Hướng dẫn thiết kế và vận hành màng MBR Việt Nam

Hướng dẫn thiết kế và vận hành màng MBR Việt Nam

Màng MBR Việt Nam là một công nghệ cải tiến được kết hợp giữa công nghệ màng với công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học truyền thống. Công nghệ mang lại nhiều ưu điểm điển hình như: Tiết kiệm diện tích, chất lượng nước sau xử lý ổn định, tăng hiệu quả xử lý,…Việc thiết kế và vận hành thế nào để đạt hiệu quả, nâng cao tuổi thọ. Các bạn hãy cùng GRE-IC tìm hiểu chi tiết.

1 HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ MÀNG MBR VIỆT NAM

THÔNG SỐ KỸ THUẬT MÀNG MBR VIỆT NAM

Loại màng Dạng sợi rỗng ( Hollow Fiber )
Kích thước lỗ rỗng 0,04 µm
Kích thước màng 1. GRE-114: Rộng 114mm x Cao 500mm.

2. GRE-140: Rộng 140mm x Cao 900mm.

Diện tích bề mặt 1. GRE-114: 2m2

2. GRE-140: 6m2

Lưu lượng vận hành trung bình 1. GRE-114: 80-120 lit/giờ

2. GRE-140: 240-360 lit/giờ

Lưu lượng thiết kế 1. GEM01: 100 lít/giờ

2. GEM02: 300 lít/giờ

Vật liệu khung Nhựa uPVC
Đầu hút 01 đơn nguyên màng Ø21mm
Hình thức vận hành 8 phút chạy, 1 phút rửa ngược.
Bảo hành 01 năm cho các lỗi kỹ thuật.

1.1 ĐIỀU KIỆN THIẾT KẾ

  • Diện tích bề mặt Màng MBR VIỆT NAM: 2m2 và 6m2/ 1 bộ.
  • Chiều cao mực nước bể thấp nhất: 600mm và 1000mm. Trong bể MBR, phải đặt phao điện sao cho mực nước luôn cao hơn đỉnh Màng MBR 10 cm (lớn hơn 500mm đối với bộ GRE-114 và 900mm đối với bộ GRE-140).
  • Tách rác:

+ Tách rác 2mm đối với lỗ tròn.

+ Tách rác 1mm đối với lỗ ngang hoặc dọc.

Màng MBR Việt Nam 1

 

  • Nếu không làm tách rác trước khi nước thải vào bể màng MBR Việt Nam thì sẽ gây hư hỏng màng.
  • Hộp Tách rác: 2 mm (lỗ tròn) dạng hình hộp, che đường ống chảy tràn từ Bể Aerotank sang Bể MBR. Đảm bảo an toàn khi tách rác ban đầu bị lỗi hoặc rác xuất hiện trong quá trình nuôi vi sinh + vận hành.
  • Thiết kế: đối với bộ GRE-114 lưu lượng thiết kế chọn là 100 lit/giờ, Bộ GRE-140 lưu lượng thiết kế chọn là 300 lit/giờ.
  • Bể điều hòa cần thiết kế thể tích sao cho lưu lượng điều hòa đều các giờ trong ngày để hệ vi sinh hoạt động ổn định. Nếu Bể điều hòa nhỏ thì thông báo tới chúng tôi để tư vấn chọn thêm số Màng MBR phù hợp. Màng MBR sẽ hoạt động đều từng giờ trong ngày.
  • Vận hành quá công suất TRUNG BÌNH GIỜ thiết kế sẽ hư hỏng Màng MBR.
  • Tránh ánh nắng trực tiếp vào màng. Màng đã sử dụng (hoặc bị ướt nước) không để MÀNG khô.

Tách dầu mỡ: Nói chung bề mặt Màng sẽ bị tắc nghẽn nếu Màng bị bám bởi dầu mỡ động thực vật hoặc dầu vô cơ. Nói chung dầu mỡ vô cơ (dầu thô, dầu hỏa…) ít bị phân hủy bởi bùn vi sinh, nên cần xử lý bằng tuyển nổi hoặc vải lọc dầu… Các loại dầu mỡ động thực vật thông thường nếu nhỏ hơn 50 mg/l có thể xử lý bằng bởi bùn hoạt tính, với lượng cao hơn nên có các công trình xử lý phù hợp như bể tách mỡ hay bể tuyển nổi.

Chất hoạt động bề mặt: Các chất hoạt động bề mặt sẽ tạo bọt trong bể aerotank, dẫn đến việc tràn bùn. Không được sử dụng chất phá bọt dạng polymer, điều này có thể gây tắc nghẽn Màng.

Tách cát: các nguồn nước thải có cát, nên có công trình tách cát ban đầu, lượng cát vào nhiều sẽ gây nghẹt Màng hoặc giảm tuổi thọ của Màng. Các hồ bể cần làm vệ sinh hết vữa, xi măng, bê tông vụn trước khi đưa vào vận hành.

Vật liệu mài mòn: Các vật liệu có tính ăn mòn như Sắt, nhựa… làm hồ bể hay các cấu kiện trọng các hạng mục xử lý phải được thiết kế hoặc thay thế bằng các vật liệu không có tính ăn mòn. Vì các vật liệu mài mòn này sẽ gây ra hư hỏng Màng.

Độ pH: pH của các loại Màng vận hành tùy theo loại vật liệu mà nhà sản xuất sử dụng. Ví dụ như Màng MBR Việt Nam vật liệu cấu tạo nên lỗ Màng là PVDF thì pH vận hành từ 2 đến 10,5. Nếu nước có tính axit hay kiềm thì cần điều chỉnh bằng cách thêm chất trung hòa vào cho pH về trung tính.

