Hệ thống xử lý nước thải chế biến hạt điều

Hệ thống xử lý nước thải chế biến hạt điều

Tổng quan về chế biến hạt điều

Điều là loại cây xuất xứ từ Châu Phi, thích hợp trồng ở những khu vực nhiệt đới gần biển. Điều du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ 18. Đây là loại cây có giá trị kinh tế cao với 3 sản phẩm chính như: nhân điều, dầu vỏ hạt điều và sản phẩm chế biến từ trái điều, hạt diều…

Đất nước mở cửa hội nhập, cơ chế thi trường tự do cạnh tranh, bên những thuận lợi, là thử thách không nhỏ cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ ở Việt Nam. Sự cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn nhưng cũng công bằng hơn, giá cả, chất lượng, mẫu mã và các dịch vụ ưu ái chăm sóc khách hàng sẽ giải quyết  sự tồn tại của doanh nghiệp.

Trong số các ngành kinh doanh hiện nay, ngành chế biến hạt điều được coi là ít ồn ào hơn các ngành khác, nhưng kim ngạch xuất khẩu của ngành hạt điều Việt Nam hiện đang từng bước vươn lên đứng đầu thế giới. Và để đảm bảo sự cân bằng cả về kinh tế lẫn môi trường, xử lý nước thải chế biến hạt điều là điều cần thiết.

Quy trình chế biến hạt điều

Quy trình chế biến hạt điều

Nguồn gốc phát sinh nước thải chế biến hạt điều

Nước thải phát sinh từ quá trình tách nhân, bóc vỏ;

Nước thải từ giai đoạn ngâm nước, chao điều, một phần nhỏ từ các công đoạn khác như từ nước thải khói lò sấy hạt điều;

Dầu thải từ công đoạn chao dầu, từ ống khói máy chao sẽ thoái hóa và chuyển thành cặn dầu.

Nước thải phát sinh từ nhà máy chế biến hạt điều chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao, chủ yếu là các hợp chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, photpho và hàm lượng dầu mỡ.

Bảng thông số nước thải chế biến hạt điều

thông số nước thải chế biến hạt điều

Quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến hạt điều

Quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến hạt điều

Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến hạt điều

Nước thải chế biến hạt điều sau khi ra khỏi bể thu gom đã được loại bỏ các tạp chất có khả năng lắng, nhưng trong nước thải còn chứa một hàm lượng dầu mỡ gây trở ngại cho quá trình sinh học. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả xử lý phía sau, nước thải chế biến hạt điều được bơm lên bể tách dầu mỡ.

Bể tách dầu mỡ: Tại bể tách dầu mỡ, nước thải nhiễm dầu mỡ sẽ được đưa qua vải lọc dầu, phần nước qua vỉa lọc được bơm lên bể điều hòa. Dầu mỡ được giữ lại ở tấm vải lọc. Lượng dầu mỡ được giữ lại  trong vải lọc sẽ được tách ra bằng phương pháp cơ học  và được đem đi xử lý theo yêu cầu.

Bể điều hòa: Do lưu lượng, tính chất nước thải chế biến hạt điều ở mỗi thời điểm là không giống nhau, vì vậy để có thể đảm bảo được hiệu suất xử lý cho công trình phía sau thi nước thải được bơm vào bẻ điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ. Máy thổi khí sẽ cấp khí vào bể điều hòa trộn đều nước thải, hạn chế quá trình yếm khí ảy ra gây mùi khó chịu, bên cạnh đó có thể ngăn chặn hiện tượng lắng cặn xuống đáy bể.

Bể phản ứng: Tại bể phản ứng Trong nước thải các cặn bẩn, các sản phẩm vô cơ, chất ô nhiễm …có kích thước nhỏ nên chúng tham gia vào chuyển động nhiệt cùng với các phân tử nước tạo nên một hệ keo phân tán trong toàn bộ thể tích nước. Chúng có độ bền nhỏ hơn độ bền phân tử nên dễ dàng bị phá huỷ bằng phèn. Tại bể phản ứng, các hoá chất keo tụ (PAC và phèn Sắt) được châm vào bể với liều lượng nhất định và được kiểm soát chặt chẽ bởi các thiết bị điện tử. Dưới tác dụng của hệ thống cánh khuấy với tốc độ lớn được lắp đặt trong bể, các hóa chất được hòa trộn vừa nhanh và đều vào trong nước thải. Trong điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình keo tụ, các hóa chất keo tụ và các chất ô nhiễm có trong nước thải tiếp xúc, tương tác với nhau, hình thành các bông cặn nhỏ li ti trên khắp thể tích bể.

