Phương pháp xử lý nước thải sản xuất nhựa đạt chuẩn QCVN

Xử lý nước thải sản xuất nhựa

1. Tổng quan ngành sản xuất nhựa

Nhựa là một trong các loại vật liệu được sử dụng nhiều trên thế giới vì các đặc tính của nó như nhẹ, cách điện, rẻ, và dễ chế tạo. Nhựa được dùng làm vật liệu sản xuất nhiều loại vật dụng phục vụ cho các ngành nghề như; điện, điện tử, viễn thông, giao thông vận tải, thủy sản, nông nghiệp, gia dụng… Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhựa còn được ứng dụng và trở thành vật liệu thay thế cho những vật liệu như là gỗ, kim loại, silicat… Do đó, ngành công nghiệp nhựa ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như sản xuất.

Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích đó thì nước thải từ việc sản xuất nhựa cũng đáng được quan tâm và cần đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý nước thải sản xuất nhựa tốt để không gây ô nhiễm môi trường sống.

Quy trình sản xuất nhựa:

Quy trình sản xuất nhựa

2. Nguồn gốc phát sinh và thành phần nước thải sản xuất nhựa

Nước thải ngành nhựa thường có lưu lượng không cao. Chủ yếu là nước thải sau quá trình súc rửa nhựa, đường ống, vệ sinh thiết bị, làm nguội các sản phẩm từ nhựa và hệ thống máy móc.

Thành phần và tính chất của nước thải sản xuất nhựa:

a. Đặc điểm của nước thải sản xuất nhựa:

Nước thải nhựa lại có hàm lượng cặn lơ lửng cao, COD, BOD rất cao và độ màu trong nước thải cung nằm ở mức cao. Ngoài ra trong nước thải sản xuất nhựa còn có N, P và các vi sinh vật gây bệnh.

3. Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất nhựa

Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất nhựa

Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất nhựa

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải sản xuất nhựa

Nước thải sản xuất nhựa sẽ theo hệ thống đường ống tập trung và được xử lý theo quy trình sau

► Song chắn rác:

Khi nước thải đi qua song chắn rác, các cặn rác thô như các hạt nhựa, vỏ chai nhựa có kích thước lớn được giữ lại và được đem đi xử lý hoặc tái sử dụng. Nhằm hạn chế tối đa sự hư hại hoặc tắc nghẽn các hệ thống bơm, van và hệ thống đường ống. Nước thải sau khi đi qua song chắn rác tự chảy về hố thu gom, hố thu gom sẽ tập trung nước thải và bơm qua bể điều hòa.

► Bể điều hòa:

Trong bể điều hòa, nước được khuấy trộn liên tục nhờ hệ thống phân phối khí để điều hòa nồng độ và lưu lượng nước đồng thời ngăn không cho quá trình lắng xảy ra cũng như sinh mùi. Đồng thời bể điều hòa cũng có vai trò là bể chứa nước thải mỗi khi hệ thống dừng lại để sửa chữa hoặc bảo trì. Nước được giữ lại với thời gian lưu đủ để xử lý 10% COD, 10% BOD. Nước thải sau khi được ổn định ở bể điều hòa được bơm qua bể tuyển nổi

► Cụm bể phản ứng – tuyển nổi:

Bởi vì lượng cặn trong nước thải chủ yêu là nhựa, có tỉ trọng tương đối nhẹ và luôn trong trình trạng lơ lửng trong nước nên nước từ bể điều hòa sẽ được bơm vào cụm bể phản ứng và tuyển nổi để tách cặn và nước bằng phương pháp tuyển nổi. Hóa chất keo tụ PAC và trợ keo tụ Polymer được đưa vào để quá trình tuyển nổi được dễ dàng hơn.

Nước sau khi loại bỏ các chất cặn lơ lửng sẽ được đưa về bể kỵ khí. Bùn được bơm đưa về chứa bùn.

► Bể kỵ khí:

Bể sinh học kỵ khí có chức năng xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải:

Với ưu điểm không sử dụng ôxy, quá trình kỵ khí có khả năng tiếp nhận nước thải với nồng độ ô nhiễm cao. Khi đi từ dưới lên, nước thải sẽ tiếp xúc với lớp bùn kỵ khí lơ lững và lớp bùn kỵ khí dính bám trên bề mặt giá thể vi sinh toàn bộ các quá trình sinh hóa sẽ diễn ra trong lớp bùn này, bao gồm các giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử;
+ Giai đoạn 2: Acid hóa;
+ Giai đoạn 3: Acetate hóa;
+ Giai đoạn 4: Methane hóa.

Tại bể kỵ khí được bố trí thiết bị khuấy trộn chìm để khuấy trộn nước thải để ngăn hiện trạng lắng bùn trong bể.

► Bể lắng kỵ khí:

Nước sau khi qua bể sinh học kỵ khí sẽ tiếp tục đi qua bể lắng kỵ khí. Tại đây, lượng bùn sinh ra từ bể kỵ khí ở trong dòng nước thải nhờ tác dụng của trọng lực được lắng xuống dưới đáy bể. Phần nước phía trên được đưa về bể hiếu khí MBBR. Phần bùn lắng bên trong bể lắng kỵ khí liên tục được bơm tuần hoàn về bể kỵ khí để tránh tình trạng mất bùn.