Nhiệt độ: nhiệt độ của các loại Màng vận hành tùy theo loại vật liệu mà nhà sản xuất sử dụng. Ví dụ như Màng MBR Việt Nam nhiệt độ vận hành 5 – 40oC.

1.2. THIẾT KẾ HỒ BỂ

  • Thiết kế Bể Điều Hòa: Màng MBR Việt Nam sẽ vận hành với lưu lượng đều từng giờ trong tất cả thời gian trong ngày, không vận hành quá công suất trung bình giờ của hệ Màng MBR vì điều này sẽ gây ra việc giảm tuổi thọ của Màng và gây ra nghẹt Màng hoặc hư hỏng màng. Thiết kế thời gian lưu Bể điều hòa rất quan trọng với hệ MBR, Bể điều hòa nhỏ cần tăng số Màng lên phù hợp để có thể vận hành với công suất cao nhất từng giờ, việc tăng số Màng MBR ảnh hưởng tới chi phí đầu tư. Mặt khác Bể điều hòa nhỏ còn ảnh hưởng tới hệ vi sinh do nguồn cấp dinh dưỡng cho vi sinh tăng trường không ổn định và thời gian lưu thực tế hệ vi sinh giảm đi do vận hành công suất trung bình giờ cao nhất trong giờ cao điểm => chất lượng nước ra chưa đạt như mong muốn.
  • Các bể Anoxic và Aerotank trong công nghệ Màng MBR Việt Nam được thiết kế với thời gian lưu ngắn hơn công nghệ truyền thống do bể sinh học vận hành với MLSS cao hơn công nghệ truyền thống, cao nhất tới 8.000 mg/l. Theo tính toán thiết kế thời gian lưu giảm được 50% so với cách tính bể sinh học thông thường.
  • Khi thiết kế hệ MBR thì cần thiết kế Bể chứa Màng MBR riêng biệt, để có thể đặt vừa module Màng + Bơm bùn tuần hoàn + không gian thao tác, không nên làm quá lớn sẽ gây ra việc tốn hóa chất làm sạch màng rửa offline sau này. Thông thường ta tính toán bể hiếu khí phù hợp sau đó thiết kế bể lắng sơ bộ cho màng MBR Việt Nam, tùy thực tiễn của dự án mà ta có thể đặt màng hẳn trong bể lắng sơ bộ ( màng được treo phía trên bể lắng ) – Bể lắng sơ bộ vẫn được thiết kế ống lắng trung tâm để nâng cao hiệu quả lắng sơ bộ – Hoặc bể đặt màng MBR được đặt sau bể lắng sơ bộ. Hệ thống nâng từ chuẩn B lên A thì có thể đặt hẳn vào bể lắng hiện hữu (bể lắng lúc này thực hiện quá trình lắng sơ bộ giảm tải SV cho hệ màng). Khi thiết kế Bể MBR riêng, với Màng MBR Việt Nam không bị tắc nghẽn bùn thì không cần phải đem Màng ra ngoài làm vệ sinh, chỉ cần ngâm Màng với hóa chất Javel và có thể thêm axit nếu cần thiết trực tiếp trong Bể MBR.

Bể chứa nước sạch đầu ra có thể kết hợp là bể khử trùng để cho bơm rửa ngược vận hành. Có thể làm nơi trữ nước cho các mục đích tái sử dụng phù hợp.

1.3. LỰA CHỌN SỐ MÀNG MBR VIỆT NAM

  • Lưu lượng thiết kế trung bình: đối với bộ GRE-114 lưu lượng thiết kế chọn là 100 lit/giờ, Bộ GRE-140 lưu lượng thiết kế chọn là 300 lit/giờ
  • Với kích thước lỗ màng 0,03 micro nước thải sau khi qua Màng MBR VIỆT NAM có thể tái sử dụng để tưới cây, rửa đường, hệ chiller… Nước thải sau khi qua lỗ Màng UF có thể dẫn trực tiếp qua hệ Màng RO để tái thu hồi nước cho mục đích cao hơn. Đồng thời với kết cấu lỗ Màng 0,03 micro, các chất vô cơ trong nước thải công nghiệp được giữ lại trên bề mặt bên ngoài sợi màng và dễ dàng loại bỏ bằng hóa chất, các loại Màng MBR khác lỗ màng MF chất vô cơ sẽ bám vào thành lỗ màng, vì thế rất khó làm sạch.

1.4. LỰA CHỌN THÔNG SỐ VẬN HÀNH

  • MLSS < 8.000 mg/L. (pH vận hành màng trong khoảng 2 – 10,5)
  • Nhiệt độ nước thải lớn hơn 5oC và nhỏ hơn 40o
  • Thiết kế lượng khí cho Bể sinh học giống như thiết kế bể Aerotank thông thường.
  • Sục khí đối với màng đặt trong ngăn bể MBR sau bể lắng sơ bộ.
  • Có thể không sục khí đối với hệ thống màng MBR đặt trong bể trợ lắng ( tùy mức độ lắng sơ bộ của bể lắng). Việc sục khí sẽ không sục tại đáy mà sục khí ngay tại sát chân màng.
  • Đối với hệ nâng từ chuẩn B lên A, đặt màng MBR vào bể lắng hiện hữu và tính toán nâng tải MLSS trong bể vi sinh, cấp đầy đủ cơ chất để hệ thống nâng tải đạt chuẩn A.