Bể keo tụ- tạo bông: Tại bể keo tụ tạo bông, hóa chất trợ keo tụ (Polymer -) được châm vào bể với một liều lượng nhất định. Dưới tác dụng của hóa chất này và hệ thống motor cánh khuấy với tốc độ chậm, các bông cặn li ti từ bể phản ứng chúng sẽ hình thành nên những bông cặn tại bể keo tụ tạo bông có kích thước và khối lượng lớn. Hỗn hợp nước này và bông cặn sẽ chảy sang bể lắng hóa lý.

Bể lắng 1 (Bể lắng hóa lý): Nước và bông cặn được chuyển động qua vùng phân phối nước đi vào vùng lắng của bể lắng theo phương pháp lắng trọng lực. Các bông bùn có khối lượng riêng lớn hơn nước nên tự lắng xuống ở vùng chứa cặn của bể lắng. Nước sạch thì được thu ở phía trên máng răng cưa bể lắng và chảy vào bể sinh học giá thể lưu động MBBR (moving bed biological reactor).

Bể MBBR (moving bed biological reactor): Phương pháp sinh học hiếu khí sử dụng các nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện là cung cấp oxy liên tục. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật được gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để có thể chuyển hóa thành tế bào mới, chỉ một phần chất hữu cơ bị oxy hóa hoàn toàn thành CO2, H2O,NO3-,SO42-,…

Bể lắng 2: Nước thải sau khi qua bể MBBR được phân phối vào vùng phân phối nước của bể lắng sinh học có cấu tạo và chức năng tương tự như bể lắng hóa lý.. Nước thải sau bể lắng sẽ tự chảy sang bể trung gian chứa nước.

Bể trung gian: có nhiệm vụ chứa nước phục vụ cho máy bơm áp lực. Nó làm nhiệm vụ trung gian giữa bể lắng và máy bơm, để có thể tránh hiện tượng xáo trộn nước do máy bơm tạo áp suất hút nước ở bể lắng. Nước sau khi qua bể trung gian sẽ được bơm qua cụm lọc áp lực.

Bể lọc áp lực: Lọc áp lực sử dụng trong công nghệ này là bể lọc áp lực đa lớp vật liệu để loại bỏ đi các chất rắn lơ lửng, không hòa tan, các nguyên tố dạng vết, halogen nhằm đảm bảo độ trong của nước.

Bể khử trùng: nước thải được châm dung dịch NaOCl với liều lượng nhất định để tiệt trùng. Nước thải sau khi đi qua bể khử trùng đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường. Nước thải sau khi qua bể khử trùng đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột A sẽ được thải ra nguồn tiếp nhận.

Bể chứa bùn: Bùn từ hố thu, bể lắng 1 và phần bùn dư trong bể lắng 2 được đưa qua bể chứa bùn để lưu trữ trong khoảng thời gian nhất định. Tại bể chứa bùn, cấp không khí vào bể để tránh mùi hôi do sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ.

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ý TƯỞNG XANH

NHÀ MÁY SẢN XUẤT : Yên Lạc-Cần Kiệm-Thạch Thất-Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH : V11-B03 Khu đô thị The Terra An Hưng phường La Khê Quận Hà Đông – HÀ NỘI

EmailInfo.greic@gmail.com

Điện thoại: (+84) 0905491191

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CƠ SỞ SẢN XUẤT PHÂN VI SINH

GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT PHÂN VI SINH

Phân bón hữu cơ vi sinh đang được nhiều nhà khoa học và nhà nông quan tâm đặc biệt bởi những lợi ích mà nó mang lại như cải tạo, duy trì, nâng cao độ […]

xử lý nước thải cơ sở sản xuất thủy tinh

8 bước đơn giản để xử lý nước thải cơ sở sản xuất thủy tinh

Tổng quan về cơ sở sản xuất thủy tinh Thủy tinh (kính) là một chất trong suốt, tương đối cứng, khó mài mòn, rất trơ hóa học và không hoạt động xét về phương diện […]

xử lý nước thải cơ sở sản xuất phích nước

Hệ thống xử lý nước thải cơ sở sản xuất phích nước

Tổng quan ngành sản xuất phích nước Phích nước hay còn gọi là phích giữ nhiệt, là vật dụng quen thuộc trong hầu hết các gia đình Việt Nam. Phích có cấu tạo gồm vỏ […]

xử lý nước thải sản xuất clinker

Phương pháp xử lý nước thải sản xuất clinker tại Việt Nam

Tổng quan về ngành sản xuất clinker Clinker là gì? Clinker hay còn gọi là xi măng chưa nung, là sản phẩm nung thiêu kết ở 1450 độ C của đá vôi – đất sét […]