8 bước đơn giản để xử lý nước thải cơ sở sản xuất thủy tinh

xử lý nước thải cơ sở sản xuất thủy tinh

Tổng quan về cơ sở sản xuất thủy tinh

Thủy tinh (kính) là một chất trong suốt, tương đối cứng, khó mài mòn, rất trơ hóa học và không hoạt động xét về phương diện sinh học, có thể tạo thành với bề mặt rất nhẵn và trơn. Tuy nhiên, thủy tinh rất dễ gãy hay vỡ thành các mảnh nhọn và sắc dưới tác dụng của lực hay nhiệt một cách đột ngột.

Ngày nay, nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu trang trí của con người ngày càng tăng cao. Các sản phẩm từ thủy tinh không chỉ được dùng làm các vật phục vụ cho dời sống như: ly, tách, chén, bóng đèn… Mà chúng còn được sử dụng để làm các vật trang trí. Với màu sắc đa dạng, các vật làm từ thủy tinh được sử dụng để trang trí từ những căn hộ bình thường cho đến những căn hộ, biệt thự cao cấp, sang trọng.

Chính vì thế mà các cơ sơ sản xuất các vật làm từ thủy tinh ngày càng mở rộng quy mô và công nghệ. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt. Sản xuất thủy tinh mang lại nhiều lợi ích nhưng tác hại của nó cũng khá nhiều. Nó gây ảnh hưởng đến môi trường không khí, đặc biệt là môi trường nước. Vì vậy, xử lý nước thải cơ sở sản xuất thủy tinh bắt buộc phải thực hiện.

Hình 1. Vật dụng làm bằng thủy tinh

Vật dụng làm bằng thủy tinh

Phương pháp sản xuất thủy tinh

Phương pháp thủ công

Đầu tiên, thủy tinh được nấu chảy ra, pha vào hỗn hợp thủy tinh đó là đá vôi (CaCO3), sô đa (Na2CO3) hay bồ tạt (K2CO3). Sau đó, toàn bộ hỗn hợp sẽ được nấu nóng chảy trong lò. Người ta lấy hỗn hợp ra bằng một ống kim loại rỗng.

Sau đó, thổi vào ống kim loại lúc hỗn hợp còn nóng ở đầu bên kia ống để tạo ra hình dáng như mong muốn. Cuối cùng thì làm lạnh từ từ, sẽ được sản phẩm.

Phương pháp hiện đại

Trong công nghiệp thì quá trình cũng tương tự nhưng chỉ khác là được làm hoàn toàn bằng máy móc kể cả các công đoạn như làm sạch, lọc tách, pha trộn,..

Hình 2. Quy trình sản xuất thủy tinh

Quy trình sản xuất thủy tinh

Nguồn gốc phát sinh nước thải cơ sở sản xuất thủy tinh

Phát sinh từ khâu sản xuất của nhà máy:

+ Quá trình trộn hỗn hợp

+ Quá trình tẩy rửa thiết bị, máy móc.

Ngoài ra, còn có nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sống của công nhân, vệ sinh nhà xưởng. Nước thải sinh hoạt có chứa các chất hữu cơ, vi khuẩn…

Bảng 1. Tính chất nước thải sản xuất thủy tinh

Tính chất nước thải sản xuất thủy tinh

Nước thải từ quá trình sản xuất thủy tinh thường có màu trắng đục, chứa nhiều tạp chất và thành phần hữu cơ (BOD, COD, SS) lơ lửng và hòa tan, coliform…

Xử lý nước thải cơ sở sản xuất thủy tinh

Quy trình Xử lý nước thải cơ sở sản xuất thủy tinh

 Quy trình Xử lý nước thải cơ sở sản xuất thủy tinh

Thuyết minh sơ đồ công nghệ Xử lý nước thải cơ sở sản xuất thủy tinh

Song chắn rác và bể lắng cát:

Nước thải sản xuất thủy tinh được dẫn về đường ống tập trung sau đó chảy qua song chắn rác để loại bỏ các loại rác có kích thước lớn, đồng thời bể lắng cát có nhiệm vụ tách các chất rắn lơ lửng tránh ảnh hưởng đến các công trình phía sau. Nước thải được bơm sang bể điều hòa

Bể điều hòa:

Tại đây, có trang bị hệ thống khuấy trộn, mục đích khuấy trộn đều nước thải tránh hiện tượng lắng cặn dưới đáy bể đồng thời điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ chất thải. Tiếp theo nước thải sẽ được bơm sang bể keo tụ – tạo bông.

