Đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam thì ngành sản xuất phân bón được xem là ngành kinh tế trọng điểm, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Nhu cầu phân bón ngày càng tăng, từ đó sản xuất phân bón càng được đẩy mạnh, đặc biệt là ngành sản xuất phân bón hóa học. Tuy nhiên, với sự sản xuất ồ ạt nhưng lại không chú trọng kiểm soát đến việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất phân bón hóa học sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường xung quanh.
Tổng quan về ngành sản xuất phân bón hóa học
Nhu cầu phân bón ở Việt Nam hiện nay vào khoảng trên 10 triệu tấn các loại. Trong đó, Urea khoảng 2 triệu tấn, DAP khoảng 900. 000 tấn, SA 850.000 tấn, Kali 950.000 tấn, phân Lân trên 1,8 triệu tấn, phân NPK khoảng 3,8 triệu tấn, ngoài ra còn có nhu cầu khoảng 400 – 500.000 tấn phân bón các loại là vi sinh, phân bón lá.
Hiện cả nước có tới cả trăm đơn vị sản xuất phân bón tổng hợp NPK các loại. Về thiết bị và công nghệ sản xuất cũng có nhiều dạng khác nhau, từ công nghệ cuốc xẻng đảo trộn theo phương thức thủ công bình thường đến các nhà máy có thiết bị và công nghệ tiên tiến. Về quy mô sản xuất tại các đơn vị cũng khác nhau từ vài trăm tấn/năm tới vài trăm ngàn tấn/năm và tổng công suất vào khoảng trtên 3,7 triệu tấn/năm. Nói chung là sản xuất NPK ở Việt Nam vô cùng phong phú cả về thiết bị, công nghệ đến công suất nhà máy. Chính điều này đã dẫn tới sản phẩm NPK ở Việt Nam rất nhiều loại khác nhau cả về chất lượng, số lượng đến hình thức bao gói.
Nguồn phát thải của nước thải nhà máy sản xuất phân bón hóa học.
Tùy thuộc vào nguyên liệu đầu vào và công nghệ sản xuất mà từng nhà máy phân bón hóa học sinh ra từng loại nước thải khác nhau. Nhìn chung, nước thải chủ yếu phát sinh từ các công đoạn sản xuất: sơ chế, khuấy trộn, sàn lọc, nước thải từ quá trình xử lý bụi, nước làm nguội máy móc, thiết bị,… và nước thải sinh hoạt tại nhà máy.
Các chất ô nhiễm có trong nước thải nhà máy sản xuất phân bón hóa học gồm: hàm lượng các chất dinh dưỡng (N,P) cao, các chất trung gian, NH, những axit vô cơ H2SO4, H3PO4, ngoài ra còn có các muối tan và các cặn bẩn ở dạng lơ lửng.
Tác động của nước thải nhà máy sản xuất phân bón hóa học tới môi tường:
Nhìn chung các chất ô nhiễm trong nước thải nhà máy sản xuất phân bón hóa học đều có ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nước thải mang tính axit hay kiềm cao gây ức chế hoặc ngăn chặn quá trình làm sạch của dòng tiếp nhận, ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sinh.
Muối amon là độc tố đối với cá, với nồng độ rất nhỏ (1-3 mg/L) cũng có thể gây chết cá.
Đặc biệt, nước thải nhà máy sản xuất phân bón hóa học còn chứa lượng lớn các chất dinh dưỡng (N,P). Các chất này với nồng độ lớn có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa trong các sông hồ.
Công nghệ xử lý nước thải nhà máy sản xuất phân bón hóa học:
Với những tác hại đã nêu ra ở trên, có thể thấy việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy sản xuất phân bón là thực sự cần thiết.
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải nhà máy sản xuất phân bón hóa học:
Nước thải nhà máy sản xuất phân bón hóa học từ các nguồn thải theo mương dẫn được gom về bể thu gom. Tại các mương dẫn có lắp đặt các song chắn rác thô để loại bỏ các rác thải có kích thước lớn như gỗ, giấy, giẻ, vỏ hộp, nilong,… tránh gây ra các sự cố trong quá trình vận hành ở các công trình sau như làm tắc bơm, đường ống dẫn nước.
Bể điều hòa: Do tính chất và lưu lượng nước thải của nhà máy thay đổi theo từng giờ xản xuất và tùy vào tính chất nước thải của từng công đoạn nên bể điều hòa rất cần thiết trong việc cân bằng lưu lượng và nồng độ nước thải nhằm giảm kích thước và tạo chế độ làm việc ổn định liên tục cho các công trình sau, tránh sự cố quá tải.
Bể lắng keo tụ tạo bông: có mục đích loại bỏ các chất lơ lửng trong nước nhờ chất keo tụ là phèn PAC và chất trợ keo tụ là Polymer. Các cặn bẩn trong nước thải sẽ được keo tụ thành bông cặn lớn, đặc chắc, dễ dàng loại bỏ nhờ trọng lực.
Bể lắng I: lắng trọng lực các bông cặn được hình thành từ bể keo tụ tạo bông nhờ trọng lực, bùn thải được định kỳ bơm hút để đem đi xử lý.
Bể Anoxic: khử Nitrat nhờ hoạt động của hệ vi sinh vật thiếu khí.
Bể hiếu khí: loại bỏ BOD, COD trong nước. Ngoài ra, hệ vi sinh vật hiếu khí trong bể còn thực hiện quá trình nitrat hóa nhằm chuyển hóa muối Amoni trong nước về dạng NO3–. Nước trong bể được tuần hoàn lại bể thiếu khí để quá trình xử lý Nito trong hệ thống là hoàn toàn.
Nước thải tự chảy qua bể lắng II nhằm loại bỏ bùn sinh học sinh ra từ hai bể thiếu khí và hiếu khí trên. Bùn từ Bể lắng II được tuần hoàn về bể thiếu khí và hiếu khí và bùn dư thì được bơm ra bể chứa bùn và đưa đi xử lý.
Tiếp theo, nước thải được bơm qua bồn lọc áp lực để loại bỏ các cặn còn sót lại từ quá trình lắng giúp cho quá trình khử trùng tiếp theo đạt hiệu quả tối đa.
Cuối cùng, để loại bỏ hoàn toàn lượng vi sinh vật gây hại còn sót lại trong nước thải, nước thải sẽ được dẫn qua bể khử trùng, với hóa chất khử trùn là Chlorine.
Nước thải đầu ra đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT trước khi thải ra ngoài môi trường tiếp nhận tại nhà máy.
Thông tin chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ý TƯỞNG XANH
NHÀ MÁY SẢN XUẤT : Yên Lạc-Cần Kiệm-Thạch Thất-Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH : V11-B03 Khu đô thị The Terra An Hưng phường La Khê Quận Hà Đông – HÀ NỘI
Email: Info.greic@gmail.com
Điện thoại: (+84) 0905491191
Để lại một bình luận