Tổng quan về ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Ngành nông nghiệp là ngành gắn bó lâu đời với người dân Việt Nam. Gắn liền với sự phát triển về nông nghiệp chính là sự tàn phá của sâu hại đối với mùa màng. Thuốc bảo vệ thực vật ra đời nhằm giải quyết vấn đề sâu hại bảo vệ mùa màng. Tuy nhiên, chỉ một lượng rất nhỏ thuốc bảo vệ thực vật đã phun là có hiệu quả đối với sâu bệnh và cỏ dại… Lượng lớn thuốc đã phun còn lại sẽ phát tán bên ngoài môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tượng xung quanh. Cụ thể:
Nó hủy diệt các sinh vật có lợi lẫn sinh vật có hại có trong đất, tiêu diệt được nhiều loại côn trùng, sau khi phun ngoài việc tiêu diệt được sâu bệnh thi còn ảnh hướng sấu đến các loài thiên địch, làm phá vỡ thế cân bằng đã ổn định của của quần thể sinh vật. Nước bị ô nhiễm ,thuốc bảo vệ thực vật đi vào cơ thể động vật thủy sinh như tôm cua, cá… làm cho chúng mắc bệnh hoặc dẫn đến chết,hệ dinh thái dưới nước bị hủy hoại đồng thời còn ảnh hưởng tới mạch nước ngầm. Khi thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong thực phẩm vào cơ thể con người qua đường ăn uống, chúng có thể bị loại bớt theo khí thở, theo phân hoặc nước tiểu. Thuốc bảo vệ thực vật có trong thức ăn, đồ uống với lượng lớn có thể gây ngộ độc cấp tính như gây rối loạn tiêu hóa (nôn mửa, tiêu chảy), rối loạn thần kinh (nhức đầu, hôn mê, co giật hoặc co cứng cơ…), trụy tim mạch, suy hô hấp rất dễ dẫn đến tử vong. Những trường hợp ngộ độc mạn tính do tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật hoặc tồn dư trong thực phẩm sử dụng với lượng nhỏ nhưng tích lũy lâu ngày trong cơ thể cũng có thể gây tổn thương ở đường tiêu hóa, hô hấp, tim mạch, thần kinh, rối loạn hệ thống tạo máu, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.
Nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật có nhiều hóa chất độc hại. Nước thải này nếu không được xử lý hiệu quả sẽ gây nên những vấn đề nghiêm trọng cho môi trường. Vì vậy, xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật là cần thiết và bắt buộc.
Quy trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật:
Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật dạng bột
Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng
Nguồn gốc phát sinh nước thải:
Nước thải sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật phát sinh từ:
- Hệ thống xử lý bụi, khí có chứa chất lơ lửng, hữu cơ.
- Nước rửa chai lọ, bao bì, thùng phuy, thùng chứa nguyên liệu có chứa hóa chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ.
- Nước thải khi vệ sinh máy móc, nhà xưởng
- Và một phần nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động vệ sinh của công nhân, tuy nhiên nước thải này được xử lý qua hầm tự hoại.
Thành phần và tính chất của nước thải:
Đặc điểm nước thải đầu vào:
Nước thải sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật có đặc tính chung là tan được trong nước nhưng có những chất hữu cơ độc hại khó phân hủy. Tác động tiêu cực của sự ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật là làm suy thoái chất lượng môi trường, ô nhiễm nước, giảm tính đa dạng sinh học của khu vực.
Nước thải phát sinh từ quá trình vệ sinh thiết bị, máy móc và nhà xưởng thường chứa các hợp chất có trong thành phần thuốc trừ sau như carbonat hữu cơ, phosphat hữu cơ,… các dung môi như xylen và các chất phụ gia như keo,cát,…
Nước thải từ quá trình rửa chai, bao bì và thùng chứa. Đối với các chai đã qua một lần sử dụng, doanh nghiệp sẽ mua lại từ các nguồn hàng, vệ sinh sạch sẽ để tái sử dụng. Công đoạn này làm phát sinh một lượng nước thải chứa khá nhiều thuốc bảo vệ thực vật. Còn với các loại bao bì, thùng chứa nguyên liệu hóa chất, doanh nghiệp sau khi rửa sạch bằng dung dịch kiềm loãng sẽ bán cho các đơn vị thu mua khác.
Dựa theo thành phần tính chất của nước thải, ta có thể đưa ra quy trình xử lý nước thải sơ bộ cho các cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật như sau:
Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Nước thải sản xuất sẽ được thu gom về hệ thống xử lý tập trung.