Bể keo tụ – tạo bông

Tại đây các hóa chất keo tụ keo tụ được châm vào như phèn nhôm, phèn sắt, PAC…tạo điều kiện cho quá trình hình thành bông cặn diễn ra nhanh. Hóa chất polymer anion được châm như là một chất trợ keo tụ ngoài ra bể có trang bị hệ thống máy khuấy trộn với tốc độ chậm tạo điều kiện cho các bông cặn có kích thước nhỏ chuyển động, va chạm và kết dính vào nhau tạo điều kiện hình thành các bông cặn có kích thước lớn và lắng xuống. Nước thải tự chảy qua bể lắng 1.

Bể lắng hóa lý

Tại đây diễn ra quá trình lắng các bông cặn đã keo tụ nhờ trọng lực, phần bùn sẽ được bơm qua bể chứa bùn xử lý định kỳ, phần nước sạch trên bề mặt được dẫn qua bể trung gian.

Bể trung gian

Ổn định nước trước khi công đoạn xử lý hóa – lý để tiếp tục công đoạn lọc.

Bể lọc áp lực

Tại đây sử dụng các vật liệu lọc như sỏi đỡ, cát thạch anh, than hoạt tính để loại bỏ các cặn lơ lửng có kích thước nhỏ. Tiếp theo nước sẽ qua bể khử trùng.

Bể khử trùng

Tại đây sử dụng hóa chất NaOCl là chất khử trùng để diệt các vi khuẩn gây bệnh. Diễn ra hai quá trình:

– Khuếch tán xuyên qua tế bào vi sinh vật

– Phản ứng với tế bào phá hoại quá trình trao đổi chất

– Nước sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT và được xả vào nguồn tiếp nhận.

Ưu điểm công nghệ xử lý nước thải cơ sở sản xuất thủy tinh

– Nước sau khi xử lí đạt QCVN theo quy đinh hiện hành

– Xử lý triệt để các chất ô nhiễm có trong nước thải

– Quá trình bão dưỡng, vận hành đơn giản

– Được kiểm soát chặt chẽ bằng các thiết bị tự động

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ý TƯỞNG XANH

NHÀ MÁY SẢN XUẤT : Yên Lạc-Cần Kiệm-Thạch Thất-Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH : V11-B03 Khu đô thị The Terra An Hưng phường La Khê Quận Hà Đông – HÀ NỘI

Email: Info.greic@gmail.com

Điện thoại: (+84) 0905491191

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

cong-nghe-hoa-ly

Công nghệ hóa lý

Xử lý nước thải bằng công nghệ hóa lý dựa trên cơ sở là các phản ứng hoá học, các quá trình lý hoá diễn ra giữa chất ô nhiễm với hoá chất cho thêm vào. Những […]

quy-trinh-san-xuat-phan-bon-huu-co-vi-sinh (1)

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CƠ SỞ SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ

Phân bón là “vật liệu đầu vào” của quá trình sản xuất nông nghiệp, với đất nước nông nghiệp như Việt Nam, có thể nói phân bón chính là một vật liệu thiết yếu, chi […]

tai-che-phe-lieu

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TÁI CHẾ PHẾ LIỆU

Với sự phát sinh quá tải của rác thải rắn như giấy, nhựa, kim loại,… mà ngành tái chế phế liệu ra đời như một giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực của […]

Xử lý nước thải nhà máy giấy

Công nghệ xử lý nước thải nhà máy giấy

Dựa vào các thành phần đầu vào của nguyên liệu, các nhà máy sản xuất giấy sử dụng công nghệ sản xuất phù hợp, dù sử dụng công nghệ sản xuất giấy nào thì cũng […]