► Bể Arotank:

Nước thải từ bể lắng kỵ khí tiếp tục được dẫn vào công trình sinh học tiếp theo là Bể hiếu khí. Tại đây, các chất hữu cơ còn lại trong nước thải sẽ tiếp tục được xử lý. Máy thổi khí được vận hành liên tục nhằm cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Trong điều kiện thổi khí liên tục, quần thể vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất vô cơ đơn giản như CO2 và H2O…theo
phản ứng sau:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật hiếu khí + O2→H2O + CO2 + sinh khối mới +…

Bên cạnh đó, trong môi trường hiếu khí vi khuẩn hấp thụ phốt pho, Nitơ cao hơn mức bình thường, phốt pho và Nitơ lúc này không những chỉ cần cho việc tổng hợp, duy trì tế bào và vận chuyển năng lượng mà còn được vi khuẩn chứa thêm một lượng dư vào trong tế bào để sử dụng ở các giai đoạn hoạt động tiếp sau.

Trong bể sử dụng các giá thể di động MBBR tạo môi trường dính bám cho vi sinh vật phát triển tốt hơn. Nước sau khi qua bể MBBR sẽ đưa về bể lắng sinh học.

► Bể lắng sinh học

Tương tự như bể lắng kỵ khí, nhờ tác dụng của trọng lực, bùn vi sinh lẫn trong dòng nước thải được tách ra và lắng xuống dưới. Phần nước trong còn lại được đưa về hệ Fenton.

Phần bùn lắng trong bể lắng sinh học được chia thành hai phần: một phần được tuần hoàn về bể sinh học hiếu khí MBBR và một phần về bể chứa bùn.

► Hệ Fenton

Qui trình oxi hóa Fenton đồng thể gồm 4 giai đoạn:

Điều chỉnh pH phù hợp: Trong các phản ứng Fenton, độ pH ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng và nồng độ Fe2+ , từ đó ảnh hưởng lớn đến tốc độ phản ứng và hiệu quả phân hủy các chất hữu cơ, pH thích hợp cho quá trình là từ 2 – 4, tối ưu nhất là ở mức 2,8.

Phản ứng oxi hóa: Trong giai đoạn phản ứng oxi hóa xảy ra sự hình thành gốc *OH hoạt tính và phản ứng oxi hóa chất hữu cơ. Theo Fenton thì sẽ có phản ứng:

Fe2+ + H2O2 —-> Fe3+ + *OH + OH–.

Gốc *OH sau khi hình thành sẽ tham gia vào phản ứng ôxi hóa các hợp chất hữu cơ có trong nước cần xử lý, chuyển chất hữu cơ từ dạng cao phân thành các chất hữu cơ có khối lượng phân tử thấp

CHC (cao phân tử) + *HO ——> CHC (thấp phân tử) + CO2 + H2O + OH

Trung hòa và keo tụ: Sau khi xảy ra quá trình oxi hóa cần nâng pH dung dịch lên >7 để thực hiện kết tủa Fe3+ mới hình thành:

Fe3+ + 3OH- —–> Fe(OH)3.

Kết tủa Fe(OH)3 mới hình thành sẽ thực hiện các cơ chế keo tụ, đông tụ, hấp phụ một phần các chất hữu cơ chủ yếu là các chất hữu cơ cao phân tử. Nước sau phản ứng được đưa về bể lắng hóa lý I.

Nhựa thành phẩm

► Bể lắng hóa lý:

Tại đây, nhờ trọng lực, phần nước sạch được tách khỏi phần bùn được tạo ra từ bể Fenton. Nước trong sau đó được đi về bể trung gian, phần bùn được đi về bể chứa bùn.

► Bể trung gian:

Ngoài chức năng chứa nước thải sau lắng hóa lý trước khi đi qua lọc áp lực, bể trung gian còn có chức loại bỏ lượng H2O2 thừa trong nước thải sau quá trình Fenton. Nước sau khi trong bể trung gian sẽ được bơm áp lực lớn hút đi qua bồn lọc áp lực.

► Bể lọc áp lực:

Nước thải sau khi qua bồn lọc áp lực sẽ giảm thiểu tối đa lượng TSS còn trong nước thải. Nước sau bồn lọc áp lực đi ra ngoài đạt QCVN 40:2011/BTNMT.

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ý TƯỞNG XANH

NHÀ MÁY SẢN XUẤT : Yên Lạc-Cần Kiệm-Thạch Thất-Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH : V11-B03 Khu đô thị The Terra An Hưng phường La Khê Quận Hà Đông – HÀ NỘI

Email: Info.greic@gmail.com

Điện thoại: (+84) 0905491191

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Mỳ ăn liền đóng hộp

Hệ thống xử lý nước thải cơ sở sản xuất mì ăn liền (mì tôm) cho doanh nghiệp

Tổng quan về ngành sản xuất mì ăn liền Ngày nay, công nghiệp ngày càng phát triển con người dần chuyển sang sở thích dùng sản phẩm ăn nhanh, gọn, tiện lợi. Vì thế ngành […]

Xử lý nước thải chế biến hạt tiêu

Xử lý nước thải chế biến hạt tiêu hiệu quả cao

Tiêu là một trong các loại gia vị thực phẩm được ưa chuộng không chỉ ở Việt Nam mà cả toàn thế giới, với vị cay nhẹ và hương thơm đặc trưng, tiêu luôn là […]

tai-che-phe-lieu

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TÁI CHẾ PHẾ LIỆU

Với sự phát sinh quá tải của rác thải rắn như giấy, nhựa, kim loại,… mà ngành tái chế phế liệu ra đời như một giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực của […]

Sơ đồ công nghệ xử lí nước thải cơ sở sản xuất dược phẩm

xử lý nước thải cơ sở sản xuất dược phẩm

1. Tổng quan hoạt động sản xuất dược phẩm Tuy nguyên liệu phần lớn vẫn đang nhập khẩu nhưng ngành dược Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển. Ý thức bảo vệ sức […]