1.5. THIẾT KẾ BƠM HÚT MÀNG MBR VÀ BƠM RỬA NGƯỢC

  • Hoạt động của cụm màng được theo dõi thông qua thông số thông lượng của màng (flux), là lưu lượng nước qua một đơn vị diện tích màng trong một đơn vị thời gian (L/m2.h). Sau một thời gian hoạt động, áp suất qua màng sẽ tăng lên. Khi đó phải tiến hành rửa ngược để làm sạch màng.
  • Chế độ hoạt động: theo hướng dẫn thiết kế Màng MBR VIỆT NAM, thông thường Màng MBR vận hành theo nguyên lý lọc không liên tục với chế độ 8 phút hút màng (Filtration) và 1 phút rửa ngược màng (Backwash) và sục khí liên tục, có thể không sục khí tùy thuộc hiểu quả của bể lắng sơ bộ, bơm lọc được điều khiển bởi phao trong bể MBR. Trong khi hoạt động, màng sẽ bị bám bẩn dần bởi bông bùn sinh học, khi sục khí, các bọt khí di chuyển từ dưới lên sẽ tạo ra sự xáo trộn và làm bong bông bùn trên bề mặt màng, tuy nhiên, nếu bơm rút hoạt động liên tục thì sự xáo trộn không đủ để làm sạch bề mặt màng, vì vậy, ngưng bơm lọc và sục khí liên tục sẽ làm giảm đi hiện tượng bám bẩn trên màng.
  • Bơm Hút Màng: Thông thường chọn gấp 1,5 đến 2 lần công suất trung bình giờ của hệ thống, với cột áp 10mH2 Việc chọn Bơm hút màng với công suất cao hơn trung bình giờ là do một số nguyên nhân làm tổn thất áp lực như: chiều cao bể, mật độ bùn trong bể, vị trí lắp bơm hút. Lưu lượng hút qua Màng theo công suất cao nhất từng giờ của hệ thống. Áp vận hành của Bơm hút Màng thường giới hạn nhỏ hơn – 0,5 kg/cm2.
  • Bơm rửa Màng: Lưu lượng thiết kế cho Bơm Rửa Màng là 30 lít/m2/giờ, chọn lưu lượng bơm hút màng ở cột áp 10mH2O . Từ số Màng MBR Việt Nam sử dụng mà ta chọn bơm với công suất phù hợp. Khi lắp đặt Bơm rửa Màng cần lắp hệ van hồi lưu kết hợp với đồng hồ lưu lượng dạng cơ. Áp vận hành của Bơm hút Màng thường giới hạn nhỏ hơn 0,1 kg/cm2.

a. Bơm Hút Màng (chọn bơm ly tâm tự mồi hoặc bơm ly tâm, khi chọn bơm ly tâm sẽ có phương án khắc phục tụt nước)

  • Nếu hệ thống ≤ 50 m3/ngày thì chỉ cần thiết kế 02 bơm hút vận hành luân phiên, 01 bơm chạy, 01 bơm dự phòng.
  • Nếu hệ thống ≥ 50 m3/ngày thì cần thiết kế chia làm nhiều đơn nguyên, mỗi đơn nguyên có 02 bơm hút vận hành luân phiên.
  • Lưu lượng bơm hút > (1,5 => 2) lần công suất trung bình giờ của hệ thống, với cột áp 10 mH2

Bơm hút màng được điều khiển lưu lượng hút trung bình dựa trên đồng hồ lưu lượng nước sạch đầu ra. Hoặc lắp van siết đầu vào và van hồi lưu về đầu vào bơm (hệ 3 van).

Ghi chú:

  • Không được vận hành lưu lượng hút qua màng quá công suất trung bình hệ thống => sẽ làm giảm tuổi thọ + hư hỏng màng MBR.
  • Khi thể tích Bể điều hòa nhỏ lưu lượng không điều hòa điều hòa đều từng giờ được => liên hệ với chúng tôi để chọn số Màng MBR phù hợp

b. Áp lực hút _ Bơm Hút Màng

  • Áp lực hút âm thường từ 0,1 kg/cm2 đến 0,35 kg/cm2 (tương đương 0,1 bar đến 0,35 bar), áp lực hút ban đầu có thể thay đổi do tổn thất áp lực đường ống + chiều sâu bể. Cần lưu ý áp lực hút này thông qua Đồng hồ đo áp gắn ở trước đầu vào bơm hút màng. Lưu ý: áp lực hút này xác định khi bắt đầu vận hành hút nước mà có bùn vi sinh.
  • Trong quá trình vận hành Màng MBR Việt Nam, độ chênh áp thêm 0,15 kg/cm2 (áp lực ban đầu và áp lực hiện tại). Ví dụ: áp ban đầu vận hành là 0,2 kg/cm2, sau một thời gian tăng lên 0,35 kg/cm2 => Màng MBR bắt đầu bị nghẹt cần rửa Online và kiểm tra hệ sục khí + rửa ngược. Nếu không khắc phục được cần rửa offline bằng Javel (nếu nhiễm chất hữu cơ), có thể rửa thêm bằng axit (nếu Màng nhiễm chất vô cơ).
  • Khi áp lực hút quá 0,45 – 0,5 kg/cm2 => cần xem lại quá trình vận hành (Màng đã bị nghẹt), cần bảo dưỡng Màng MBR Việt Nam ngay lập tức bằng cách rửa bằng Javel, nếu không có kết quả là nước thải nhiễm chất vô cơ cần phải rửa thêm axit citric hoặc HCl.
  • Ghi chú lắp đồng hồ đo áp âm -1: 0 kg/cm2 ở đầu vào mỗi bơm hút.
  • Lắp đồng hồ đo lưu lượng đầu ra dạng cơ (hoặc điện từ) để giám sát lưu lượng đều trên từng giờ theo công suất trung bình giờ của hệ thống. Không vận hành quá công suất trung bình giờ thiết kế, việc này sẽ làm giảm tuổi thọ Màng MBR hoặc hư hỏng Màng MBR Việt Nam.