♦ Song chắn rác và hố thu gom:
Khi nước thải đi qua song chắn rác, các cặn rác thô có kích thước lớn được giữ lại và được đem đi xử lý nhằm hạn chế tối đa sự hư hại hoặc tắc nghẽn các hệ thống bơm, van và hệ thống đường ống phía sau. Nước thải sau khi đi qua song chắn rác tự chảy về hố thu gom, hố thu gom sẽ tập trung nước thải sau đó nước thải được bơm qua bể điều hòa.
♦ Bể điều hòa:
Trong bể điều hòa, nước được khuấy trộn liên tục nhờ hệ thống phân phối khí để điều hòa nồng độ và lưu lượng nước đồng thời ngăn không cho quá trình lắng xảy ra cũng như sinh mùi. Đồng thời bể điều hòa cũng có vai trò là bể chứa nước thải mỗi khi hệ thống dừng lại để sửa chữa hoặc bảo trì. Nước được giữ lại với thời gian lưu đủ để xử lý 10% COD, 10% BOD. Nước thải sau khi được ổn định ở bể điều hòa được bơm qua bể phản ứng.
♦ Bể Fenton:
Trước khi qua bể Fenton, nước thải được châm axit H2SO4 để giảm pH xuống còn 3 nhằm tạo điều kiện thích hợp để đi vào bể oxi hóa bằng hệ chất Fenton nhằm oxi hóa các hợp chất vô cơ, các hợp chất khó phân hủy thành dễ phân hủy tạo điều kiện cho quá trình xử lý sinh học tiếp theo.
♦ Bể lắng trung hòa:
Sau đó nước thải được dẫn về bể lắng để lắng bùn cặn sinh ra từ quá trình oxi hóa trên cũng đồng thời điều chỉnh pH về trung tính để cho các vi sinh vật trong bể Anoxic xử lý sinh học hoạt động tốt.
♦ Bể Anoxic:
Trong bể Anoxic, dưới tác dụng của động cơ khuấy trộn hoạt động liên tục đặt ở đầu và cuối bể tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật thiếu khí loại bỏ nitơ có trong nước thải. Việc đặt bể thiếu khí trước bể Aerotank có tác dụng tận dụng nguồn cacbon có trong nước thải nhưng cần tuần hoàn nước từ bể Aerotank về bể Anoxic để xảy ra quá trình khử nitrate hóa chuyển nitơ từ dạng NO3- về dạng nitơ phân tử N2 được diễn ra hoàn toàn. Sau thời lưu nước tại bể thiếu khí, hỗn hợp bùn với nước thải tiếp tục chảy tràn qua bể hiếu khí Aerotank.
♦ Bể Aerotank:
Tại đây dưới tác dụng của hệ thống phân phối khí đặt dưới đáy bể cung cấp lượng oxy hòa tan cần cho vi sinh vật hiếu khí sử dụng các hợp chất hữu cơ làm chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển, đồng thời chất hữu cơ trong nước thải giảm đi đáng kể và xảy ra quá trình nitrate hóa chuyển nitơ từ dạng NH4+ thành NO3-. Lưu lượng nước tuần hoàn từ bể Aerotank về bể Anoxic bằng 1,5 – 2 lần lưu lượng vào bể và được bơm bằng hai bơm nước thải hoạt động luân phiên. Sau thời gian lưu tại bể hiếu khí, hỗn hợp bùn và nước chảy tràn qua bể lắng.
♦ Bể lắng 2:
Bể lắng có nhiệm vụ lắng và cô đặc bùn hoạt tính đến nồng độ nhất định ở phần dưới đáy bể và được hai bơm bùn luân phiên nhau bơm về bể Aerotank để duy trì mật độ vi sinh trong bể đảm bảo hiệu quả xử lý, phần bùn dư theo đường ống bơm qua bể chứa bùn. Phần nước trong phía trên chảy tràn qua máng răng cưa và tự chảy sang bể khử trùng để loại bỏ các loại vi sinh vật gây bệnh trong nước thải trước khi thải ra môi trường.
♦ Lọc than hoạt tính:
Nước thải sau khi lắng được lọc than hoạt tính để hấp phụ những chất hữu cơ còn lại.
♦ Bể khử trùng:
Lượng clorine được cung cấp vào ở ngăn đầu của bể khử trùng bằng hai bơm định lượng hoạt động luân phiên nhau. Nước thải sau khi qua bể khử trùng đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT sẽ được thải ra nguồn tiếp nhận.
Thông tin chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ý TƯỞNG XANH
NHÀ MÁY SẢN XUẤT : Yên Lạc-Cần Kiệm-Thạch Thất-Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH : V11-B03 Khu đô thị The Terra An Hưng phường La Khê Quận Hà Đông – HÀ NỘI
Email: Info.greic@gmail.com
Điện thoại: (+84) 0905491191
Để lại một bình luận