Hệ thống xử lý nước thải cơ sở sản xuất mì ăn liền (mì tôm) cho doanh nghiệp

Mỳ ăn liền đóng hộp

Tổng quan về ngành sản xuất mì ăn liền

Ngày nay, công nghiệp ngày càng phát triển con người dần chuyển sang sở thích dùng sản phẩm ăn nhanh, gọn, tiện lợi. Vì thế ngành công nghiệp mì ăn liền ngày càng phát triển để thỏa mãn nhu cầu xã hội. Điều này dẫn đến thực tế là nước thải sẽ có lưu lượng khá lớn. Nếu không kịp thời xử lý nước thải chế biến mì ăn liền thì theo thời gian tích tụ lâu dài loại nước thải này có nguy cơ gây ô nhiễm rất cao. Đặc biệt là ở các cơ sở chế biến nhỏ lẻ.

Quy trình sản xuất mì ăn liền

quy-trinh-san-xuat-mi-an-lien

Nguồn gốc phát sinh nước thải cơ sở sản xuất mì ăn liền

Nguồn phát sinh chủ yếu của nước thải chế biến mì ăn liền chủ yếu đến từ 3 hoạt động:

– Khâu sản xuất: đến từ các quá trình hấp, chiên, rửa thiết bị.

– Nước thải sinh hoạt

– Nước mưa chảy tràn

Gọi chung là nước thải công nghiệp

Thành phần và tính chất nước thải chế biến mì ăn liền

Nước thải sản xuất mì ăn liền chứa hàm lượng các chất hữu cơ và dầu mỡ khá cao. Các chất hữu cơ này làm giảm, ức chế đến sự phát triển của các loài thủy sinh, sự phát triển của cây trồng, vật nuôi. Hiện diện trong các nguồn nước, chúng bị phân hủy vi sinh giải phóng ra các chất khí CO2, CH4, H2S gây mùi hôi thối trong môi trường.

Chất rắn lơ lửng (SS) cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh, đồng thời gây tác hại vể mặt cảm quan (tăng độ đục của nguồn nước) và gây bồi lắng dòng chảy. Các chất dinh dưỡng (N,P) với nồng độ cao trong nước thải sản xuất mì ăn liền sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, rong tảo phát triển làm suy giảm chất lượng nguồn nước. Nồng độ ô nhiễm đặc trưng của nước thải mì ăn liền thể hiện cụ thể ở bảng sau.

Bảng 1.1: Thành phần và tính chất nước thải nhà máy chế biến mì ăn liền

tinh-chat-nuoc-thai-co-so-san-xuat-mi-an-lien

Quy trình xử lý nước thải cơ sở sản xuất mì ăn liền

quy-trinh-xu-ly-nuoc-thai-co-so-san-xuat-mi-an-lien

Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải cơ sở sản xuất mì ăn liền.

Bể tách dầu mỡ dùng để tách và thu các loại dầu mỡ động thực vật có trong nước thải. Bể tách dầu có hai ngăn: ngăn thu cặn và ngăn thu mỡ được đặt ở phân xưởng sa tế để tách dầu mỡ trước khi đi vào trạm xử lý nước thải.

Nước thải từ các khu vực sản xuất theo mạng lưới thoát nước riêng chảy vào hố thu của trạm xử lý. Tại đây, để bảo vệ thiết bị và hệ thống đường ống công nghệ phía sau, song chắn rác được lắp đặt để loại trừ các tạp chất, rác có kích thước lớn ra khỏi nước thải. Sau đó nước thải được dẫn đến bể điều hòa.

Tại bể điều hòa, máy thổi khí cung cấp khí cho bể. Khí sẽ hòa trộn đồng đều nồng độ nước thải đầu vào trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu. Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng, tải lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Nước thải từ bể điều hòa được bơm sang cụm bể tuyển nổi.

Hỗn hợp khí, nước, hoá chất được bơm vào bình tạo áp của cụm bể tuyển nổi. Sau khi qua bình tạo áp, các chất lơ lững và dầu mỡ sẽ được nổi lên trên bề mặt nước thải dưới tác dụng nâng của bọt khí vào pha lỏng, Khi các bọt khí đó đủ lớn sẽ kéo theo các hạt cùng nổi lên bề mặt. Chất thải nổi lên sẽ được vớt bằng hệ thống gạt bùn và dẫn về bể chứa.

Nước từ bể tuyển nổi chảy sang bể aerotank. Bể Aerotank có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Trong bể Aerotank diễn ra quá trình oxi hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể Aerotank có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ có trong nước để sinh trưởng và phát triển. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính.

Chất hữa cơ được các vi sinh vật hiếu khí ở bể Aeroten “ăn” để tạo thành bông cặn. Do đó dùng bể lắng để loại bỏ bông cặn ra khỏi nước bằng cơ chế bông cặn nặng hơn nước nên bông cặn chìm xuống dưới còn phần nước trong ở phía trên. Lượng nước trong sẽ được đi đến bể khử trùng ở phía sau, lớp bùn cặn phía dưới phần lớn sẽ được đưa đến bể nén bùn, một phần sẽ được tuần hoàn đến bể Aerotank ở phía trước.

Bùn đưa về bể chứa bùn, sau đó bơm lên bể nén bùn. Bùn sau khi nén được đưa sang máy ép bùn, bùn thải được thu gom để chôn lấp hoặc làm phân bón. Nước sinh ra từ bể nén bùn sẽ được tuần hoàn về hố gom.

Nước trong ra khỏi bể lắng sẽ qua bể khử trùng nhằm tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh. Nước ra khỏi hệ thống sẽ đạt tiêu chuẩn xả thải nguồn tiếp nhận.

Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải cơ sở sản xuất mì ăn liền trên

– Công nghệ xử lý nước thải đề xuất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn nước thải;

– Nồng độ các chất ô nhiễm sau quy trình xử lý đạt quy chuẩn hiện hành;

– Diện tích đất sử dụng tối thiểu.

– Hòa hợp với các công trình hiện hữu;

– Nước sau quy trình xử lý có khả năng tái sử dụng: tưới cây, dội bồn cầu,…

Nước thải đầu ra đạt quy chuẩn QCVN 40:2015/BTNMT trước khi thải ra nguồn tiếp nhận

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ý TƯỞNG XANH

NHÀ MÁY SẢN XUẤT : Yên Lạc-Cần Kiệm-Thạch Thất-Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH : V11-B03 Khu đô thị The Terra An Hưng phường La Khê Quận Hà Đông – HÀ NỘI

Email: Info.greic@gmail.com

Điện thoại: (+84) 0905491191

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

trạm xử lý nước thải chăn nuôi Hòa Bình

Xử lý nước thải chăn nuôi

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi  là một phần không thể thiếu khi chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện nay. Việc xử lý nước thải trong chăn nuôi hạn chế được mầm […]

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN

Xử lý nước thải chế biến thủy sản

Chế biến thủy hải sản là một ngành đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, quá trình chế biến thủy sản phát sinh lượng nước thải với hàm lượng chất hữu cơ rất cao […]

tai-che-phe-lieu

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TÁI CHẾ PHẾ LIỆU

Với sự phát sinh quá tải của rác thải rắn như giấy, nhựa, kim loại,… mà ngành tái chế phế liệu ra đời như một giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực của […]

Sơ đồ công nghệ xử lí nước thải cơ sở sản xuất dược phẩm

xử lý nước thải cơ sở sản xuất dược phẩm

1. Tổng quan hoạt động sản xuất dược phẩm Tuy nguyên liệu phần lớn vẫn đang nhập khẩu nhưng ngành dược Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển. Ý thức bảo vệ sức […]