Đối với hệ thống lớn, vận hành tự động, Có thể thiết kế PLC kết hợp với đồng hồ lưu lượng điện từ + biến tần để điều khiển bơm hút theo lưu lượng chính xác trung bình giờ. Việc này giúp tiết kiệm điện năng + việc vận hành an toàn và đơn giản hơn. Nên lắp cảm biến áp suất âm để cảnh báo Màng tắc nghẽn khi khách hàng không bảo trì có thể tự động dừng hệ thống (tránh trường hợp vận hành áp suất cao => hư hỏng màng). Cách cài đặt: áp trước bơm hút màng – 0,4 kg/cm2 cảnh báo trên PLC cần bảo trì, khi áp lên tới – 0,45 kg/cm2 chuyển tín hiệu về PLC dừng hệ thống (báo hiệu bằng còi).

c. Bơm Rửa Màng (chọn bơm ly tâm tự mồi tốt hơn, có thể dùng bơm trục ngang không tự mồi và có giải pháp khắc phục hiện tượng tụt nước)

  • Nếu hệ thống ≤ 50 m3/ngày thì chỉ cần thiết kế 02 bơm rửa vận hành luân phiên, 01 bơm chạy, 01 bơm dự phòng.
  • Nếu hệ thống ≥ 50 m3/ngày thì cần thiết kế chia làm nhiều đơn nguyên, mỗi đơn nguyên có 02 bơm hút vận hành luân phiên.
  • Phải thật lưu ý nội dung này: nếu dùng bơm ky tâm trục ngang hoặc bơm tự mồi xuất xứ từ Taiwan, Trung Quốc, indonesia hiệu suất bơm chỉ đạt 70-80% công suất theo catalouge, vậy khi chọn bơm cho các dòng bơm này phải chọn bơm có dải lưu lượng cao hơn 1,2-1,3 lần.
  • Lưu lượng bơm rửa 30 lít/m2/h và rửa ngược trong thời gian 1 phút, ( lưu lượng được chọn tại cột áp 10 mH2O của bơm)

Ghi chú: Không được dùng bơm rửa có áp cao=> sẽ làm giảm tuổi thọ + hỏng màng MBR Việt Nam. Áp lớn nhất bơm rửa < 0,2 kg/cm2, thông thường < 0,1kg/cm2.

  • Ghi chú lắp đồng hồ đo áp dương 0:1 kg/cm2 ở đầu ra mỗi bơm rửa. Lắp van điện từ đầu ra của bơm rửa.

d. Bơm Tuần Hoàn Bùn (từ Bể MBR sang Bể Anoxic hoặc Aerotank)

  • Bơm tuần hoàn bùn: Khi vận hành Màng MBR cũng giống như Bể Lắng II thì bùn sẽ tập trung về Bể MBR, đồng thời từ Bể sinh học hiếu khi về Bể Anoxic cũng cần tuần hoàn bùn khử nitơ. Nên cần lắp đặt tại Bể MBR 02 Bơm Tuần Hoàn Bùn chạy luôn phiên để giải quyết hai vấn đề nêu trên.
  • Nước thải sinh hoạt: do dinh dưỡng thấp (BOD < 300mg/l) nên MLSS chỉ nâng lên được 6000-8000mg/l => thiết kế Bơm tuần hoàn bùn với hệ số 1 đến 2 lần công suất trung bình hệ MBR, tuần hoàn nhiều hơn càng tốt. Định kỳ xả bùn bớt đi khoảng 6 tháng/lần
  • Nước thải công nghiệp: do dinh dưỡng cao (BOD > 500mg/l) nên MLSS có thể nâng lên được 8000-12000mg/l => thiết kế Bơm tuần hoàn bùn với hệ số 2 đến 4 lần công suất trung bình hệ MBR, tuần hoàn nhiều hơn càng tốt. Định kỳ xả bùn bớt đi khi MLSS > 12.000mg/l.

1.6. THIẾT KẾ LƯU LƯỢNG KHÍ CẤP ĐỂ LÀM SẠCH MÀNG ( đối với trường hợp màng đặt trong ngăn riêng bể Aerotank)

a. Lưu ý thiết kế cấp khí cho hệ MBR

  • Khí làm sạch Màng rất quan trọng trong hệ Màng MBR. Sục khí không tốt hoặc không đủ lượng khí sẽ gây ra việc bùn bám vào màng => nghẹt Màng. Lúc đó Màng phải lôi ra ngoài và làm sạch.
  • Lượng khí cấp cho Màng MBR VIỆT NAM thông thường thiết kế với lưu lượng khí là: 1,4m3/giờ/1 cột màng GRE-140 và 0,5 m3 giờ/1 cột màng GRE-114 ( 24,4 lit/phút/1 cột màng GRE-140 và 8,13 lit/phút/1 cột màng GRE-114 )
  • Thiết kế lưu lượng khí cho hệ sinh học theo thiết kế tiêu chuẩn. Máy thổi khí lựa chọn bằng: khí cấp cho hệ sinh học + khí cấp để làm sạch màng. Với hệ thống lớn nên tách riêng máy thổi khí cho hệ MBR riêng.
  • Bể lọc màng MBR cần sục khí giống như bể Aerotank thông thường.
  • Khi bảo trì bằng Javel hoặc Axit định kỳ thì cần tắt hệ thống sục khí đi.
  • Quý khách hàng có thể gộp chung lưu lượng cho bể + lưu lượng sục màng thành chung máy thổi khí hoặc làm riêng máy thổi khí. (Ghi chú: thường hệ nhỏ dùng chung máy, hệ lớn dùng riêng).
  • Nếu dùng chung máy thổi khí cần có Van bướm hoặc van bi để khóa đường khí + điều chỉnh lưu lượng khí.

