GIẢI PHÁP HOÀN HẢO CHO BÀI TOÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI DOANH NGHIỆP

cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-tao-sao-can

Nền kinh tế Việt Nam ngày một phát triển, thể hiện ở việc hàng loạt các doanh nghiệp ra đời với rất nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh khác nhau, đóng góp một phần không nhỏ trong sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, kéo theo đó môi trường xung quanh cũng phải hứng chịu vô số các tác động xấu từ việc xả thải chưa qua xử lý của các doanh nghiệp. Nhằm khắc phục và ngăn ngừa các hậu quả môi trường đã và sẽ xảy ra, nhà nước ngày một quan tâm hơn đến vấn đề xử lý nước thải của các doanh nghiệp mà cụ thể là hệ thống xử lý nước thải doanh nghiệp.

Để đầu tư, xây dựng một hệ thống xử lý nước thải, mỗi doanh nghiệp cần phải nắm rõ về công suất xả thải, nguồn gốc phát thải và đặc biệt là tính chất nước thải của doanh nghiệp mình. Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp cần có những kiến thức chung về xử lý nước thải nhằm lựa chọn cho mình hệ thống xử lý nước thải an toàn và kinh tế nhất.

1. Nguồn gốc và bản chất của nước thải doanh nghiệp

Nước thải được hiểu nôm na là nước được thải ra sau khi sử dụng, hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó nữa. Chính vì thế, nước thải là nước đã bị thay đổi về đặc điểm, tính chất hay có thể nói là bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt của doanh nghiệp.

Mức độ ô nhiễm của nước thải doanh nghiệp thể hiện ở hàm lượng các thành phần ô nhiễm được quy định có trong nước. Mức độ ô nhiễm càng cao thì giải pháp xử lý nước thải doanh nghiệp càng phức tạp về mặt cơ bản.

Thành phần ô nhiễm trong nước thải được phân loại cơ bản theo các nhóm sau:

  • Thành phần vô cơ: rác, lá cây, bao bì, chai nhựa,…
  • Thành phần tan/ không tan trong nước (lơ lửng/ hòa tan);
  • Thành phần dinh dưỡng: gồm N và P
  • Dầu mỡ: dầu mỡ khoáng hay còn gọi là dầu đen hoặc dầu mỡ có nguồn gốc động vật
  • Kim loại nặng
  • Thành phần độc hại: dư lượng thuốc trừ sâu, xyanua (CN)
  • Chất hữu cơ dễ phân hủy/khó phân hủy trong nước

Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm có thể được đánh giá bằn tình trạng thiếu hụt hoặc biến mất của oxy trong nước.

tram-xu-ly-nuoc-thai-cao-su-loc-ninh

2. Các quy chuẩn xử lý nước thải doanh nghiệp

Loại nước thải Tiêu chuẩn xả thải
Nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT
Nước thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT
Nước thải công nhiệp QCVN 40:2011/BTNMT

(Một số ngành sản xuất có quy chuẩn riêng như giấy, chăn nuôi,…)

 

3.  Quy trình xây dựng hệ thống xử lý nước thải doanh nghiệp

  • Bước 1: Tiến hành lấy mẫu nước thải tại nguồn xả thải để phân tích các thành phần ô nhiễm có trong nguồn nước và các chỉ tiêu được quy đinh tương ứng theo tiêu chuẩn xả thải.
  • Bước 2: Lựa chọn phương pháp xử lý
Phương pháp xử lý Ứng dụng
Phương pháp vật lý –       Song chắn rác (lưới lược thô) vận hành thủ công

–       Lưới chắn rác (lưới lược tinh) vận hành tự động

–       Bể điều hòa ổn định lưu lượng

–       Bể lắng

–       Lọc

Phương pháp hóa lý –       Hấp phụ

–       Trao đổi ion

–       Keo tụ tạo bông

Công nghệ thẩm thấu –       Thẩm thấu ngược (Reverse Osmosis)

–       Siêu lọc (Ultra filter, Nano filter)

Công nghệ sinh học –       Sinh học kỵ khí

–       Sinh học thiếu khí

–       Sinh học hiếu khí

  • Bước 3: Lựa chọn công nghệ ứng dụng thích hợp

Với mỗi phương pháp xử lý có thể áp dụng rất nhiều công nghệ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện về diện tích thiết kế, kinh tế cũng như mức độ ô nhiễm mà mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình hệ thống xử lý nước thải an toàn và kinh tế nhất.

