Công nghệ xử lý sinh học theo mẻ (SBR/ASBR)

SBR (sequencing batch reactor): Bể phản ứng theo mẻ là dạng công trình xử lí nước thải dựa trên phương pháp bùn hoạt tính hiếu khí, nhưng 2 giai đoạn sục khí và lắng diễn […]