b. Kiểm tra Trực Quan việc cấp khí cho hệ MBR Việt Nam vận hành

  • Việc kiểm tra trực quan hệ thống sục khí rất quan trọng, để biết hệ thống sục khí có làm việc tốt hay không, việc thiếu khí có thể gây nên việc bùn bám vào sợi màng, làm áp suất tăng cao (đồng thời lưu lượng giảm). Trước tiên phải loại bỏ nắp bể, sàn công tác, hơi nước bám trên bề mặt.
  • Việc không cấp đủ lượng khí (lưu lượng nhỏ hơn 1,4m3/giờ/1 cột màng GRE-140 và 0,5 m3 giờ/1 cột màng GRE-114) sẽ gây ra các điểm chết trên module Màng. Khi đủ lượng khí thì ta thấy tất cả các điểm trên module Màng đều được cấp khí mạnh và bong bóng khí ra dạng thô (lớn).
  • Nếu có bất kỳ module nào bị nghẹt hệ thống sục khí, thì cần phải tăng lượng khí lên 2,8m3/giờ/1 cột màng GRE-140 và 1 m3 giờ/1 cột màng GRE-114 để làm sạch, chế độ này gọi là Power Plush. Sau khi làm sạch chế độ Power Plush 10 phút dừng 1 phút và lặp lại 1-2 lần.
  • Nếu vấn đề bị nghẹt bùn hệ thống sục khí không được cải thiện sau quá trình Power Plush thì nên làm sạch bằng cách lấy Màng ra ngoài làm sạch bằng tay.

1.7. LẮP ĐẶT VAN + BƠM

a. Bơm hút

  • Lưu lượng thiết kế như sau: Loại GRE-114: 100 lit/ giờ, GRE-140: 300 lit/ giờ.
  • Ngoài ra thiết kế lưu lượng lớn nhất từng giờ của hệ thống phụ thuộc vào Bể điều hòa vui lòng xem mục 1.2
  • Các bơm hút Màng được vận hành với lưu lượng trung bình giờ thiết kế cho hệ thống. Nếu lưu lượng vận hành từng giờ cao hơn lưu lượng thiết kế sẽ gây ra hư hỏng Màng hoặc giảm tuổi thọ Màng.
  • Kiểm soát áp lực vận hành rất quan trọng trong hệ thống sử dụng Màng. Áp lực hút âm thường từ 0,1 kg/cm2 đến 0,35 kg/cm2 (tương đương 0,1 bar đến 0,35 bar), áp lực hút ban đầu có thể thay đổi do tổn thất áp lực đường ống + chiều sâu bể. Cần lưu ý áp lực hút này thông qua Đồng hồ đo áp gắn ở trước đầu vào bơm hút màng. Lưu ý: áp lực hút này xác định khi bắt đầu vận hành hút nước mà có bùn vi sinh.
  • Trong quá trình vận hành Màng MBR Việt Nam, độ chênh áp thêm 0,15 kg/cm2 (áp lực ban đầu và áp lực hiện tại). Ví dụ: áp ban đầu vận hành là 0,2 kg/cm2, sau một thời gian tăng lên 0,35 kg/cm2 => Màng MBR có bắt đầu bị nghẹt cần rửa Online và kiểm tra hệ sục khí + rửa ngược. Nếu không khắc phục được cần rửa offline bằng Javel (nếu nhiễm chất hữu cơ), có thể rửa thêm bằng axit (nếu Màng nhiễm chất vô cơ)
  • Khi áp lực hút quá 0,45-0,5 kg/cm2 => cần xem lại quá trình vận hành (Màng đã bị nghẹt), cần bảo dưỡng Màng MBR ngay lập tức bằng cách rửa bằng Javel, nếu không có kết quả là nước thải nhiễm chất vô cơ cần phải rửa thêm axit citric hoặc HCl.
  • Cần lắp đặt thêm cảm biến áp suất đầu vào để cảnh báo áp suất tăng cao. Nên lắp cảm biến áp suất âm để cảnh báo Màng tắc nghẽn khi khách hàng không bảo trì có thể tự động dừng hệ thống (tránh trường hợp vận hành áp suất cao => hư hỏng màng). Cách cài đặt: áp trước bơm hút màng – 0,4 kg/cm2 cảnh báo trên PLC cần bảo trì, khi áp lên tới – 0,45 kg/cm2 chuyển tín hiệu về PLC dừng hệ thống (báo hiệu bằng còi)
  • Ghi chú lắp đồng hồ đo áp âm -1:0 kg/cm2 ở đầu vào mỗi bơm hút. Lắp van điện từ hoặc van điều khiển khí nén đầu vào mỗi bơm hút.
  • Việc điều khiển bơm hút bằng PLC được kết nối thông qua biến tần và đồng hồ lưu lượng điện từ để điều khiển bơm hút theo lưu lượng chính xác trung bình giờ. Việc này giúp tiết kiệm điện năng + việc vận hành an toàn và đơn giản hơn. Bơm hút được kiểm soát bởi phao báo cạn đầy. Màng MBR Việt Nam luôn đặt ngập trong nước. Các bơm hút màng cho các dự án nhỏ có thể điều chỉnh lưu lượng bằng hệ van hoàn lưu như hình dưới đây:

Màng MBR Việt Nam 2

  • (1) Sử dụng 02 bơm hút thì mỗi bơm cần có 01 van điện và đồng hồ đo áp âm – 1 : 0 kg/cm2 chạy luân phiên.
  • (2) Sử dụng 02 bơm hút có thể dùng chung 01 van điện và đồng hồ đo áp âm 0 – 0,5 kg/cm2. Bơm nào không chạy cần phải off đi.
  • (3) Sử dụng van Bi siết lưu lượng đầu vào và đường hồi nước như trong hình, kết hợp với kiểm tra sao cho lưu lượng không vượt quá lưu lượng thiết kế trung bình trên giờ.
  • (4) Nếu không sử dụng mục 3 thì có thể sử dụng Biến Tần để điều chỉnh lưu lượng lưu ý: lưu lượng cao sẽ giảm tuổi thọ Màng
  • (5) Lắp đặt đồng hồ đo áp âm 0 – 0,5 kg/cm2 để kiểm soát áp hút _ như trong hướng dẫn vận hành.
  • (6) Lắp đồng hồ lưu lượng dạng cơ kiểm soát lưu lượng.

GHI CHÚ: nếu không điều chỉnh lưu lượng hệ MBR Việt Nam theo lưu lượng trung bình giờ + Áp suất => Màng MBR chạy quá công suất

  1. Bơm rửa
  • Mặc dù hệ thống MBR Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc lọc gián đoạn và sục khí liên tục, bề mặt màng cũng sẽ bị bám bẩn theo thời gian hoạt động. Ở một giá trị thông lượng thiết kế, áp suất lọc cần thiết sẽ tăng lên và đạt đến giá trị cần rửa ngược để khôi phục.
  • Ghi chú: Không được dùng bơm rửa có áp cao => sẽ làm giảm tuổi thọ + hư hỏng màng MBR. Áp lớn nhất thiết kế theo kinh nghiệm cho bơm rửa < 0,2kg/cm2, thông thường < 0,1 kg/cm2 . Áp lực cho phép của nhà sản xuất < 0,6 kg/cm2,
  • Lưu lượng bơm rửa 30 lít/m2/h và rửa ngược trong thời gian 1 phút. Thường chọn bơm rửa dựa trên số mét vuông màng sử dụng tại cột áp 10 mH2 Việc điều khiển bơm rửa bằng PLC được kết nối thông qua biến tần và đồng hồ lưu lượng điện từ để điều khiển bơm rửa theo lưu lượng chính xác. Việc này giúp tiết kiệm điện năng + việc vận hành an toàn và đơn giản hơn. Các bơm rửa màng cho các dự án nhỏ có thể điều chỉnh lưu lượng bằng hệ van hoàn lưu như hình dưới đây:

màng MBR Việt Nam 3

  • (1) Sử dụng 01 bơm rửa thì mỗi bơm cần có 01 van điện đầu ra bơm rửa và đồng hồ đo áp dương 0 – 1 kg/cm2.
  • (2) Sử dụng van Bi siết lưu lượng đầu vào và đường hồi nước như trong hình, kết hợp với kiểm tra sao cho lưu lượng không vượt quá 30 lít/m2/giờ. Lưu ý: lưu lượng cao sẽ giảm tuổi thọ Màng
  • (3) Lắp đặt đồng hồ đo áp dương 0-1 kg/cm2 để kiểm soát áp rửa thường < 0,1 kg/cm2 như trong hướng dẫn vận hành.

GHI CHÚ: Nếu không điều chỉnh lưu lượng bơm rửa hệ MBR Việt Nam theo lưu lượng và áp rửa => Màng MBR chạy quá công suất

2 HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

2.1. CÁCH LÀM SẠCH MÀNG BỊ BÁM DẦU MỠ

Bước 1:

  • Làm sạch Mảng bám dầu mỡ và bùn sơ bộ bằng nước sạch 25-35 độ C.
  • Sau đó cho nước sạch vào ngập Màng MBR 10 cm.
  • Sử dụng Xút (NaOH) hoặc Soda (NaHCO3) hoặc hỗn hợp cả hai loại để nâng pH 9 ~ 10 (lưu ý, giới hạn vận hành Màng KOCH từ 2-10,5). Thêm một lượng nhỏ chất tẩy rửa (như chất tẩy rửa bát đĩa như Sunlight) kết hợp với sục khí một lượng nhỏ. Các bong bóng mà nó có thể xuất hiện, nên dùng vợt vớt bọt ra ngoài. Nên thêm Nước rửa chén Sunlight vào từ từ cho tới khi thấy các lớp dầu mỡ (chất béo) bong ra ngoài và sau đó chất béo được nổi lên dùng vợt để vớt ra ngoài.

Bước 2:

  • Có thể lặp lại bước 1 với một hoặc hai lần nữa, đến khi dầu mỡ được tách ra hết.