  • Những tiêu chí cần quan tâm khi lựa chọn công nghệ xử lý nước thải doanh nghiệp
  1. Tiêu chí kỹ thuật

Hiệu quả xử lý nước thải (dựa vào QCVN cho từng doanh nghiệp cụ thể)

Tuổi thọ của các công trình, thiết bị;

Các ưu, nhược điểm về kỹ thuật của từng công nghệ: ví dụ: dễ lắp đặt, dễ vận hàng và kiểm soát, …

b. Tiêu chí kinh tế:

Chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị: bao gồm chi phí cho nguyên vật liệu, nhân công, vận chuyển và một số chi phí phụ trợ khác. Chi phí này có thể được thể hiện qua suất đầu tư xây dựng trên một đơn vị nước thải.

Chi phí vận hành: bao gồm chi phí điện, nước, hóa chất, nhân công

Chi phí bảo trì, sửa chữa: chi phí bảo trì hệ thống là chi phí dùng cho việc kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị, châm dầu mỡ (đối với bơm, máy thổi khí…) đảm bảo năng suất làm việc của thiết bị. Khi việc bảo trì định kỳ được đảm bảo thì chi phí sửa chữa thay thế phụ tùng, thiết bị sẽ giảm, giúp tiết kiệm chi phí.

c.  Tiêu chí môi trường:

Sử dụng năng lượng tiết kiệm

Khả năng tái sử dụng nước sau xử lý

Sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường

Mức độ xử lý bùn và khí thải

Mức độ rủi ro, an toàn đối với người vận hành

Bước 4: xây dựng quy trình xử lý nước thải doanh nghiệp cụ thể:

xử lý nước thải công nghiệp

Thuyết minh quy trình xử lý nước thải doanh nghiệp

  • Nước thải từ các nguồn thải thông qua hệ thống đường ống, chảy tập trung về hố thu gom
  • Có thể bố trí bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải trong giờ cao điểm, tránh tình trạng quá tải.
  • Xử lý cấp I: hay còn gọi là tiền xử lý, ví dụ như lắng cát, bể tuyển nổi, bể trung hòa,…
  • Xử lý cấp II: có thể lựa chọn xử lý bằng hóa lý hoặc vi sinh hoặc kết hợp cả hai tùy theo đặc tính nước thải của doanh nghiệp, ví dụ: sử dụng xử lý vi sinh khi nước thải có nồng độ các chất hữu cơ và nồng độ các chất dinh dưỡng N, P cao.
  • Xử lý cấp III: có thể lựa chọn các phương pháp lọc, khử trùng nhằm đảm bảo đầu ra phù hợp với QCVN tương ứng.
  • Lựa chọn phương pháp xử lý bùn phù hợp: ép bùn, sân phơi, chôn lấp,…
  • Nước sau xử lý đã đạt QCVN theo cống dẫn xả ra nguồn tiếp nhận hoặc tận dụng để tưới cây, rửa đường, vệ sinh nhà xưởng,…

nuoc-thai-khong-dat-chuan

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ý TƯỞNG XANH

NHÀ MÁY SẢN XUẤT : Yên Lạc-Cần Kiệm-Thạch Thất-Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH : V11-B03 Khu đô thị The Terra An Hưng phường La Khê Quận Hà Đông – HÀ NỘI

EmailInfo.greic@gmail.com

Điện thoại: (+84) 0905491191

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

Quy trình xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Quy trình xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Tổng quan về ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật Ngành nông nghiệp là ngành gắn bó lâu đời với người dân Việt Nam. Gắn liền với sự phát triển về nông nghiệp chính […]

xử lý nước thải sản xuất hóa chất

7 bước xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất hóa chất

Tổng quan về ngành nghề sản xuất hóa chất Ngày nay việc sử dụng hóa chất trong đời sống xã hội ngày một nhiều. Trong nhiều lĩnh vực như xử lý nước thải, thực phẩm, […]

quy-trinh-san-xuat-phan-bon-huu-co-vi-sinh (1)

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CƠ SỞ SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ

Phân bón là “vật liệu đầu vào” của quá trình sản xuất nông nghiệp, với đất nước nông nghiệp như Việt Nam, có thể nói phân bón chính là một vật liệu thiết yếu, chi […]

xử lý nước thải chế biến thủy sản

Công nghệ xử lý nước thải thủy sản

Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu trên thế giới, ngành thủy sản hiện tại chiếm 4% GDP, 8% xuất khẩu và 9% lực lượng lao động. Tuy nhiên, ngành Chế […]