Bước 3

  • Sau khi sạch hết dầu mỡ, Sau đó thực hiện quá trình rửa ngược.
  • Thông thường rửa bước 3 chỉ cần rửa Javel. Nếu nước thải có chất vô cơ cần rửa thêm Axit Citric

2.2. CÁCH KHỞI ĐỘNG HỆ THỐNG SAU THỜI GIAN < 30 NGÀY

  • Nếu tạm dừng hệ thống một thời gian < 30 ngày cần sục khí gián đoạn khoảng 30 phút sục khí 2 phút.
  • Khi Vận hành hệ MBR Việt Nam lại trước tiên cần sục khí hệ MBR trong 15 phút (không vận hành bơm hút), sau đó rửa ngược trong 5 phút, sau đó mới vận hành hệ Màng MBR lại.
  • Nếu lưu lượng hút + áp suất hệ Màng MBR chưa tốt thì lặp lại quá trình sục khí rồi rửa ngược. Nếu lưu lượng chưa tốt nữa cần rửa hóa chất theo quy trình MC.
  • Đối với các hệ thống có vi sinh và tảo bám nhiều cần rửa phục hồi RC trước khi vận hành lại.

3 KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH BÙN HOẠT TÍNH

Nước thải được xử lý bằng công nghệ bùn hoạt tính kết hợp màng lọc MBR Việt Nam. Do đó, kiểm soát các quá trình diễn ra trong bể aerotank là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng nước đầu ra, độ bền của màng cũng như ngăn chặn những hiện tượng bất thường có thể gây chết bùn hoặc tạo bọt, váng… Những thông số quan trọng cần kiểm soát được trình bày dưới đây.

3.1. pH

Vi sinh phát triển trong khoảng pH thích hợp là 6,5 – 7,5. Hệ thống xử lý bằng MBR có thể hoạt động ở pH thấp hơn. Tuy nhiên, nếu vận hành ở pH thấp, các vi sinh sợi phát triển dẫn đến tình trạng nổi váng bọt trên bề mặt bể.

3.2. Oxy hòa tan (DO – Dissolved Oxygen)

Để đảm bảo quá trình xử lý sinh học hiệu quả, hàm lượng oxy hòa tan trong bể hiếu khí phải được đảm bảo lớn hơn hoặc bằng 2 (DO ³ 2). DO thấp làm giảm pH, ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh cũng như góp phần gây ra hiện tượng nổi bọt trong bể.

3.3. Nồng độ chất hữu cơ đầu vào và đầu ra (đặc trưng bằng COD hoặc BOD)

Nồng độ COD trước khi vào bể anoxic khoảng 200 – 400 mg/L để hệ thống MBR Việt Nam hoạt động tốt. COD được theo dõi hằng tuần.

3.4. Chất rắn lơ lửng (MLSS – Mixed Liquor Suspended Solids)

Chất rắn lơ lửng là thông số thể hiện hàm lượng vi sinh vật có trong bùn hoạt tính để xử lý nước thải. Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong bể aerotank dao động trong khoảng 3000 – 5000 mg/L. Tuy nhiên, hệ thống MBR Việt Nam có thể hoạt động tốt ở MLSS từ 5000 – 8000 mg/L. Trong quá trình hoạt động, nên theo dõi thường xuyên MLSS để đảm bảo không quá thấp, ảnh hưởng đến độ bền của màng.

3.5. Chỉ số thể tích bùn (SVI – Sludge VolumeIndex)

Chỉ số thể tích bùn thể hiện khả năng lắng của bùn trong hệ thống.

SVI = (SV30 x 1000/MLSS)

Dùng cylinder 1000 ml, để bùn lắng 30 phút, thể tích bùn lắng được (ml) chính là SV30.

Ví dụ nếu duy trì MLSS trong hệ thống là 5000 mg/L, SV30 đo được là 500 ml, giá trị SVI là:

SVI = (500 x 1000/5000) = 100 ml/g

Do không có bể lắng nên SVI không phải là thông số có ảnh hưởng lớn đến hệ thống, trừ khi phát sinh bọt, váng quá nhiều.

3.6. Lưu lượng tuần hoàn

Để đảm bảo quá trình khử nitrat cũng như ổn định hàm lượng bùn trong 2 ngăn MBR và Aerotank, cần thiết phải tuần hoàn bùn từ ngăn MBR Việt Nam về ngăn Aerotank. Tỉ số tuần hoàn khoảng 200 – 400% lưu lượng trung bình giờ.

3.7. Các vấn đề phát sinh đối với hệ thống lọc màng

a. Áp suất lọc tăng cao (≥ 0,4 kg/cm2)

Nguyên nhân:

  • Các van điện, van nhựa hỏng hoặc đang đóng.
  • Bùn bẩn bám vào màng nhiều, sục khí không đủ, không rửa hóa chất thường thuyên theo hướng dẫn.
    • Kiểm tra tất cả các van điện, van nhựa có liên quan, mở van (nếu van đang đóng).
    • Điều chỉnh lưu lượng bơm hợp lý. Theo dõi lưu lượng nước thải thường xuyên để điều chỉnh tần số ở mức thích hợp sao cho bơm lọc chạy đều.
    • Khi áp suất lọc tăng đến 0.3 kg/m2 hoặc hơn, nêu tiến hành rửa ngược
    • Rửa ngược định kỳ

b. Mất áp

Nguyên nhân

  • Van bị hở, không khí lọt vào đường ống.
  • Bơm hút dừng quá lâu, nước trong bình mồi chảy dần ra ngoài.
  • Bơm bị hỏng phốt.
  • Kiểm tra tất cả các van, vặn chặt lại nếu bị hở.
  • Bật bơm rửa để mồi nước. Quy trình mồi nước như sau:
    • Tắt bơm hút.
    • Mở van rửa, bơm rửa sang chế độ MAN.
    • Sau 3 phút, tắt bơm rửa, van rửa.
    • Bật bơm hút trở lại.
  • Nếu vẫn không được, kiểm tra lại phốt bơm để có thể thay thế.

3.8. Các vấn đề phát sinh đối với bể màng MBR Viêt Nam

Hiện tượng

  • Bùn chuyển màu đen.
  • Nổi bọt trắng trên mặt bể.

Nguyên nhân

  • Thiếu oxy
  • Quá tải do hàm lượng bùn thấp.

Khắc phục

  • Kiểm tra hoạt động của máy thổi khí, đo DO.
  • Giữ hàm lượng bùn ổn định ở mức SV30 ≥

4 BẢO QUẢN MÀNG MBR Việt Nam

4.1. Lưu giữ màng MBR chưa qua sử dụng:

  • Không được để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào màng; màng cần được bảo quản ở phòng khô ráo thoáng mát nhiệt độ từ 5 – 35o

4.2. Vận chuyển màng MBR

  • Trong quá trình vận chuyển, module màng cần được bảo quản ở nhiệt độ không quá -5 – 45o Tuy nhiên không nên để màng ở điều kiện nhiệt độ này quá 6 tuần. Nếu module vận chuyển bằng đường biển cần được đặt trong bao bì đi biển và được lưu trữ ở nhiệt độ môi trường xung quanh, với điều kiện nhiệt độ đó nằm trong khoảng nhiệt độ quy định tại đây.

4.3. Bảo vệ màng đã bị nhúng nước.

  • Khi màng MBR Việt Nam đã bị đặt chìm trong môi trường dung dịch, bạn không được để màng bị khô.
  • Nếu hệ thống màng MBR không hoạt động trong thời gian nhỏ hơn 7 ngày, cần giữ module được ướt bằng cách nhúng module màng chìm trong bể màng (bể sinh học) và các điều kiện sau cần phải được đáp ứng:
  • Bể sinh học hoạt động tốt và được sục khí, tuần hoàn sinh học qua màng được hoạt động tốt.
  • Module màng cần được giữ ngập hoàn toàn trong bể màng (bể sinh học)
  • Hệ thồng sục khí của module cần được bật để đảm bảo bùn không làm nghẹt bên trong module.

>> Tham khảo thêm nhiều công trình dự án nước thải đã thực hiện tại đây: https://gre-ic.com/du-an-da-thuc-hien/du-an-nuoc-thai/

Màng MBR Việt Nam cải tiến, là sản phẩm do đội ngũ kỹ sư CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ý TƯỞNG XANH nghiên cứu và cải tiến dựa trên công nghệ màng MBR trên thị trường.Với gần 20 năm trong nghề môi trường và kinh nghiệm thi công xử lý hàng trăm công trình lớn nhỏ trên cả nước. Công ty chúng tôi với vai trò kiến tạo, cải tiến các công nghệ hiện có trên thị trường. Đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ màng MBR Việt Nam cải tiến vào các dự án xử lý nước thải. Với hơn 50 đối tác công ty môi trường và hàng trăm dự án đã ứng dụng màng MBR Việt Nam cải tiến. Đã chứng minh tính hiệu quả và tính ưu việt màng MBR Việt Nam cải tiến so với các loại màng MBR nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo.,,,Công ty chúng tôi luôn tự hào là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cải tiến công nghệ màng MBR, được sự công nhận các nhà thầu môi trường và các chủ đầu tư về tính hiệu quả, giá trị sản phẩm màng MBR Việt Nam cải tiến. Đây là một trong những sự lựa chọn hàng đầu cho xử lý nước thải sinh hoạt từ các nhà máy và các khu dân cư.

3 bình luận cho “Hướng dẫn thiết kế và vận hành màng MBR Việt Nam”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

Xử lý nước thải kho chứa thuốc bảo vệ thực vật

Xử lý nước thải kho chứa thuốc bảo vệ thực vật

Tổng quan về xử lý nước thải kho chứa thuốc bảo vệ thực vật Trong những năm gần đây, vấn nạn ô nhiễm môi trường đang được hầu hết các nước trên thế giới quan […]

Xử lý nước thải cơ sở sản xuất hóa mỹ phẩm

Xử lý nước thải cơ sở sản xuất hóa mỹ phẩm tại Việt Nam

Tổng quan về sản xuất hóa mỹ phẩm Ngành sản xuất hóa mỹ phẩm là một trong những ngành phát triển tương đối nhanh. Hiện nay, trên thế giới, nhu cầu sử dụng các sản […]

xu-ly-nuoc-thai-co-so-san-xuat-bia (1)

xử lý nước thải cơ sở sản xuất bia

Bia là loại thức uống rất được yêu thích trong các buổi tiệc, liên hoan, họp mặt bạn bè… Chính vì thế mà sản lượng bia tăng liên tục ở Việt Nam theo từng năm. […]

Mỳ ăn liền đóng hộp

Hệ thống xử lý nước thải cơ sở sản xuất mì ăn liền (mì tôm) cho doanh nghiệp

Tổng quan về ngành sản xuất mì ăn liền Ngày nay, công nghiệp ngày càng phát triển con người dần chuyển sang sở thích dùng sản phẩm ăn nhanh, gọn, tiện lợi. Vì thế ngành […]